Ủy ban Pháp luật thẩm tra 02 dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri
Toàn cảnh phiên họp
Tham dự phiên họp có: các Ủy viên Thường trực, Ủy viên chuyên trách, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số Ủy ban của Quốc hội.
Cùng dự phiên họp còn có: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng; Phó Viện trưởng VKSND tối cao Hồ Đức Anh; Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Đức Chi; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, bộ ngành có liên quan;…
Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp
Trong đó, đối với Luật Đầu tư công (sửa đổi) tập trung vào 05 nhóm chính sách, bao gồm: Thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng; Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp phân quyền; Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước; Thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Đơn giản hóa trình tự, thủ tục;…
Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu tập trung sửa đổi 09 nhóm chính sách: Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch; kinh phí cho hoạt động quy hoạch; thống nhất các khái niệm, thuật ngữ với quy định của pháp luật chuyên ngành để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của pháp luật về quy hoạch; Hoàn thiện quy định về nhiệm vụ lập quy hoạch; quy trình lập quy hoạch; nội dung quy hoạch; kế hoạch thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, chế độ báo cáo bảo đảm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương; Tiếp tục tăng cường phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; dự án đầu tư xây dựng mới;…
Liên quan tới dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia tập trung vào 18 chính sách. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán (3 chính sách); Luật Kế toán (2 chính sách), Luật Kiểm toán độc lập (3 chính sách); Luật Ngân sách Nhà nước (3 chính sách);…
Về thủ tục soạn thảo, thời hạn và quy trình thông qua, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung các dự án luật nêu trên vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024, trình Quốc hội cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn và xem xét, thông qua các dự án luật nêu trên tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình 01 kỳ họp.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đỗ Đức Hiển
Tại phiên họp, các đại biểu tập trung cho ý kiến vào sự cần thiết ban hành; nội dung cụ thể tại các chính sách; thủ tục, thời điểm và quy trình thông qua đối với 03 dự án luật đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều ý kiến tán thành việc sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên, đề nghị trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 02 kỳ họp (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025);
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, đề nghị tách nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư thành dự án luật riêng; đồng thời cần rà soát lại, chỉ sửa đổi, bổ sung những nội dung có tính cấp bách, đang thực sự gây khó khăn, vướng mắc, những nội dung đã rõ, đã được thực tế kiểm nghiệm, được đánh giá tác động đầy đủ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia, có ý kiến đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Dự trữ quốc gia vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 trong trường hợp Chính phủ xác định phạm vi sửa đổi tập trung vào những vấn đề đã chín, đã rõ để giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn, đánh giá kỹ tác động, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đối với Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu sửa toàn diện, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), tuân thủ đúng Kết luận số 93-KL/TW của Bộ Chính trị. Đối với các cơ chế, chính sách cần thực hiện ngay, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để thí điểm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị, Chính phủ chỉ đạo rà soát, lựa chọn những vấn đề có khó khăn, vướng mắc, cản trở sự phát triển thực sự cấp bách phát sinh trong thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ 01 dự án luật để sửa 08 luật, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Dự trữ quốc gia trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang
Kết thúc phiên họp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho biết, cơ bản các ý kiến tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng đồng thời, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Việc kiến nghị sửa đổi cần nhận diện rõ những khó khăn trên cơ sở tiến hành đánh giá tác động một cách toàn diện, khách quan.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang đề nghị các bộ tham mưu Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ; bổ sung giải trình thuyết phục các chính sách đề xuất;… Đối với nội dung cụ thể, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) đề xuất 02 phương án: Một là, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 02 kỳ họp; Hai là, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 01 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024).
Đồng thời, trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng, lựa chọn các vấn đề thực sự cấp bách hoàn thiện hồ sơ 01 dự án luật để sửa 08 luật, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Luật Dự trữ quốc gia trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp và áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn.
Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi toàn diện hơn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý thuế để thể chế hóa đầy đủ chủ trương quan điểm của Đảng, đối với các cơ chế, chính sách cần thực hiện ngay để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn có thể trình Quốc hội xem xét, sửa đổi ngay tại kỳ họp thứ 8;…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cũng đề nghị, Thường trực Ủy ban Pháp luạt nghiên cứu tiếp thu, đầy đủ các ý kiến tại phiên họp hoàn thiện báo cáo thẩm tra; xin ý kiến đầy đủ các thành viên ủy ban trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đợt 2 – Phiên họp thứ 37 tới đây.
***Một số hình ảnh tại phiên họp:
Toàn cảnh phiên họp
Các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Ngô Trung Thành, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Phương Thủy, Trần Hồng Nguyên đồng chủ trì phiên họp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang chủ trì và điều hành nội dung phiên họp
Các vị đại biểu tham dự phiên họp
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng báo cáo tại phiên họp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy
Các đại biểu tham dự phiên họp
Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Hồ Đức Anh
Đại diện Thường trực các Ủy ban của Quốc hội tham dự phiên họp
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Đỗ Đức Hiển báo cáo tại phiên họp
Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Thị Phú Hà
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Công Long
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Trần Thị Hồng Thanh
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề nghị bổ sung 03 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024./.