PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN XÃ HỘI LÂM VĂN ĐOAN: TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC BỘ, NGÀNH TRONG BAN HÀNH VBQPPL

30/12/2022

Để nâng cao hiệu quả giám sát việc ban hành VBQPPL cũng như công tác công tác xây dựng, ban hành VBQPPL, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và ban hành VBQPPL nói riêng.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT LÀ KHÂU TRỌNG TÂM, THEN CHỐT TRONG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI TRONG GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG DÂN TỘC Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM: KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC NHẰM ĐÁP ỨNG TÍNH THỰC TIỄN

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KH, CN&MT LÊ QUANG HUY: KỊP THỜI THÁO GỠ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Hoạt động giám sát VBQPPL được Ủy ban Xã hội chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện thường xuyên, bảo đảm đúng quy định

Đề cập về việc thực hiện giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban Xã hội tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH về giám sát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan cho biết, hoạt động theo dõi, xem xét, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được Ủy ban Xã hội quan tâm thực hiện. Phạm vi giám sát bao gồm VBQPPL thuộc lĩnh vực phụ thể trách của Ủy ban, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (QĐCT&HDTH) luật, pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban chủ trì thẩm tra thông qua nhiều hình thức khác nhau (giám sát VBQPPL định kỳ, thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách, hoạt động tiếp xúc cử tri của Thường trực Ủy ban, thành viên Ủy ban, xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, hoạt động khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách tại các địa phương...).

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan, những năm gần đây công tác giám sát VBQPPL được Ủy ban quan tâm thực hiện thường xuyên thông qua việc rà soát hệ thống VBQPPL trong từng lĩnh vực Ủy ban phụ trách để từng bước thiết lập được hệ thống theo dõi quy củ, khoa học. Đối với hoạt động giám sát VBQPPL định kỳ, trên cơ sở quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban, kế hoạch của UBTVQH về việc triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và UBTVQH, Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Xã hội, Thường trực Ủy ban Xã hội ban hành Kế hoạch giám sát văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, lệnh thuộc lĩnh vực Ủy bản Xã hội phụ trách.

Bên cạnh đó, hoạt động giám sát VBQPPL được Ủy ban Xã hội chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu lập kế hoạch, xây dựng nội dung giám sát và tổ chức giám sát. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho rằng, trên cơ sở kế hoạch thực hiện, Thường trực Ủy ban Xã hội gửi công văn đề nghị báo cáo kèm theo đề cương giám sát đến các bộ, ngành có liên quan; giao Vụ chuyên môn hệ thống hóa các văn bản QĐCT&HDTH, đánh giá sơ bộ, phát hiện những bất cập và xác định những vấn đề cần làm rõ. Báo cáo kết quả giám sát VBQPPL được xây dựng trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành có liên quan và kết quả chủ động rà soát văn bản. Quá trình giám sát VBQPPL những năm gần đây, Ủy ban Xã hội đề nghị bộ, ngành có liên quan báo cáo việc thực hiện kiến nghị của Ủy ban tại báo cáo giám sát văn bản kỳ trước đó để theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị sau giám sát.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Xã hội đã thực hiện giám sát VBQPPL vào năm 2017 và năm 2020. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho biết thêm, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Xã hội đã thực hiện giám sát VBQPPL vào năm 2021. Việc thực hiện giám sát VBQPPL năm 2022 thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15.

Nhìn chung, hoạt động giám sát của Ủy ban Xã hội đã bảo đảm đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH ban hành quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, có sự tương thích với nhiều Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát VBQPPL của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc quyết định hoạt động giám sát VBQPPL trong chương trình giám sát hằng năm của Ủy ban, phạm vi, nội dung, mục đích giám sát...

Từ những kết quả giám sát nêu trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan đã có các kiến nghị cụ thể với Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản còn “nợ” nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả VBQPPL cũng như hiệu quả quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách.

Vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện giám sát VBQPPL

Các đại biểu tham dự Hội nghị triển khai Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH về giám sát văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan nêu rõ, kết quả giám sát VBQPPL cho thấy, các VBQPPL thuộc đối tượng giám sát của Ủy ban Xã hội cơ bản được ban hành đúng theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm cũng chỉ ra vẫn còn có một số tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Thứ nhất, tình trạng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không đáp ứng được yêu cầu về thời hạn ban hành theo đúng thời điểm hiệu lực thi hành là vấn đề đáng quan tâm. Việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng thụ hưởng chính sách; hiệu lực, hiệu quả của văn bản được Quốc hội, UBTVQH ban hành.

Thứ hai, còn tình trạng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có nội dụng không/chưa phù hợp với quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh; có văn bản hướng dẫn thực hiện còn quy định nguyên tắc chung, mang tính tùy nghi, chưa bao quát, đánh giá đầy đủ tình hình tại các địa phương để triển khai trực tiếp, do vậy có một số địa phương chưa thực hiện được mà phải tiếp tục ban hành văn bản quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật để thực hiện; một số văn bản hướng dẫn đã ban hành nhưng cần quan tâm nghiên cứu, rà soát đảm bảo đúng đối tượng, địa bàn, nguyên tắc phân cấp, phân quyền, không trùng lặp với các nhiệm vụ quản lý nhà nước để đúng mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, tiêu chí thực hiện…

Thứ ba, Điều 13 của Luật Ban hành VBQPPL quy định cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền giám sát VBQPPL. Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho rằng, qua thực tiễn giám sát văn bản, việc gửi VBQPPL của các chủ thể còn hạn chế, chủ yếu là văn bản do Chính phủ ban hành được gửi đến Ủy ban Xã hội, ít văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện luật do cấp Bộ trưởng ban hành được gửi đến Ủy ban, do đó, cũng làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, giám sát văn bản của Ủy ban Xã hội.

