ĐẢNG ỦY CƠ QUAN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ, TẶNG QUÀ NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HÒA BÌNH
Báo cáo thực trạng công tác tổ chức, hoạt động của Phòng Truyền thống Quốc hội, đại diện Vụ Thông tin - VPQH cho biết, Phòng Truyền thống Quốc hội bắt đầu đi vào hoạt động từ Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa X nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về lịch sử Quốc hội của các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức VPQH.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà phát biểu
Hiện nay, hoạt động của Phòng Truyền thống Quốc hội do Vụ Thông tin quản lý, khai thác và luôn bảo đảm các khâu, từ công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày cố định đến trưng bày triển lãm chuyên đề và giáo dục tuyên truyền cho công chúng như các bảo tàng chuyên ngành trong hệ thống bảo tàng tại Việt Nam.
Quang cảnh phiên họp
Từ thực tiễn vận hành Phòng Truyền thống Quốc hội và thực tế khảo sát tại một số bảo tàng trong nước, theo hướng dẫn số 1443/BVHTTDL-DSVH ngày 14/4/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như quy định tại Điều 49 Luật Di sản văn hóa, thì tổ chức và hoạt động của Phòng Truyền thống Quốc hội hiện đã đáp ứng đủ các tiêu chí để xem xét thành lập Bảo tàng Quốc hội Việt Nam.
Việc thành lập Bảo tàng Quốc hội Việt Nam cũng góp phần nâng cao nhận thức của cử tri và Nhân dân về cơ cấu tổ chức, hoạt động và vị trí, vai trò của Quốc hội trong hệ thống chính trị; khơi dậy, khích lệ, động viên Nhân dân phát huy truyền thống lịch sử, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy các giá trị di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Bảo tàng Quốc hội Việt Nam sẽ là công trình ý nghĩa, thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026).
Các đại biểu tham dự phiên họp đánh giá cao nội dung Đề cương Đề án được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và nhất trí cho rằng, Bảo tàng Quốc hội Việt Nam ra đời sẽ là một thiết chế văn hóa nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đối với các đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ và toàn thể Nhân dân; giới thiệu, quảng bá hình ảnh một Quốc hội ngày càng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, dân chủ hiệu quả đến bạn bè quốc tế.
Các đại biểu dự phiên họp
Các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến về tên gọi và kế hoạch triển khai Đề án; phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức, nguồn nhân lực tham gia thực hiện; cơ chế hoạt động và quá trình vận hành bảo tàng; công tác sưu tầm hiện vật; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để vận hành bảo tàng số.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà nêu rõ, để tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng truyền thông về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, việc nâng cấp Phòng Truyền thống Quốc hội, xây dựng và thành lập Bảo tàng Quốc hội Việt Nam xứng tầm với bề dày truyền thống vẻ vang, vị trí, vai trò của Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cả nước là cần thiết. Việc thành lập Bảo tàng là cơ sở để đổi mới đồng bộ, toàn diện hoạt động của Phòng Truyền thống Quốc hội, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa trong trưng bày, kiểm kê, bảo quản và giáo dục tuyên truyền; phát huy và khai thác giá trị của các tài liệu, hiện vật tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng khi đến thăm, tìm hiểu tại Nhà Quốc hội.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thường trực Ban soạn thảo tiếp thu toàn diện các ý kiến để hoàn thiện Đề án và có Tờ trình báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội trong thời gian sớm nhất.