HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG (SỬA ĐỔI)

17/08/2021

Thực hiện chương trình Phiên họp thứ 2, sáng 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc.

 

Trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau 17 năm thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng; về thủ tục, hồ sơ khen thưởng; về thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Do đó, việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng là cần thiết.

Thẩm tra Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới và bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Toàn cảnh phiên họp

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung phiên họp

Trình bày Tờ trình tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau 17 năm thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng; về thủ tục, hồ sơ khen thưởng; về thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu tình hình mới. 

Thẩm tra Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành...

Cho ý kiến tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung sửa đổi trong công tác thi đua, khen thưởng nhằm khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên họp 

Về vấn đề khen thưởng cho đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng, các đại biểu Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang xếp ngoài quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. Đây là một trong vướng mắc nhiều năm của thực tiễn. Do đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung các quy định điều chỉnh nội dung này; đồng thời làm rõ vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức phong trào thi đua, quyết định các vấn đề về khen thưởng; quy định nào đặc thù…

Liên quan đến nội dung bổ sung hình thức khen thưởng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ban Bí thư đã đồng ý chủ trương tặng thưởng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang cho thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Bộ Nội vụ đã có sự chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật chu đáo; Ủy ban Xã hội đã có báo cáo thẩm tra đầy đặn, tiếp thu nhiều ý kiến chất lượng. Nhấn mạnh đây là một trong những sản phẩm đầu tay của Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan trình và cơ quan thẩm tra phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng thêm.

Kết luận môt số nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sự cần thiết xây dựng dự án Luật; đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá đầy đủ từng vấn đề còn vướng mắc, chưa phù hợp để có định hướng sửa đổi cho trúng, cho đúng, cho toàn diện.../.

Minh Hùng

Các bài viết khác