QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT QUYẾT NGHỊ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH TẠI KỲ HỌP THỨ 5
Toàn cảnh phiên họp
Phân công hợp lý, đảm bảo đúng chuyên môn, tập trung nhiệm vụ
Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về 02 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, việc phân công các đồng chí thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn 02 Đoàn giám sát của Quốc hội được xác định trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, khoản 2 Điều 23 Quy chế Tổ chức một số hoạt động giám sát của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 để bảo đảm mỗi đồng chí chỉ tham gia 01 Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế được phân công làm Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát về kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật được phân công làm Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Việc sắp xếp này, giúp các đồng chí thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thời là người đứng đầu các cơ quan của Quốc hội có thời gian lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ. Do đó, sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất phân công và đề nghị được giữ như các dự thảo Nghị quyết, trong đó tại khoản 4 Điều 3 của 02 dự thảo Nghị quyết đều đã giao Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung có liên quan.
Tạo điều kiện cho các Đoàn đại biểu Quốc hội chủ động trong xây dựng kế hoạch giám sát
Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, sau khi Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về danh sách ủy viên và các đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát, trong đó sẽ xem xét chỉ đạo đối với các Ủy ban có liên quan trực tiếp đến nội dung chuyên đề giám sát cử số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực Ủy ban một cách hợp lý để tham gia Đoàn giám sát. Trong quá trình triển khai các hoạt động của Đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tham gia về các nội dung có liên quan và tích cực phối hợp với Đoàn giám sát để kết quả giám sát chuyên đề đạt chất lượng, hiệu quả.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, từ kinh nghiệm triển khai các chuyên đề giám sát từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, để tạo điều kiện cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc của các địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch giám sát của mình và để tránh chồng chéo, giảm tải cho các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, tùy theo tính chất từng chuyên đề, các địa phương sẽ không tổ chức giám sát song song với Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Hơn nữa, đối với chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, 02 dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới; theo đó, các cơ quan đã phải tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện các quy định của 02 luật hiện hành; các đại biểu Quốc hội cũng đã nghiên cứu và cho ý kiến nhiều lần về việc sửa đổi các quy định của 02 dự án luật này. Đây là nguồn thông tin rất quan trọng và hữu ích để Đoàn giám sát tiếp tục sử dụng trong quá trình tiến hành giám sát.
Do đó, dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát về chuyên đề này không yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát; căn cứ tình hình cụ thể và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát của mình trong kỳ giám sát theo chuyên đề, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố có thể tổ chức giám sát tại địa phương về các chuyên đề tương ứng hoặc tổng hợp và gửi báo cáo về Đoàn giám sát. Đối với các địa phương mà Đoàn giám sát đến trực tiếp làm việc thì cử đại diện tham gia Đoàn giám sát./.