RÀ SOÁT, GIẢI TRÌNH ĐẦY ĐỦ, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỰ THẢO LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

12/06/2024

Chiều 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật đã được chỉnh lý, đồng thời đề nghị rà soát, giải trình đầy đủ đảm bảo chất lượng trước khi Quốc hội xem xét, thông qua tại Đợt họp thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh Phiên họp

Tham dự Phiên họp có: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam, đại diện các Bộ, ngành có liên quan…

Tại phiên họp, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 34, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo vấn đề lớn về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành thảo luận về một số vấn lớn của dự thảo Luật.

Gợi ý nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, chiều ngày 30/5/2024, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; đã có  16 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu và 07 ý kiến đại biểu Quốc hội gửi văn bản. Ngay sau Phiên thảo luận, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH để chỉnh lý dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho biết, dự thảo Luật được chỉnh lý, tiếp thu báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp này có tổng số 39 cơ chế, chính sách đặc thù (so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 giảm 01 chính sách tại Điều 73 về hợp tác quốc tế và tăng 02 chính sách quy định về chuyển nguồn tại khoản 5 Điều 21 và bổ sung, chỉnh lý quy định về dự án Nhóm A tại Điều 84).

Ngoài những vấn đề quan tâm, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo Luật về: Áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng;…

Bên cạnh đó, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung được chỉnh lý nhiều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, như: Về Ban chỉ đạo Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh; về yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh; về hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp quốc phòng, an ninh; về nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh;..

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp

Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Đồng thời, đề nghị Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghiên cứu tiếp thu hoặc báo cáo, giải trình rõ hơn về một số nội dung liên quan đến: Áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, anninh và động viên công nghiệp; Hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh;…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp

Cũng tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã phát biểu tiếp thu, làm rõ một số nội dung trọng tâm được nêu tại Phiên thảo luận.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp đã được chỉnh lý trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại hội trường và dự thảo báo cáo đầy đủ giải trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo luật. Đồng thời,  đề nghị Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiếp tục rà soát để hoàn chỉnh dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, đây là một dự thảo luật có ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh rất lớn; tạo bước đột phá trong việc áp dụng các chính sách đặc thù, vượt trội đối với ngành công nghiệp quốc phòng, an ninh. “Đây là, một trong những ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến, hiện đại và cố gắng trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia…”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng biểu dương cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan của Quốc hội đã làm việc rất kỹ lưỡng, nghiêm túc nhất là xung quanh nội dung 39 chính sách đặc thù, vượt trội.

Để hoàn thiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý cần rà soát, chỉnh lý một số nội dung liên quan đến: Áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Quản lý nguồn lực tài chính trong công nghiệp quốc phòng; Quy định chuyển tiếp;…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện dự thảo Luật và Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của UBTVQH gửi xin ý kiến, rà soát về kỹ thuật văn bản và trình ký ban hành gửi ĐBQH theo quy định, bảo đảm chất lượng, có tính khả thi và đúng tiến độ trước khi Quốc hội xem xét, thông qua tại cuối Đợt họp thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

***Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Toàn cảnh Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành Phiên họp

Đại diện Chính phủ và các Bộ, ngành tham dự Phiên họp

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Phiên họp

 Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo tại Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng góp ý tại Phiên họp 

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam phát biểu tiếp thu tại Phiên họp

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp./.

Lê Anh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác