Hội thảo được tổ chức sau chuyến khảo sát thực tế tại Cộng hòa Liên bang Đức trong năm 2019 của nhóm nghiên cứu của các cơ quan gồm đại diện các Ủy ban của Quốc hội, Đại học Kinh tế quốc dân, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Đức nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội. Do đó, hội thảo là dịp để trao đổi và cung cấp thông tin, thể hiện góc nhìn khác nhau về sự cần thiết, những vấn đề đặt ra của cách mạng công công nghiệp 4.0 và chính sách công nghiệp, trong đó có báo cáo làm rõ các nhận định và hình dung những bước đi Việt Nam có thể thực hiện trong thời kì tới.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội TS.Nguyễn Đức Kiên phát biểu khai mạc hội thảo Công nghiệp 4.0 và chính sách công nghiệp – Kinh nghiệm từ Đức và gợi ý chính sách cho Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES) Tiêu Dũng Tiến khẳng định, đề cập đến cách mạng công nghiệp 4.0 mà không bàn đến chính sách công nghiệp là thiết sót. Trong bối cảnh đó những kinh nghiệm của Đức một nước đi đầu về công nghiệp trên thế giới cũng là nước đưa ra khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 là rất ý nghĩa trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp.
Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Trần Văn tổng thuật chương trình khảo sát tìm hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0 tại Cộng hòa liên bang Đức.
GS.TS Hansjorg Herr – Đại học Kinh tế -Luật Berlin (Đức) trình bày tham luận Sự cần thiết của một chính sách công nghiệp, cho rằng trong bối cảnh hiện nay nếu Việt Nam không có chính sách công nghiệp rõ ràng thì sẽ ít có cơ hội để phát triển.
TS.Petra Dunhaupt – Đại học Kinh tế -Luật Berlin (Đức) trình bày tham luận Chính sách công nghiệp trong khuôn khổ WTO và thương mại tự do, cho rằng các hiệp định thương mại dành nhiều dư địa cho các quốc gia thực hiện chính sách công nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cũng có những những hiệp định bảo hộ đầu tư song phương lại hạn chế đáng kể khả năng của các quốc gia. Vấn đề đặt ra là liệu có cần thiết tiếp tục thực hiện các hiệp định này hay không phụ thuộc vào mục tiêu và chính sách công nghiệp của mỗi nước.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường trình bày tham luận Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành dệt may.
Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng lLên đoàn Lao động Việt Nam TS.Phan Thị Thu Lan trình bày tham luận Cách mạng công nghiệp 4.0 và người lao động.
Trao đổi tại hội thảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phùng Văn Hùng cho biết, hiện nay Việt Nam có chính sách công nghiệp nhưng chưa thực sự rõ ràng và nguồn lực thực hiện còn yếu và cho rằng vấn đề hiện nay là cần xác định trọng tâm của chính sách công nghiệp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu kết luận hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.