• Hội đồng Nhân dân
  • Phiên họp thứ 24
  • Tin Đoàn Đại biểu Quốc hội
  • Tin hoạt động của Nhóm đại biểu trẻ
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ VIỆC CHUẨN BỊ KỲ HỌP THỨ 7 QUỐC HỘI KHÓA XIV

    09/05/2019

    Chiều ngày 09/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 34, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

    Toàn cảnh phiên họp

    Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, thực hiện quy định của pháp luật, ngày 18/4/2019, dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan. Đến nay, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được ý kiến đóng góp của các Đoàn đại biểu Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội và đề nghị của cơ quan hữu quan. Các ý kiến cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình, đồng thời đề nghị bổ sung Báo cáo của Chính phủ về tình hình và kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Đồng thời, đề nghị giữ 02 nội dung trình Quốc hội (không lùi sang kỳ họp thứ 8) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; dự thảo Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể  để bảo đảm lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

    Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị không bổ sung Báo cáo sơ kết nửa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, vì theo quy định, tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và thảo luận Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội. Hơn nữa, hằng năm, Quốc hội đều đã xem xét các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội.

    Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo

    Về bố trí chương trình kỳ họp, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, căn cứ tình hình thực tế và thời gian tiến hành kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc dự kiến điều chỉnh thứ tự, thời điểm xem xét một số nội dung cho phù hợp, đồng thời đề nghị giữ lượng thời gian như đã dự kiến về một số nội dung: 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn; 0,5 ngày ở hội trường/01 dự án, dự thảo. Không bố trí thảo luận riêng mà kết hợp thảo luận cùng các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước các nội dung về: việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không bố trí riêng một buổi chỉ nghe trình bày tờ trình, báo cáo mà bố trí việc trình bày và thảo luận ở tổ về dự án, dự thảo vào cùng một buổi (trước đây, chương trình kỳ họp đã bố trí một số buổi riêng nghe trình bày tờ trình, báo cáo nhưng đã có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị không thực hiện như vậy mà bố trí xen kẽ với nội dung thảo luận cho sôi nổi). Không bố trí làm việc ngày thứ bảy để dành thời gian cho các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc dự phòng trong trường hợp có nội dung sau khi đã được thảo luận tại hội trường và xét thấy cần thiết phải tăng thời gian thảo luận để có thêm ý kiến đóng góp. Như vậy, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 20 ngày, bế mạc vào ngày 14/06/2019.

    Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nhìn chung, các cơ quan hữu quan đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động phối hợp chuẩn bị các nội dung kỳ họp và sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các tài liệu kỳ họp vẫn chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội (chỉ có 5 dự án luật trình Quốc hội thông qua được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội). Các nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và một số dự án, dự thảo khác… được cho ý kiến tại phiên họp này, sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh lý. Do vậy, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các nội dung và gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội để bảo đảm thời gian nghiên cứu trước khi về dự kỳ họp.

    Về công tác bảo đảm khác, Văn phòng Quốc hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp và đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm chu đáo, chặt chẽ. Trong đó đã triển khai điều chỉnh phần mềm cho phù hợp việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử tại hội trường về một số nội dung quan trọng, còn ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo và sẽ hướng dẫn đại biểu về cách thực hiện ngay sau phiên họp trù bị. Trên cơ sở tổng hợp các nhu cầu thông tin cần cung cấp, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Công ty AIC triển khai xây dựng phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin, tài liệu kỳ họp cho đại biểu Quốc hội dùng trên các thiết bị di động (sử dụng Ipad trong hội trường). Đến nay đã cơ bản hoàn thành, trong đó cập nhật các tài liệu kỳ họp, trừ tài liệu mật.

    Đại biểu phát biểu tại phiên họp

    Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa  XIV cũng như các kiến nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.  

    Tuy nhiên, đối với đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (tại văn bản số 299/TANDTC-TCCB ngày 3/05/2019) về bổ sung trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 7, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, thủ tục hồ sơ về nội dung này chưa đủ điều kiện để Ủy ban Tư pháp thẩm tra. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Ủy ban Tư pháp sẽ chỉ tiến hành thẩm tra khi đủ hồ sơ theo trình tự thủ tục pháp luật, sau đó mới trình lên Uỷ ban Thường vụ và Quốc hội thảo luận.

    Phản ánh về các vấn đề nóng nổi lên trong dư luận xã hội trong thời gian vừa qua như tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng diễn ra khá nhiều, nhất là các trường hợp do dùng ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông; các vụ trọng án về buôn bán ma túy; các vụ giết người nghiêm trọng do sử dụng ma túy đá; tình trạng xâm hại trẻ em và xâm hại tình dục trẻ em đang có những tác động tiêu cực rất lớn trong đời sống người dân, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất, cần thiết đưa những nhóm nội dung này đưa vào chương trình thảo luận kỳ họp tới của Quốc hội để có những hướng giải quyết kịp thời, bởi nếu chờ sửa luật về các nội dung này thì sẽ rất chậm. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị tăng thêm thời gian phát biểu cho các đại biểu tại hội trường.

    Trên cơ sở thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, tất cả các nội dung đưa ra trình Quốc hội cần phải đảm bảo đầy đủ thủ tục, hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Về các vấn đề xã hội tiếp tục hoàn chỉnh các nội dung báo cáo giải trình của Luật Phòng, chống tác hại của rượi, bia để chuẩn bị trình Quốc hội thảo luận. Về các vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị sẽ đưa vào nội dung gợi ý thảo luận về các vấn đề kinh tế- xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Đối với những vấn đề cấp bách chưa kịp sửa luật thì trước mắt sẽ xử lý bằng các Nghị Quyết của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có liên quan để chuẩn bị tốt cho Kỳ họp sắp tới./.

    Thu Phương – Trọng Quỳnh

    Các bài viết khác