PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG: TĂNG TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ, KHOA HỌC, CHUYÊN NGHIỆP TRONG VIỆC THỰC HIỆN GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI

21/12/2022

Báo cáo một số điểm nổi bật trong trong hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh, việc ban hành Hướng dẫn số 3102 của Thường trực Ủy ban về tổ chức thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách là một trong những sáng kiến, đổi mới quan trọng, góp phần tăng tính thống nhất, đồng bộ, khoa học, chuyên nghiệp trong việc thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan của Quốc hội.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT LÀ KHÂU TRỌNG TÂM, THEN CHỐT TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC, CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương báo cáo một số điểm nổi bật trong trong hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội .

Sáng kiến, đổi mới của Ủy ban Pháp luật trong giám sát văn bản quy phạm pháp luật

Báo cáo một số điểm nổi bật trong trong hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH 15 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương cho biết, giám sát văn bản quy phạm pháp luật là một trong những phương thức giám sát thường xuyên của các cơ quan của Quốc hội nhằm kịp thời phát hiện những nội dung trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc không còn phù hợp để kịp thời đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương nêu rõ, từ các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây đến nay, Ủy ban Pháp luật luôn xác định hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động giám sát thường thi xuyên, trọng tâm và thực tiễn giám sát của Ủy ban đã đạt được nhiều kết quả quan 11 trọng. Năm 2013, Ủy ban Pháp luật tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội “Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, trong đó đã lồng ghép việc giám sát công tác ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức.

Kể từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đến nay, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh, Ủy ban Pháp luật đều quan tâm, tiến hành giám sát văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên, định kỳ. Kết quả cho thấy, các văn bản được giám sát cơ bản tuân thủ các quy định về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành và bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đồng thời, qua giám sát cũng phát hiện việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết một số luật, một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có quy định chưa phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương nêu ví dụ như tại kỳ giám sát năm 2020 phát hiện ra 02 văn bản, kỳ giám sát năm 2021 phát hiện 03 văn bản có nội dung chưa đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật. Qua đó, Ủy ban Pháp luật đã đề nghị các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo cung cấp thông tin, làm rõ vướng mắc, nguyên nhân chưa ban hành văn bản quy định chi tiết cũng như kịp thời kiến nghị các bộ, ngành có liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản, góp phần nâng gan cao hiệu lực, hiệu quả của công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Các đại biểu tham dự Hội nghị.

Để công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách ngày càng chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã ban hành Hướng dẫn số 3102/HD-UBPL14 ngày 31/3/2020 về việc tổ chức thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Ủy ban Pháp luật phụ trách. Đây là một trong những sáng kiến, đổi mới quan trọng của Thường trực Ủy ban Pháp luật trong nhiệm kỳ khóa XIV, góp phần làm cho công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện bài bản, nề nếp, thường xuyên, qua đó nâng cao chất lượng của phương thức giám sát quan trọng này.

Kết quả giám sát văn bản của Ủy ban Pháp luật cũng là một trong những cơ sở thực tiễn để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban đẩy mạnh hơn nữa việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần tăng cường tính thống nhất, đồng bộ, khoa học, chuyên nghiệp trong việc thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan của Quốc hội, ngày 22/7/2022, Ủy ban trung Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 Hướng dẫn con việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội thấy đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Đề xuất thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian tới, trên cơ sở quy định của Nghị quyết và thực tiễn công ring tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương đề xuất một số điểm cần quan tâm triển khai thực hiện trong công tác này như sau:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung Hội nghị.

Một là, Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội cần thường xuyên theo dõi, cập nhật, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách được ban hành trong năm giám sát theo các nguồn quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho biết, ở Ủy ban Pháp luật, trong thời gian vừa qua, một Nhóm nghiên cứu trong Thường trực Ủy ban được phân công làm đầu mối tổ chức hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Nhóm này có trách nhiệm theo dõi và lập danh mục các văn bản thuộc lĩnh vực do Ủy ban phụ trách theo Công báo của Chính phủ theo định kỳ hằng tháng, làm cơ sở để gửi các Nhóm trong Thường trực Ủy ban theo dõi, rà soát các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách của từng Nhóm. Trong quá trình theo dõi văn bản, Nhóm đầu mối cũng chủ động phối hợp với các Nhóm còn lại trong Thường trực Ủy ban rà soát, xử lý các văn bản có nội dung giao thoa trong các mảng công việc giữa các Nhóm, bảo đảm việc giám sát đầy đủ, không bỏ sót các văn bản thuộc phạm vi phụ trách của Ủy ban Pháp luật.

Bên cạnh đó, ở Ủy ban Pháp luật có sự phân định phạm vi giám sát văn bản quy phạm pháp luật giữa các Nhóm nghiên cứu trên cơ sở danh mục các chủ đề, đề mục thuộc Bộ Pháp điển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được các cơ quan triển khai thực hiện trong các năm qua theo quy định của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, bảo đảm rà soát và thống kê, giám sát đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật, tránh bỏ sót nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách.

Hai là, đề cao vai trò của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trong việc giúp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Trong chương trình giám sát và kế hoạch công tác hằng năm, Ủy ban Pháp luật luôn xác định rõ nội dung ủy quyền, phân công cho Thường trực Ủy ban thực hiện các công việc về giám sát văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở những nội dung được giao, Thường trực Ủy ban đã chủ động tổ chức nghiên cứu, xem xét, đánh giá đối với từng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi giám sát; thực hiện một số nhiệm vụ nhất định trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.

Ba là, thực hiện đầy đủ, chặt chẽ quy trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật ban hành chậm, trái pháp luật; tăng cường hiệu quả xử lý kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức hoặc thông qua các phương tiện truyền thông về văn bản có nội dung trái pháp luật trong thời gian tới theo hướng ngay khi nhận được thông tin phản ánh của cá nhân, tổ chức thì Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban Quốc hội cần chủ động thực hiện trình tự, thủ tục xử lý văn bản theo quy định tại Điều 12 của Nghị quyết.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho biết, trong thời gian vừa qua, với việc theo dõi, cập nhật văn bản thường xuyên, liên tục hằng tháng, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật đều chủ động, kịp thời tổ chức làm việc với các cơ quan hữu quan để làm rõ nội dung của các văn bản, mời các chuyên gia có kinh nghiệm tham dự cuộc họp để xử lý đối với những nội dung khó, phức tạp hoặc lấy phiếu biểu quyết đối với các nội dung còn ý kiến khác nhau trong Thường trực Ủy ban. Qua đó, đã kịp thời tham mưu cho Ủy ban Pháp luật kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Bốn là, bảo đảm kết quả giám sát phải được tổng hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu giám sát và được công khai theo quy định. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh, đây cũng là một nội dung quan trọng đã được thể hiện tại Điều 5 và Điều 17 của Nghị quyết. Do đó, đề nghị Văn phòng Quốc hội cần có hướng dẫn và sớm xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát văn bản quy phạm pháp luật để Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thực hiện cập nhật kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật.

Năm là, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chủ động, kịp thời đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo kết quả xử lý văn bản đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng cường tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các kiến nghị, kết luận sau giám sát./.

Bích Ngọc