ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG ĐỔI MỚI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

29/02/2024

Thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội về đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, trong thời gian tới, đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội, thể hiện quyền lực của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG: CẦN CHÚ TRỌNG ĐỔI MỚI VỀ NHẬN THỨC, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI

PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ HỘI THẢO VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI

Sáng 27/02, tại Nhà Quốc hội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Dân nguyện của Quốc hội" tổ chức Hội thảo về Đổi mới công tác Dân nguyện của Quốc hội. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì Hội thảo.

Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về mô hình cơ quan chuyên trách thực hiện công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam trong tình hình mới. Đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội góp phần bảo vệ quyền con người theo yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc phối hợp tổ chức thực hiện công tác dân nguyện của cơ quan dân cử, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân - thực trạng và giải pháp. Những vấn đề cần quan tâm khi tiếp xúc cử tri tại địa bàn miền núi và tiếp xúc cử tri người dân tộc. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tư pháp của Ủy ban Tư pháp, thực trạng và kiến nghị. Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác tổ chức tiếp xúc cử tri và giám sát việc giải quyết những vấn đề nóng, những vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị nhiều lần.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ:  “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm đổi mới chính trị”…, “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao”.

Để Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân thì Quốc hội phải thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ đã được quy định trong Hiến pháp, đó là Lập pháp; Giám sát và Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Muốn thực hiện được 03 chức năng này thì phải làm tốt công tác dân nguyện, vì công tác dân nguyện vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trong hoạt động của cơ quan dân cử nói chung, của Quốc hội nói riêng. Công tác kết nối với cử tri, tiếp công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân phải được quan tâm, chú trọng vì đây chính là căn cứ, là cơ sở để đánh giá và nâng cao chất lượng của công tác lập pháp, giám sát và  giải quyết tốt các vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm, kiến nghị. Đồng thời, quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ số 35 CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo chủ trương:“Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân, đại biểu hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về mô hình cơ quan chuyên trách thực hiện công tác dân nguyện của Quốc hội Việt Nam trong tình hình mới. Đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội góp phần bảo vệ quyền con người theo yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. 

Trong thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sự phối hợp chặt chẽ của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương, công tác dân nguyện của Quốc hội đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa quan trọng đóng góp một phần quan trọng vào thành tích chung hoạt động của Quốc hội, được cử tri và Nhân dân cả nước ghi nhận, tin tưởng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác dân nguyện của Quốc hội thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế.

Bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trước yêu cầu ngày càng cao trong hoạt động của Quốc hội, việc tiếp tục đổi mới hoạt động dân nguyện của cơ quan dân cử và Quốc hội, đặc biệt là các hoạt động giám sát là yêu cầu khách quan để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, đáp ứng thực tiễn đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội vừa là yêu cầu nội tại để khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội, thể hiện quyền lực của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội là hết sức cần thiết, nhằm tiếp tục kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của nhiệm kỳ khóa XIV, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn cũng như trong quy định của pháp luật về hoạt động dân nguyện, hoạt động giám sát giải quyết những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, kiến nghị nhiều lần thời gian qua; đồng thời, kiến nghị những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác dân nguyện nói chung và hoạt động giám sát của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nêu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri tại địa bàn miền núi

Thực hiện Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội về đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam, trong thời gian tới, đổi mới công tác dân nguyện của Quốc hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo Ban Dân nguyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn ĐBQH, các bộ ngành cơ quan Trung ương triển khai xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội”;

Mục tiêu của Đề án là nghiên cứu lý luận nhằm xác định rõ nội hàm của khái niệm và công tác dân nguyện nói chung và công tác dân nguyện của Quốc hội, từ đó hoàn thiện thể chế về công tác dân nguyện của Quốc hội, cơ quan dân cử, đại biểu dân cử để công tác dân nguyện ngày càng đi vào thực chất hơn, bám sát sự vận động, phát triển kinh tế xã hội, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử nói chung và Ban Dân nguyện nói riêng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng ban Chỉ đạo Đề án kết luận Hội thảo.

Trên cơ sở thực tiễn công tác dân nguyện, đặc biệt là thực tiễn hoạt động, kết quả tích cực của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, và khóa XV, Đề án sẽ nghiên cứu, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội, đề xuất những nội dung đổi mới cụ thể, thiết thực, khả thi, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật để triển khai thực hiện sớm nhất. Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội về công tác dân nguyện theo hướng hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm không chồng chéo và giảm bớt việc phân tán nguồn lực, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ Quốc hội trong công tác nói chung, công tác dân nguyện nói riêng trong thời gian tới. Đây cũng là mục tiêu của Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác dân nguyện của Quốc hội”, góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là của dân, do dân, vì dân, là cơ quan đại diện, đại biểu cao nhất của Nhân dân./.

Trọng Quỳnh