PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH CHỦ TRÌ LÀM VIỆC VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HẢI PHÒNG VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH: LẮNG NGHE TIẾNG NÓI TỪ CƠ SỞ
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI SỞ Y TẾ TP.HÀ NỘI
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội
Tham gia Đoàn công tác có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai, đại diện Bộ Nội vụ, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội.
Cùng tham gia có Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì, các trung tâm, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên phát biểu mở đầu buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết, thực hiện Chương trình giám sát năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH15 về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023”.
Mục tiêu của giám sát là nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập; kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và lãnh đạo các cơ quan hữu quan tại buổi làm việc
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 25/10/2017 (từ khi ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập) đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 778/KH-ĐGS về làm việc tại một số địa phương và đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ hoạt động giám sát. Theo đó, Đoàn giám sát lựa chọn 09 địa phương có tính đại diện trong cả nước để giám sát trong đó có Hà Nội.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì báo cáo tại buổi làm việc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên nêu rõ, Đoàn công tác khảo sát, làm việc trực tiếp tại huyện Thanh Trì để tìm hiểu, làm rõ thêm một số thông tin, nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhất là việc việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW trên địa bàn. Qua đó phát hiện những điểm tốt, những kết quả đạt được, tìm hiểu, lắng nghe những cách làm hay, đồng thời xác định rõ hơn những khó khăn, vướng mắc và tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, người dân mà địa phương gặp phải trong quá trình thực hiện.
Đoàn công tác cũng muốn lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của địa phương để có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; hoàn thiện thể chế để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chia sẻ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai phát biểu tại buổi làm việc
Trong quá trình giám sát, đối với những vấn đề được địa phương đề xuất, kiến nghị, nếu thuộc thẩm quyền của Thành phố thì đề nghị Thành phố kịp thời có giải đáp, hướng dẫn xử lý; còn đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan ở Trung ương, Đoàn giám sát sẽ xin ghi nhận để về trao đổi, làm việc với các Bộ, Chính phủ trong đợt tới đây để xem xét, xử lý theo thẩm quyền của từng cơ quan. Hướng đến kết quả cuối cùng của đợt giám sát này sẽ là có 01 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có những giải pháp đối với từng vấn đề, nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định. Hiện nay, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện là 79 đơn vị bao gồm: 74 đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục; 01 đơn vị sự nghiệp lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; 01 đơn vị sự nghiệp lĩnh vực văn hoá, thể thao; 03 đơn vị sự nghiệp khác (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp).
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai phát biểu làm rõ một số vấn đề Đoàn công tác quan tâm
Từ năm 2015 đến nay, đã thành lập mới 09 đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục. Do tăng dân số cơ học và tốc độ đô thị hoá nên quy mô số lớp, số trường và số học sinh lớp đã tăng nhanh.
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính cho 79/79 đơn vị, trong đó có 02 đơn vị tự bảo đảm chỉ thường xuyên (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện); 25 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và 52 đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (27 trường Mầm non, 23 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp).
Trước đó, Đoàn công tác đã nghe báo cáo và khảo sát thực tế tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Đại diện lãnh đạo huyện Thanh Trì, các phòng, ban chuyên môn của huyện cũng cho biết thực tế triển khai gặp một số khó khăn như trong thực hiện thí điểm đặt hàng cung cấp dịch vụ giáo dục; việc xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của một số đơn vị còn gặp nhiều lúng túng; việc phải tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị…
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, kịp thời ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, quyết định,thông báo…để tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Quá trình thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực.
Các thành viên Đoàn công tác khảo sát, tham quan khu vực bể bơi trong nhà của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Tuy nhiên, qua báo cáo, khảo sát thực tế và trao đổi đã cho thấy có những thách thức trong triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW trên địa bàn huyện. Do đó, đề nghị huyện tiếp tục hoàn thiện báo cáo làm rõ những vấn đề vướng mắc trong tổ chức thực hiện, những nội dung chưa hoàn thành, những chỉ tiêu chưa đạt theo yêu cầu đề ra, kiến nghị, đề xuất cho việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo…
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên nêu rõ, buổi làm việc cung cấp và làm rõ được nhiều thông tin, số liệu cần thiết cho nội dung giám sát. Đoàn công tác nhận thấy kết quả thực hiện của huyện đạt nhiều kết quả tốt. Bên cạnh những điểm tốt là cơ bản thì cũng còn những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do thế chế, chính sách cũng còn những điểm chưa thực sự đi vào thực tiễn; nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn; có nguyên nhân do công tác tổ chức thi hành; công tác phối hợp giữa các cơ quan; còn thiếu hướng dẫn cụ thể để các cơ quan, địa phương triển khai thực hiện,…
Các thành viên Đoàn công tác khảo sát, tham quan khu vực sân bóng của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Điểm lại những vấn đề được chỉ ra tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho biết Đoàn công tác sẽ có báo cáo, lập danh mục cụ thể và sẽ nêu ra tại cuộc làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan trong thời gian tới để có hướng xử lý, tháo gỡ theo thẩm quyền trong thời gian sớm nhất. Đoàn công tác sẽ tổng hợp và có báo cáo đầy đủ với Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội những kiến nghị, đề xuất xác đáng của địa phương, để có chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
Một số hình ảnh làm việc của Đoàn giám sát:
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên chủ trì buổi làm việc
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và các phòng, ban chuyên môn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường phát biểu
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ Đào Thị Hồng Minh - Thành viên Đoàn công tác phát biểu
Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Duy Tiến - Thành viên Đoàn công tác phát biểu
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên kết luận buổi làm việc
Trước đó, Đoàn công tác đã nghe báo cáo và khảo sát thực tế tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì báo cáo về tổ chức và hoạt động của Trung tâm
Các thành viên Đoàn công tác khảo sát, tham quan khu vực bể bơi trong nhà của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Các thành viên Đoàn công tác khảo sát, tham quan khu vực sân bóng của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì
Các thành viên Đoàn công tác khảo sát, tham quan khu vực nhà thi đấu của Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện Thanh Trì./.