• Phiên họp thứ 45
  • Phiên họp thứ 44
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 41
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 32
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ nhất
  • Quốc hội khóa X
  • ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 9

    24/03/2022

    Sáng 24/3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

     

    Tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về chất vấn tại phiên họp thứ 9

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9

    Trước đó, tại đợt 1 của phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất trực tuyến kết hợp trực tuyến kết nối 62 điểm cầu trên toàn quốc đối với hai lĩnh vực công thương và tài nguyên, môi trường. Tham gia phiên chất vấn đối với hai Bộ trưởng hai lĩnh vực công thương và tài nguyên môi trường đã có tổng số 80 đại biểu đăng ký chất vấn, 35 đại biểu chất vấn lĩnh vực công thương và 45 đại biểu chất vấn lĩnh vực tài nguyên – môi trường; trong đó có 48 đại biểu trực tiếp tham gia chất vấn và 10 đại biểu tranh luận để làm rõ hơn các vấn đề. Các Bộ trưởng các Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã trực tiếp trả lời, giải trình tiếp thu đầy đủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và các Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp…đã tham gia trả lời chất vấn, làm rõ thêm các vấn đề có liên quan.

    Trên cơ sở chất vấn của đại biểu Quốc hội và trả lời của các thành viên Chính phủ, kết luận đối với từng phiên chất vấn về từng nhóm vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã giao Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan chuẩn bị thật tốt dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại đợt 2 phiên họp tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 3.

    Tại phiên họp, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu và dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, qua tổng hợp ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 cho thấy các ý kiến cơ bản nhất trí với dự thảo Nghị quyết, đồng thời có một số ý kiến góp ý cụ thể.

    Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo giải trình tiếp thu và dự thảo Nghị quyết

    Theo đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã tiếp thu, thể hiện bố cục dự thảo Nghị quyết theo hướng bỏ các điều trong dự thảo, trình bày tương tự Nghị quyết chung tại kỳ họp; bổ sung nội dung “đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi để khắc phục các vấn đề bất cập, vướng mắc, giải quyết các tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đã được chỉ ra trong quá trình chất vấn” thể hiện đúng diễn biến thực tế của phiên chất vấn.

    Về lĩnh vực công thương, Tổng Thư ký Quốc hội đã tiếp thu ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng nói chung và xăng, dầu nói riêng” đối với vấn đề về xăng, dầu; “đẩy mạnh kiểm soát hoạt động thương mại điện tử để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn, lậu thuế” đối với vấn đề về phòng, chống buôn lậu, hàng giả. Bởi đây là các giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với từng vấn đề chất vấn.

    Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Tổng Thư ký Quốc hội đã bổ sung vào dự thảo Nghị quyết nội dung về mục đích của việc sử dụng các chỉ tiêu sử dụng đất đã được Quốc hội thông qua, đó là “bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước” do đây là mục tiêu quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

    Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị không nêu cụ thể việc trình Quốc hội về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) do luật này thuộc lĩnh vực của Bộ Xây dựng quản lý, trong khi nội dung nghị quyết đang nêu nhiệm vụ, giải pháp về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

    Cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp giao cho Chính phủ, các Bộ ngành 

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý một số nội dung cụ thể của Nghị quyết cần được thể hiện rõ

    Ghi nhận Tổng Thư ký Quốc hội đã tiếp thu cơ bản các ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý một số nội dung cụ thể như đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng tinh thần của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị nghiên cứu thêm có chính sách và giải pháp chứ không chỉ có chính sách không đẩy nhanh việc chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch theo lộ trình thực hiện cụ thể quan tâm hơn vấn đề chống tiêu cực trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng đề nghị trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nghiên cứu có chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ xanh, ít xả thải, tức là đi vào biện pháp phòng ngừa, bên cạnh các giải pháp xử lý cần chú trọng các biện pháp hạn chế bớt nguồn xả thải.

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng bên cạnh các giải pháp xử lý cần chú trọng các giải pháp phòng ngừa 

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị lưu ý đến nhóm biện pháp xử lý trong quản lý đất đai, đặt vấn đề về thoái hóa đất, xử lý nghiêm tình trạng liên quan đến thoái hóa đất. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho biết thoái hóa đất thời gian qua liên quan đến việc sử dụng các loại phân bón không hữu ích cho việc phục hồi đất trong sản xuất nông nghiệp. Nếu đặt ra các vấn đề xử lý nghiêm thì Bộ Tài nguyên và Bộ Nông nghiệp phải có những chính sách, giải pháp hỗ trợ, đề xuất Chính phủ có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, vừa khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân và người sản xuất, đặc biệt là sản xuất theo hướng xanh, có yếu tố ứng dụng các sản phẩm thân thiện và phù hợp. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ về việc mua đầu vào đối với các sản phẩm như phân bón hay các thuốc bảo vệ thực vật, sinh học công nghệ xanh bởi các mặt hàng này giá cả nhập khẩu rất đắt và người nông dân rất khó mua, nhất là sản xuất nông nghiệp ở các vùng đồng bào thiểu số ở miền núi.

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu tại phiên họp

    Cơ bản đồng tình với các nội dung của dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng dự thảo được chuẩn bị tương đối công phu, kỹ lưỡng, đã lấy ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    Liên quan đến ý kiến không nêu cụ thể việc trình Quốc hội về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong Nghị quyết do luật này thuộc lĩnh vực của Bộ Xây dựng quản lý, Chủ tịch Quốc hội cho rằng điều này là không cần thiết bởi đây là theo lĩnh vực, không tách bạch việc của từng Bộ.

    Chủ tịch Quốc hội làm rõ, nội dung Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có đoạn nêu: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn đối với lĩnh vực công thương, đối với tài nguyên, môi trường,...”. Ở đây là việc của Chính phủ, các Bộ ngành cùng thực hiện, không nên tách bạch. Luật Kinh doanh bất động sản hay Luật Đấu giá là luật được đề xuất, kiến nghị trực tiếp. Nếu sửa đổi Luật Đấu giá mà bỏ Luật Kinh doanh bất động sản đi thì không đúng, có thể nói là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và các luật có liên quan. Các luật này không phải là luật Bộ Tài nguyên và Môi trường làm, mà Chính phủ, Thủ tướng phải làm.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn chung cho cả Chính phủ, các Bộ, ngành.

    Chuyển từ "bị chất vấn" sang "được chất vấn"

    Đối với lĩnh vực công thương, Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch đó là cả một quá trình. Điều mà cử tri quan tâm nhất hiện nay là giải quyết tình trạng ách tắc về vấn đề ùn ứ hàng hóa, nhất là hàng nông sản tại các cửa khẩu thì cần phải nêu rõ ngay trong Nghị quyết. Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, qua thực tế trên cửa khẩu Tân Thanh cho thấy vấn đề ách tắc liên quan đến nhiều vấn đề như về phối hợp liên ngành, vấn đề kiểm tra sau thông quan, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý làm thêm giờ... Cử tri quan tâm là việc có để tình trạng ùn ứ hàng hóa này xảy ra hay không, chứ không phải chờ đến khi làm xong chính ngạch mới giải quyết được vấn đề ùn ứ hàng hóa xuất khẩu.

    Nhấn mạnh Nghị quyết phải thể hiện được theo hướng có chính sách, phải giải pháp để giải quyết được tình trạng ùn ứ hàng hóa, nhất là hàng nông sản tại các cửa khẩu và đẩy nhanh việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch với lộ trình thực hiện cụ thể. Từ đó Bộ Công Thương với Chính phủ phải tập trung giải quyết vấn đề ùn ứ hàng nông sản. Quốc hội, các Ủy ban cũng phải tăng cường giám sát, nắm tình hình thực tế tại khu vực cửa khẩu biên giới, tình trạng ùn ứ hàng hóa.

    Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ hội để Bộ Công thương được làm rõ nhiều vấn đề trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ để người dân, cử tri, chuyên gia, đại biểu hiểu rõ hơn; đồng thời giúp Bộ nhìn nhận những vấn đề chưa làm tốt, có giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới

    Liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị viết đầy đủ "tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra" đồng thời "xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật" để bảo đảm chặt chẽ và đầy đủ hết các lực lượng, kể cả công tác giám sát.

    Về kinh doanh xăng dầu, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục việc rà soát để hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu; điều hành giá xăng dầu bám sát giá thế giới, quản lý theo thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. Cần phải điều chỉnh giá xăng dầu linh hoạt hơn, tiếp tục rà soát sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP nếu thấy cần thiết.

    Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải chia sẻ, từ trước đến nay đối với cơ quan Chính phủ khi nói đến chất vấn thường hay dùng từ "bị chất vấn" nhưng qua lần chất vấn này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công thương cảm nhận lần này là "được chất vấn". Bởi qua chất vấn, người dân cùng các cơ quan liên quan quản lý nhà nước, các chuyên gia hiểu hơn các vấn đề. Nhất là những vấn đề Bộ đã làm tốt nhưng có khi dư luận lại đánh giá không đúng; cùng với đó nhiều vấn đề Bộ làm chưa tốt thông qua chất vấn đã giúp chỉ rõ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương kết luận nội dung thảo luận

    Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, qua thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Nghị quyết, đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội về nội dung phải khắc phục ngay tình trạng ách tắc, ùn ứ về hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới, kết hợp với đẩy nhanh việc chuyển xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra để xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật; tập trung xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội dự án Luật Đất đai, bổ sung thêm Luật Kinh doanh bất động sản và các luật có liên quan….để hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết.

    Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

    Bảo Yến - Phạm Thắng

    Các bài viết khác