QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 28/02/2024
* Ban Chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 06/01/2026) đã ban hành Quyết định số 1855-QĐ/BCĐ về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUYẾT ĐỊNH SỐ 1855-QĐ/BCĐ VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN BẦU QUỐC HỘI VIỆT NAM (06/01/1946 – 06/01/2026)
* Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 3372/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại phiên họp thứ 30. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KẾT LUẬN CỦA UBTVQH VỀ VIỆC GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT LƯU TRỮ (SỬA ĐỔI)
* Sáng 29/02, tại Hòa Bình, Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cũng cho biết, Hội thảo này là hội thảo thứ ba trong chuỗi các hoạt động của quy trình lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng Luật. Đây là các diễn đàn rất quan trọng để Hội đồng Dân tộc, Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập dự án Luật cũng như các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các địa phương đại diện các khu vực, các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, thảo luận đối với các vấn đề liên quan trong hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: LẤY Ý KIẾN VỀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
* Tại Hội thảo, các đại biểu đánh giá cao Hội đồng Dân tộc đã chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật công phu, nghiêm túc, có chất lượng cao. Tuy nhiên, Tờ trình vẫn chưa nêu bật được những vấn đề đang thật sự vướng mắc hiện nay trên thực tiễn triển khai thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, đề nghị bổ sung, nghiên cứu và trình bày rõ thêm để tăng tính thuyết phục.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHO PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH THỰC TIỄN HIỆN NAY
* Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Ban Chỉ đạo rà soát toàn bộ bố cục và nội dung dự thảo Tờ trình, trong đó cần bám sát vào các chủ trương lớn của Đảng như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 27-NQ/TW, từ đó xác định trọng tâm của việc sửa đổi Luật lần này. Đồng thời khẳng định, hoạt động giám sát phải trở thành khâu trọng tâm, then chốt trong hoạt động của Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HĐND CẦN BÁM SÁT VÀO CÁC CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG
* Chiều 29/2, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì phiên họp về công tác chuẩn bị cho giao lưu công tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Quốc hội Lào.
Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đánh giá cao Vụ Lễ tân và Hợp tác quốc tế đã phối hợp chặt chẽ với Vụ Đối ngoại, các đơn vị có liên quan để chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến giao lưu công tác giữa Văn phòng Quốc hội Việt Nam với Ban Thư ký Quốc hội Lào.
Nhấn mạnh đây là hoạt động có ý nghĩa lớn, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt, hiếm có Việt Nam – Lào, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị các đơn vị tích cực, khẩn trương hoàn tất toàn bộ công tác chuẩn bị, đảm bảo giao lưu công tác một cách thiết thực, hiệu quả, trọng thị, thân tình, nêu cao tinh thần đồng chí, anh em giữa hai nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHUẨN BỊ TỐT NHẤT CHO GIAO LƯU CÔNG TÁC GIỮA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ BAN THƯ KÝ QUỐC HỘI LÀO
* Nhằm hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, giúp các ngành, các cấp, các địa phương, cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân nắm vững, triển khai hiệu quả công tác quan trọng này, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc”.
Xem nội dung chi tiết tại đây: BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐỖ VĂN CHIẾN: TUYÊN TRUYỀN SÂU RỘNG, LAN TỎA TƯ TƯỞNG CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
* Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Trong đó, hoạt động giám sát thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống. Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên trên cơ sở bám sát thực tiễn và rõ trách nhiệm;…
Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT: ĐẢM BẢO CHÍNH SÁCH ĐI VÀO CUỘC SỐNG
* Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan dân cử. Trong đó, để tăng cường hiệu lực hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, qua tổng kết thực tiễn thi hành tại địa phương, nhiều ý kiến đại biểu kiến nghị, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cần quy định chế tài xử lý đối với cá nhân, tập thể không thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH CỤ THỂ CHẾ TÀI XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ KHÔNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ SAU GIÁM SÁT
* Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Nếu đủ điều kiện theo quy định, dự án Luật này cũng sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU MỚI CỦA THỰC TIỄN
* Chia sẻ về việc triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, căn bệnh sợ trách nhiệm, né việc ở một số cán bộ đã và đang tạo ra những điểm nghẽn, làm chậm trễ và trì trệ hoạt động công vụ. Vì vậy, việc ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ- CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung là cần thiết để tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHUYẾN KHÍCH, BẢO VỆ CÁN BỘ NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, DÁM NGHĨ, DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM VÌ LỢI ÍCH CHUNG
* Nhận định về tình hình thực hiện và triển vọng của ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục bày tỏ kỳ vọng về sự khởi sắc của tự chủ đại học, hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường đại học tự chủ, năng động và sáng tạo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ MAI HOA: KỲ VỌNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỰ CHỦ, NĂNG ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
* Từ thực tế việc thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ, chưa phát huy hiệu quả, các ngành nghề đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của bộ đội xuất ngũ, đại biểu Phan Thị Thanh Phương – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh đã gửi phiếu chất vấn bằng văn bản đối với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung về nguyên nhân và giải pháp đối với vấn đề này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH PHAN THỊ THANH PHƯƠNG: THẺ HỌC NGHỀ CHO BỘ ĐỘI XUẤT NGŨ CHƯA PHÁT HUY HIỆU QUẢ
* Thực hiện hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn bằng văn bản, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã gửi phiếu chất vấn đối với Thủ tướng Chính phủ về dự án nâng cấp, cải tạo tuyến Quốc lộ 27.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN TẠO: NÂNG CẤP, CẢI TẢO TUYẾN QUỐC LỘ 27
* Trước tình trạng nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp kéo dài, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Xuân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương đã gửi phiếu chất vấn Thủ tướng Chính phủ về giải pháp giải quyết hiệu quả tình trạng này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG DOANH NGHIỆP CHẬM ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
* Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, giám sát, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thể hiện tinh thần dân chủ, khách quan, trách nhiệm trong việc thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng theo thẩm quyền của Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH TUYÊN QUANG: THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TRÊN TINH THẦN DÂN CHỦ, KHÁCH QUAN, TRÁCH NHIỆM
* Tiếp tục duy trì những kết quả đạt được, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải khẳng định: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa luôn phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm trước khi quyết định các vấn đề quan trọng trước Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA LUÔN PHÁT HUY DÂN CHỦ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG