• Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thường vụ ngày 04/6
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIV
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • THẨM TRA SƠ BỘ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NSNN NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2021 VÀ GIẢI PHÁP CUỐI NĂM

    15/06/2021

    Sáng 15/6, theo chương trình phiên họp thứ 57, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) 5 tháng, dự báo 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.

    Phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện NSNN 5 tháng, dự báo 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã cho biết, trong điều kiện thực hiện “mục tiêu kép” tổng thu NSNN 6 tháng ước đạt trên 55% dự toán đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực lớn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Đạt được kết quả trên là do Chính phủ đã kịp thời chủ động thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong năm 2021 như: tiếp tục gia hạn chính sách miễn, giảm nhiều loại phí, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất,...

    Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy việc lập dự toán thu NSNN năm 2021 chưa sát với thực tế. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ quý IV năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, nhiều khoản thu đạt cao so với dự toán, dù góp phần tăng thu NSNN nhưng cũng cho thấy kết quả này chưa phản ánh đúng mức dự báo về tác động của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.

    Thứ hai, thu từ cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN đạt kết quả chưa cao, chưa có giải pháp mạnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết của Trung ương.

    Thứ ba, Chính phủ cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế, chống tình trạng chuyển giá. Đồng thời, sớm có biện pháp để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài; hướng dẫn kịp thời để tháo gỡ khó khăn về chính sách hoàn thuế cho các dự án đầu tư mới và tiền nộp thuế đối với các dự án sử dụng vốn ODA...

    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã trình bày báo cáo tại phiên họp

    Về chi NSNN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Đinh Văn Nhã cho biết, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 6 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; thực hiện các giải pháp triệt để tiết kiệm chi để bảo đảm nguồn lực cho việc phòng chống đại dịch Covid-19; cơ bản các nội dung chi được điều hành theo dự toán Quốc hội giao.

    Ủy ban Tài chính – Ngân sách thấy rằng, chi NSNN còn một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể:

    Thứ nhất, đẩy mạnh việc triển khai phân bổ ngân sách. Tổng số vốn đầu tư chưa phân bổ còn khoảng 12% kế hoạch; đặc biệt, vốn đầu tư phát triển của các Chương trình MTQG đã được Quốc hội phân bổ nhưng đến nay chưa được giao kế hoạch. Một số nhiệm vụ chi của các Bộ, ngành thuộc 21 Chương trình mục tiêu cũng chưa được lồng ghép, rà soát đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương, dẫn đến không có khả năng thực hiện.

    Thứ hai, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế.

    Đối với việc bố trí nguồn chi NSNN khắc phục ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 cho thấy việc thực hiện một số chính sách chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 chưa đạt kết quả như dự kiến. Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách mới nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19.

    Đồng thời, để có cơ sở điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép”, đề nghị Chính phủ sớm sơ kết, đánh giá, báo cáo cụ thể với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ nhất về kết quả phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới, trong đó có giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

    Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, tiến độ tiêm vắc-xin hiện nay còn chậm. Do đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, bổ sung các số liệu ước thực hiện của cả năm và có cảnh báo về các yếu tố tăng, giảm số thu NSNN, mức trần nợ công, từ đó có biện pháp điều hành thu - chi NSNN kịp thời, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mức trần nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội./.

    Bảo Yến

    Các bài viết khác