BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT, TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XIV

21/10/2019

 

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Số:  459/BC-UBTVQH14

  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

              Hà Nội, ngày 18 tháng 10 nãm 2019

 

BÁO CÁO

                                             Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV                              

 

Thực hiện Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 ngày 19/7/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về Chương trình giám sát của UBTVQH năm 2019; UBTVQH xin trân trọng báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri (KNCT) gửi đến kỳ họp thứ 7 như sau:

I. Tình hình kiến nghị và kết quả giải quyết trả lời[1]

Thông qua 1.688 cuộc tiếp xúc trước và sau kỳ họp thứ 7 của đại biểu Quốc hội với cử tri và Nhân dân cả nước, trong đó có 1.463 cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ (chiếm 86,7%), còn lại là 132 cuộc tiếp xúc cử tri theo nhóm đối tượng, 93 cuộc tiếp xúc theo chuyên đề, lĩnh vực[2], đã tiếp nhận 2.251 kiến nghị[3]. Sau khi phân loại, xử lý các kiến nghị trùng nội dung, đã tổng hợp được 2.224 kiến nghị của cử tri[4], trong đó, có 51 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 2,29%); 2.127 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành (chiếm 95,64%); 36 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (chiếm 1,62%); 10 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương (chiếm 0,45%). Các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và trả lời cử tri theo quy định, đến nay đã có 2.211 kiến nghị được xem xét, giải quyết và trả lời theo quy định đạt 99,42% tổng số kiến nghị đã chuyển[5].

1. Đối với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của UBTVQH (tiếp nhận 51 kiến nghị)[6]

Nhìn chung, cử tri đều cho rằng hoạt động của Quốc hội thời gian qua đã có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực và hiệu quả trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của cử tri. Các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ đóng góp nhiều ý kiến, thể hiện vai trò trách nhiệm là người đại biểu của Nhân dân. Việc Quốc hội thảo luận và thông qua một số luật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của Nhân dân như Luật Giáo dục (sửa đổi), Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia,... được cử tri kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế của ngành giáo dục trong thời gian qua; hạn chế những tác động tiêu cực của rượu, bia đến sức khỏe con người và những hệ lụy cho xã hội,... Cử tri đánh giá cao việc Quốc hội lựa chọn các vấn đề “nóng” được Nhân dân quan tâm để tiến hành chất vấn. Cử tri cho rằng các nghị quyết của Quốc hội đã được triển khai nghiêm túc, nhiều cam kết, lời hứa đã được thực hiện và mang lại những kết quả tích cực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Các kiến nghị cụ thể của cử tri gửi đến các cơ quan của Quốc hội được xem xét trả lời thấu đáo, đầy đủ51/51 kiến nghị, đạt 100%, cụ thể như sau

- Về công tác xây dựng pháp luật (11/51 kiến nghị chiếm 21,56%)

Cử tri[7] tiếp tục kiến nghị Quốc hội cần siết chặt kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật, nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác này, kiên quyết đưa ra khỏi chương trình xây dựng pháp luật những dự án luật không đảm bảo chất lượng. Ủy ban Pháp luật đã thông tin cho cử tri[8] về việc trong thời gian qua, Quốc hội đã đặc biệt quan tâm và có những đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật. Các cơ quan của Quốc hội chủ động nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan, phối hợp ngay từ đầu với cơ quan soạn thảo để nắm bắt nội dung, cùng trao đổi, xử lý các vấn đề phát sinh, góp phần nâng cao chất lượng thẩm tra dự án luật. UBTVQH kiên quyết không đưa ra trình Quốc hội những dự án luật chuẩn bị không đảm bảo chất lượng. Tại kỳ họp Quốc hội, việc thảo luận các dự án luật cũng được đề cao. Đối với những dự án luật còn có nhiều ý kiến khác nhau đã được Quốc hội xem xét, thận trọng lùi thời gian trình thông qua,... Do đó,công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng văn bản được nâng lên, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực. Ngoài ra, cử tri một số địa phương[9] đã góp ý kiến cụ thể vào 13 dự án luật[10] được Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 7, trong đó một số kiến nghị đã được tiếp thu[11].

Việc sửa đổi Bộ luật Lao động được đông đảo cử tri[12] quan tâm nhất là đối với các quy định liên quan đến tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi thời gian làm việc,... Cử tri đề nghị Quốc hội cần xem xét thấu đáo, đánh giá tác động, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân để khi Bộ luật được thông qua tạo được sự đồng thuận cao và bảo đảm tính khả thi. Tiếp thu KNCT, Ủy ban Về các vấn đề xã hội (VCVĐXH) đã phối hợp với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố và một số cơ quan có liên quan tổ chức hoạt động tham vấn, lấy ý kiến góp ý vào dự án Bộ luật tại gần 20 địa phương[13], tổ chức tiếp xúc cử tri đối với các nhóm đối tượng là người lao động ở nhiều ngành, nghề, lĩnh vực để tiếp nhận thêm ý kiến, trên cơ sở đó, cân nhắc thận trọng để tiếp thu, giải trình. Sau kỳ họp 7, UBTVQH đã 02 lần cho ý kiến đối với dự án Bộ luật này trước khi đưa ra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

- Về hoạt động giám sát (40/51 kiến nghị chiếm 78,44%)

Cử tri nhiều địa phương[14] tiếp tục đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhất là đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, các dự án trọng điểm quốc gia,... đảm bảo việc đầu tư được hiệu quả, tránh tăng chi ngân sách. Về vấn đề này, Ủy ban Tài chính và Ngân sách (TC&NS)[15], Ủy ban Tư pháp (UBTP)[16], Tổng Thư ký Quốc hội[17],... thông tin cụ thể đến cử tri về việc tiếp thu KNCT, Quốc hội hết sức chú trọng tiến hành giám sát thường xuyên và liên tục đối với công tác PCTN. Ngoài việc xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế - xã hội, báo cáo về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo về phòng, chống tội phạm, Quốc hội định kỳ tổ chức hoạt động chất vấn tại 02 kỳ họp hàng năm đối với người đứng đầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ về trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua các hoạt động giám sát, đã chỉ ra các vấn đề bất cập trong chính sách, pháp luật, những tồn tại, hạn chế trong bộ máy quản lý và trách nhiệm của cán bộ thực thi công vụ, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công. Trong thời gian tới, tiếp thu KNCT, Quốc hội sẽ tiếp tục tăng cường triển khai nhiều phương thức giám sát việc PCTN như: tăng cường chất vấn tại Quốc hội, UBTVQH; giải trình tại HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội đối với lĩnh vực mà mình phụ trách trong công tác PCTN, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm như đầu tư công, đất đai, dự án BOT, BT, cổ phần hóa,...

Tiếp thu KNCT nhiều địa phương[18] về công tác phòng, chống cháy nổ và việc quản lý, sử dụng các quỹ tài chính còn nhiều bất cập, hạn chế, Quốc hội đã giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh chuẩn bị các nội dung giúp Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018”. Đoàn giám sát tổ chức nhiều buổi làm việc với Chính phủ, các bộ[19] và làm việc với một số địa phương,... nhằm  đánh giá toàn diện về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, việc tổ chức triển khai thực hiện, qua đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác này; UBTVQH đã giao Ủy ban TC&NS chuẩn bị các nội dung giúp UBTVQH giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2018”. Đoàn giám sát đã tổ chức làm việc với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và 19 Quỹ tài chính ngoài ngân sách[20], 08 địa phương[21]. Qua đó, Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước, đặc biệt đã kiến nghị bãi bỏ một số quỹ có chức năng, nhiệm vụ trùng lặp, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Tiếp thu KNCT, trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, các Ủy ban của Quốc hội đã tổ chức giám sát một số vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm như: UBTP giám sát “Việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự”; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp”; Ủy ban Đối ngoại giám sát “Tình hình thực hiện điều ước quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu mà Việt Nam đã tham gia”; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường giám sát “Việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đối với ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng và chế biến thực phẩm”, “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai”,...

Bên cạnh đó, các cơ quan của Quốc hội đã tổ chức một số phiên giải trình về trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ, ngành trong một số lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến việc ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, như: HĐDT đã tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2018[22]; UBVCVĐXH tổ chức phiên giải trình về trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật[23] và phiên giải trình về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập[24],...

Đặc biệt, tiếp thu KNCT nhiều địa phương[25] về vấn đề “nóng” được cả nước quan tâm, Quốc hội đã quyết định năm 2020 tiến hành giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”[26] nhằm rà soát, đánh giá lại các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng.

2. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành[27] (tiếp nhận 2.127 kiến nghị)

Nhìn chung, cử tri rất phấn khởi trước tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, đời sống của Nhân dân về cơ bản ổn định và tiếp tục từng bước được nâng cao. Cử tri cho rằng để có những kết quả này là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã hết sức nỗ lực trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, nhất là đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ Nhân dân,...

Cũng như các kỳ họp trước đây, một số lĩnh vực vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri như TN&MT (205KN), GD&ĐT (191 KN), LĐTB&XH (167 KN), GTVT (160KN),...

Đến nay, đã có 2.115/2.127 kiến nghị gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã được xem xét, giải quyết, trả lời (chiếm 99,44%).

2.1. Các kiến nghị đã được bộ, ngành giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri (1.755 kiến nghị, chiếm 82,98%)[28]

  1. Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Về việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi, cử tri nhiều địa phương[29] đề nghị có chính sách để hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Trả lời cử tri[30], Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tiếp thu KNCT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, theo đó, đã có chính sách hỗ trợ đối với người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy.

Cử tri nhiều địa phương[31] tiếp tục cho rằng mặc dù lĩnh vực nông nghiệp có nhiều khởi sắc nhưng nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, cử tri kiến nghị cần phải có nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp,... Bộ NN&PTNT đã thông tin đến cử tri về việc tiếp thu KNCT, Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp như: chính sách, giải pháp về đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuyên canh; quản lý chặt chẽ giá vật tư nông nghiệp, nâng cao giá trị lúa gạo; chủ động dự báo thị trường để định hướng sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân; tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản, tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn[32],...

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT đã cung cấp thông tin để trả lời kiến nghị của cử tri[33] về một số vấn đề khác như: việc xây dựng quy hoạch và phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm; chính sách ưu đãi sản xuất nông nghiệp an toàn; về phát triển công nghệ cao, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; về đầu tư xây dựng công trình thủy lợi,...

(2) Về việc làm và an sinh xã hội

Về việc trợ cấp thất nghiệp, cử tri thành phố Hải Phòng đề nghị bổ sung chế tài xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện hoàn trả tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã thông tin[34] về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và chế tài xử phạt đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Về việc đóng dấu xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo, cử tri tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thống nhất về việc đóng dấu xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm. Bộ LĐTB&XH đã thông tin[35] về việc đã giao Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo có văn bản[36] gửi Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố hướng dẫn cách đóng dấu chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm[37],...

Bên cạnh đó, một số vấn đề mà cử tri[38] kiến nghị như tăng mức trợ cấp ưu đãi, mở rộng đối tượng hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng; tổng kết 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; phát triển giáo dục nghề nghiệp đảm bảo an sinh xã hội; khuyến khích Nhân dân tham gia đóng bảo hiểm xã hội,... cũng đã được Bộ LĐTB&XH cung cấp thông tin với cử tri.

(3) Về văn hóa, giáo dục, y tế

Về vấn đề sáng tác ca khúc cho thiếu nhi,cử tri thành phố Hà Nội cho rằng, hiện nay các ca khúc viết cho thiếu nhi rất ít, trong các cuộc thi hát cho thiếu nhi, các cháu thường sử dụng các ca khúc dành cho người lớn, đề nghị có các giải pháp khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác các ca khúc cho thiếu nhi. Đồng tình với ý kiến của cử tri, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho rằng[39] hiện nay các tác phẩm nghệ thuật dành cho thanh, thiếu niên còn hạn chế, chưa cập nhật được những yếu tố hiện đại, hồn nhiên trong ngôn ngữ âm nhạc, ca từ để phù hợp với nhu cầu của tuổi trẻ. Để khuyến khích các nhạc sĩ sáng tác các ca khúc hay cho thiếu nhi, Bộ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như: chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng đề án phát triển âm nhạc và một số loại hình nghệ thuật biểu diễn dành cho tuổi trẻ; tổ chức các cuộc thi sáng tác và đầu tư đặt hàng văn nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm cho thanh, thiếu niên, nhi đồng; tổ chức các kỳ liên hoan nghệ thuật chuyên đề cho tuổi trẻ trên phạm vi toàn quốc,... để ngày càng có nhiều những tác phẩm âm nhạc đích thực, giàu bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn phù hợp với lứa tuổi của thiếu nhi.

Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng được Bộ VHTT&DL cung cấp thông tin đến cử tri[40] như: về những giải pháp Bộ đã triển khai nhằm đưa các nội dung giáo dục dân tộc, lịch sử, đạo đức, văn hóa vào phim ảnh để tuyên truyền đến người dân; về tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, nâng cao chất lượng du lịch; về đẩy mạnh sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật để cổ động, khuyến khích Nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất,...

Về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, cử tri thành phố Cần Thơ, Bình Dương,... đề nghị tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, xử lý nghiêm các trường hợp bạo hành, bạo lực học đường,... Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã thông tin đến cử tri[41] về việc đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vào trong các môn học chính khóa; xây dựng văn hóa nhà trường; nêu nhiều tấm gương việc tốt; đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức,...

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã thông tin với cử tri các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ngãi,... về tình hình xử lý những sai phạm, gian lận trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại một số địa phương; kiến nghị liên quan đến việc tăng biên chế cho giáo dục[42] thuộc trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố; về bổ sung chế độ phụ cấp công vụ cho kế toán, văn thư của các trường học hiện nay là không phù hợp,...

Về mức đóng bảo hiểm y tế,cử tri tỉnh Vĩnh Long, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,... kiến nghị cần nghiên cứu đưa ra nhiều mức đóng bảo hiểm y tế để người dân lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của gia đình mà không nên tăng giá bảo hiểm y tế liên tục như hiện nay. Bộ Y tế đã thông tin đến cử tri[43] về việc mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay đã áp dụng từ 10 năm nay và không có thay đổi, phạm vi chi trả cho người tham gia bảo hiểm y tế tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu điều trị cơ bản cũng như chuyên sâu của người dân với hơn 19.000 dịch vụ kỹ thuật,... Bộ Y tế tiếp thu KNCTvề việc xây dựng nhiều mức đóng bảo hiểm y tế theo các gói quyền lợi từ cơ bản đến nâng cao nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể lựa chọn mức đóng phù hợp để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh khi tiến hành sửa Luật Bảo hiểm y tế.

Một số vấn đề khác cũng được Bộ Y tế cung cấp thông tin đến cử tri[44] như: việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế; về tăng cường công tác quản lý việc nhập khẩu và kinh doanh thuốc; về việc tổ chức đấu thầu thuốc,...

 (4) Về kế hoạch, đầu tư, tài chính, ngân hàng

Về việc triển khai đấu thầu qua mạng, cử tri tỉnh Quảng Bình phản ánh việc áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng đối với gói thầu xây dựng tỷ lệ còn thấp, mới chỉ áp dụng đầu thầu qua mạng đối với các gói thầu xây lắp có giá trị dưới 20 tỷ đồng và kiến nghị đẩy nhanh lộ trình đấu thầu qua mạng, nâng cả tỷ lệ % và giá trị các gói thầu qua mạng,... Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã thông tin đến cử tri[45] việc Bộ đang nghiên cứu để ban hành lộ trình đấu thầu qua mạng giai đoạn 2019 - 2025, trong đó dự kiến nâng cao tỷ lệ % gói thầu và tổng giá trị gói thầu,...

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng thông tin đến cử tri tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Kiên Giang, Ninh Thuận, Long An,... về một số vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị như: bổ sung thêm vốn ngân sách Nhà nước từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vay ODA để thực hiện chương trình dự án cấp điện nông thôn, bố trí nguồn vốn cho các dự án đang triển khai thiếu vốn đối với các khu vực bờ sông biên giới, về việc hướng dẫn cụ thể công tác tổ chức lập quy hoạch,...

Về công tác quản lý ngân sách Nhà nước, bình ổn giá cả thị trường, cử tri tỉnh Thái Bình, Long An,... lo lắng về tình hình biến động giá cả chung của thế giới và trong nước, nhất là sự tăng giá của một số hàng hoá làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, cuộc sống của người dân; băn khoăn về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo định mức phân bổ theo tiêu chí dân số đối với các loại sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp y tế, văn hóa - thể thao, du lịch, phát thanh - truyền hình, chi quản lý hành chính và an ninh quốc phòng,... Bộ Tài chính đã thông tin với cử tri[46] về: công tác quản lý Nhà nước như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu, biện pháp bình ổn giá cả, thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống của Nhân dân; công tác quản lý ngân sách Nhà nước, việc phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước theo định mức về tiêu chí dân số theo quy định hiện hành,...