Thứ tư, việc giám sát VBQPPL vẫn chủ yếu là tập trung đôn đốc về thời hạn, chưa có đủ nguồn lực, phương tiện, con người. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ chưa thật sự có đủ năng lực để rà soát, kiểm soát, đánh giá chất lượng nội dung nhận của các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Trong một số trường hợp, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị giám sát còn chưa quyết liệ,t chưa kịp thời, nhất là vào thời điểm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội.

Thứ năm, nhiều VBQPPL có nội dung kỹ thuật, chuyên môn sâu nên khó theo dõi  và đánh giá, giám sát; có điều, khoản được quy định chi tiết trong nhiều văn bản hướng dẫn, bao gồm cả văn bản ban hành đúng tiến độ và văn bản ban hành chậm tiến độ, đồng thời có văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành quy định thời hạn có hiệu lực thi hành chung của văn bản và hiệu lực thi hành riêng biệt cho một số điều, khoản cụ thể. Vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhận thấy, việc tính tỷ lệ văn bản ban hành đúng tiến độ và chậm tiến độ khó chính xác.

Thứ sáu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cũng thấy rằng, có một số trường hợp, luật giao quy định chi tiết nhưng lại giao cho chủ thể không có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Quy trình, thủ tục ban hành các văn bản quy định chi tiết này do cơ quan được giao việc quy định chi tiết văn bản đó ban hành, không có sự thống nhất, đồng bộ về quy trình, thủ tục ban hành. Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL và Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH về hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát VBQPPL cũng không quy định về các đối tượng trên nên không có đầy đủ căn cứ phát luật để thực hiện giám sát văn bản do các chủ thể này ban hành.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát việc ban hành VBQPPL và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới

Từ những vướng mắc, tồn tại nêu trên, để nâng cao hiệu quả giám sát việc ban hành VBQPPL cũng như công tác công tác xây dựng, ban hành VBQPPL, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan đề xuất một số kiến nghị sau:

Toàn cảnh Hội nghị

Một là, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và ban hành VBQPPL nói riêng; nghiêm túc tuân thủ các quy trình, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, đặc biệt là sự chuẩn bị đầy đủ của dự thảo các văn bản QĐCT&HDTH trong hồ sở dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết khi trình Quốc hội, UBTVQH; việc ban hành văn bản đúng thời hạn có hiệu lực thi hành theo quy định; tuân thủ việc gửi VBQPPL thuộc lĩnh vực phụ trách đến Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân còn nợ, chậm ban hành các VBQPPL hướng dẫn thi hành; định kỳ thường xuyên công khai, minh bạch kết quả theo dõi, đỗn đốc, hạn chế việc nợ, chậm ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, tin ngành với các cơ quan Quốc hội.

Hai là, các cơ quan của Quốc hội tuân thủ nghiêm việc thực hiện Luật Ban hành VBQPPL và Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH trong tổ chức thực hiện hoạt động giám sát VBQPPL thuộc lĩnh vực phụ trách. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan kiến nghị cần phát huy vai trò chủ động của từng cơ quan Quốc hội, UBTVQH trong giám sát VBQPPL định kỳ, thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách, hoạt động tiếp xúc cử tri của Thường trực Ủy ban, thành viên Ủy ban, xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, hoạt động khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách tại các địa phương... để chủ động phát hiện các vấn đề liên cần quan đến hiệu lực, hiệu quả, tính đồng bộ, thống nhất của văn bản sau khi được tổ chức có liên quan để Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan, in ban hành.

Ba là, phát huy vai trò của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát việc thực hiện pháp luật; chú trọng bản lĩnh, ý thức chính trị, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong quá trình giám sát, phản biện xã hội, phòng chống lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng trong công tác xây dựng, giám sát thi hành pháp luật.

Bốn là, quan tâm nâng cao hiệu quả xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh của nhân dân. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho rằng, thông qua kết quả này, sẽ phát hiện, tập hợp, tổng hợp những kiến nghị, phản ánh, ý kiến của Nhân dân về những vấn đề bất cập trong chính sách, pháp luật, từ đó, có cơ sở xem xét, đánh giá, giám sát VBQPPL.

Qua những giải pháp căn cơ nêu trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan đề xuất một số phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

(1) Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị quyết số 560/NQ- UBTVQH15 ngày 22/7/2022 của UBTVQH và Nghị quyết giám sát năm 2023 của Ủy ban, trong đó có hoạt động giám sát VBQPPL thuộc lĩnh vực Uy ban Xã hội phụ trách; gửi Báo cáo kết quả giám sát VBQPPL đến Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp, báo cáo UBTVQH.

(2) Tăng cường tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, các hiệp hội nghề nghiệp, nhất là Hội Luật gia, Đoàn Luật sư trong việc rà soát, theo dõi, đánh giá được văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết sau khi được ban hành để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

(3) Chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường hiệu quả kiểm soát nội dung giao quy định chi tiết trong các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách ngay khi VBQPPL được thông qua/ban hành để chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn đúng quy định.

(4) Trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan kiến nghị cần xác định rõ phạm vi, nội dung, thẩm quyền giao quy định chi tiết theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL và quyết liệt đôn đốc, yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo trình đầy đủ các dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn trong Hồ sơ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ đó đẩy nhanh tiến bộ ban hành và chất lượng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành sau khi VBQPPL được thông qua.

(5) Thường xuyên đôn đốc, giám sát cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng, thực hiện kế hoạch ban hành văn bản quy định chi tiết đảm bảo tiến độ, chất lượng để bảo đảm các văn bản được ban hành có hiệu lực cùng với hiệu lực thi hành của luật, bảo đảm tính hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật./.

Bích Ngọc