• Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • HÌNH ẢNH UBTVQH THẢO LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI

    11/02/2020

    Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, ngày 11/02, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

    Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tại kỳ họp thứ 8 ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn nêu những vấn đề tâm tư, lo lắng đọng từ lâu. Đồng thời đánh giá rất cao Ủy ban Pháp luật cũng như Cơ quan trình đã tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đối với một dự Luật khó và nhạy cảm như luật này.

    Về nội dung địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thực chất vừa qua chúng ta đã tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội như một cơ quan bao gồm có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, cơ quan giúp việc, có con dấu, có tài khoản, thậm chí được quyền giám sát. Tuy nhiên việc này có thể phần nào ảnh hưởng đến quyền của đại biểu Quốc hội, ví dụ như quyền quyền giám sát, quyền độc lập phát biểu ý kiến. Do đó cần rà lại nội dung về Đoàn đại biểu Quốc hội đúng quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội quy định theo đúng tinh thần Đoàn đại biểu Quốc hội là tập hợp các đại biểu Quốc hội bầu ở trung ương và địa phương...

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

    Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá đây là một dự Luật quan trọng, đa số đại biểu Quốc hội mong muốn lần sửa đổi này không làm giảm vị thế, vai trò, hoạt động của các đại biểu. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đồng ý nên để con số 40% đại biểu chuyên trách trên tổng số đại biểu Quốc hội để có mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới.

    Cho ý kiến về vấn đề số lượng đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng nên quy định thẳng vào trong luật là số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất phấn đấu từ 37% đến 40% tổng số đại biểu Quốc hội như hướng dẫn của Trung ương và Ban Công tác đại biểu đề xuất trong nhiều khóa là sẽ thu hút được các đồng chí đã có kinh nghiệm và các đồng chí chuyên gia.

     Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Quốc hội làm việc tập thể, quyết định theo đa số, đó là nguyên tắc xuyên suốt từ hoạt động của Quốc hội đến Thường vụ Quốc hội cho đến các Ủy ban của Quốc hội.

    Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng trong Luật Tổ chức Quốc hội có một số điểm quy định mang tính hành chính, vì thế cần rà lại nhiều vấn đề của dự Luật theo tinh thần của Hiến pháp và đảm bảo tính khoa học quản lý chứ không đơn thuần là gắn trách nhiệm lên vai người đứng đầu.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng tên gọi của các Ủy ban cũng cần gọn lại cho khoa học, vấn đề nhiệm vụ nội bộ của các Ủy ban cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp.

    Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng tại kỳ họp thứ 8 ý kiến các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn nêu những vấn đề tâm tư, lắng đọng từ lâu. Đồng thời đánh giá rất cao Ủy ban Pháp luật cũng như Cơ quan trình đã tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu phát biểu tại phiên họp

    Phát biểu ý kiến về nội dung địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thực chất vừa qua chúng ta đã tăng cường chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội như một cơ quan bao gồm có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, cơ quan giúp việc, có con dấu, có tài khoản, thậm chí được quyền giám sát. 

    Tuy nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc này có thể phần nào ảnh hưởng đến quyền của đại biểu Quốc hội, ví dụ như quyền quyền giám sát, quyền độc lập phát biểu ý kiến. Do đó cần rà lại nội dung về Đoàn đại biểu Quốc hội đúng quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội quy định theo đúng tinh thần Đoàn đại biểu Quốc hội là tập hợp các đại biểu Quốc hội bầu ở trung ương và địa phương

    Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại phiên họp

    Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực,chuẩn bị công phu của Cơ quan soạn thảo và Ủy ban Pháp luật. Đối với những nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo, Cơ quan Thẩm tra cùng với các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện dự Luật trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ các ý kiến tại Phiên họp này.

    Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác