Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:
Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước-Quốc hội khoá VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.
Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá VI (Quốc hội chung cả nước): Họp từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, tại Hà Nội, đã bầu:
-
Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,
-
Phó Chủ tịch nước: -Nguyễn Lương Bằng
-
Nguyễn Hữu Thọ.
-
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết.
-
Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.
-
Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.
-
Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch,
-
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực.
-
Quốc hội thành lập 6 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và giáo dục; Uỷ ban y tế và xã hội; Uỷ ban đối ngoại.
Các văn bản pháp quy đã thông qua: 1 Hiến pháp, 1 luật, 4 pháp lệnh
-
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (ban hành ngày 19-12-1980)
-
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 20-12-1980).
-
Pháp lệnh về việc Xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình (ban hành ngày 2-12-1978).
-
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 21-11-1979).
-
Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh (ban hành ngày 26-4-1980).
-
Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ban hành ngày 22-1-1981)
Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977)
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày (15-9-1977).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 13-12-1977).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 29-11-1978).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 23-2-1979).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 28-6-1979).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan (ban hành ngày 18-12-1979).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 18-12-1979).
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 18-12-1979)
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979)
-
Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 27-3-1980).
Số liệu cơ bản:
Ngày bầu cử: 25-4-1976
Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: hơn 23 triệu người
Tổng số đại biểu được bầu: 492
Thành phần đại biểu Quốc hội:
-
Công nhân: 80
-
Nông dân: 100
-
Tiểu thủ công nghiệp: 6
-
Quân đội: 54
-
Cán bộ chính trị:141
-
Tri thức và nhân sĩ: 98
-
Các tôn giáo: 13
-
Ðảng viên: 398
-
Ngoài Ðảng: 94
-
Phụ nữ:132
-
Dân tộc thiểu số: 67
-
Anh hùng lao động và chiến đấu:29
-
Thanh niên: (từ 20-30 tuổi): 58
-
Cán bộ ở Trung ương: 114
Cán bộ ở địa phương: 378