Về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp địa phương, cử tri tỉnh Hà Tĩnh đề nghị xem xét, cho phép thành lập Quỹ để xử lý tiền thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước đã giao cho UBND tỉnh làm chủ sở hữu. Bộ Tài chính đã thông tin[47] về các quy định của pháp luật liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và việc thành lập Quỹ này theo KNCT cần được nghiên cứu, đánh giá sự cần thiết trên cơ sở phù hợp với chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước,...

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng thông tin đến cử tri các địa phương: Bình Định, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh,... về một số vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị như: thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách Nhà nước, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tình trạng nợ đọng thuế ngày càng tăng; điều tiết nguồn thu từ các chủ thể được hưởng lợi từ các quỹ đất đai,...

Về lãi suất cho vay đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, cử tri tỉnh Lào Cai cho rằng mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo như hiện nay vẫn cao, đề nghị nghiên cứu giảm mức lãi suất tiền vay để tạo điều kiện cho các hộ này phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Trả lời cử tri[48], Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã thông tin về việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trên cơ sở diễn biến lãi suất cho vay trên thị trường, khả năng cấp bù của ngân sách Nhà nước và đảm bảo nguyên tắc ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong những năm qua NHNNVN đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo[49],...

Ngoài ra, NHNNVN cũng thông tin đến cử tri Kiên Giang, Thanh Hóa,... về một số vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị như: cách xử lý nợ vay khi tàu cá gặp nạn trên biển; việc kiểm soát hoạt động thẩm định tài sản thế chấp để cho vay vốn,...

 (5) Về sản xuất, kinh doanh, quản lý thị trường

Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ thu mua lúa tạm trữ, cử tri thành phố Cần Thơ đề nghị triển khai chính sách hỗ trợ thu mua lúa tạm trữ phải thực hiện kịp thời ngay từ đầu vụ và ưu tiên hỗ trợ đảm bảo lợi nhuận cho người trực tiếp sản xuất. Bộ Công thương đã thông tin đến cử tri[50] về việc Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo, đã đề ra mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo là góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa và đảm bảo lợi ích người trồng lúa. Vừa qua, trước tình hình giá thóc gạo giảm nhanh (thời điểm tháng 02/2019), thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh thu mua lúa nên giá thóc, gạo nội địa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã duy trì ở mức đảm bảo có lãi cho người nông dân,... Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi sát giá thóc, gạo trên địa bàn để kịp thời có các giải pháp điều tiết, đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất.

Về vấn đề khuyến khích người dân tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo, cử tri tỉnh Ninh Thuận đề xuất nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình khi đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo như năng lượng điện mặt trời để khuyến khích người dân tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo, giảm áp lực về nguồn lực đầu tư các công trình thủy điện, nhiệt điện,... Bộ Công thương đã thông tin[51] về việc Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó có cơ chế khuyến khích các hộ gia đình đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri[52] một số vấn đề như: cách tính giá điện, nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao; tác động của việc điều chỉnh giá điện đến các chỉ số giá tiêu dùng, quy định giá điện bậc thang cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; về việc xây dựng chính sách, quy định cụ thể để giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát, vấn đề quản lý thị trường trong nước, quản lý xuất nhập khẩu,...

 (6) Về xây dựng, giao thông vận tải

Về việc quản lý quy hoạch đô thị, cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị cần có giải pháp tạm thời cho phép người dân xây dựng nhà tạm trên vùng quy hoạch treo và có cam kết tháo dỡ, di dời khi Nhà nước triển khai thực hiện dự án vì hiện tại cử tri rất bức xúc về việc không thể xây dựng nhà ở và sản xuất, canh tác trên đất đang sử dụng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân vùng bị quy hoạch treo. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã thông tin đến cử tri[53] về việc các quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành đã quy định đầy đủ trình tự, thủ tục để đáp ứng các kiến nghị nêu trên của cử tri[54] đó là: nếu Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì các tổ chức, cá nhân được phép tiếp tục khai thác, sử dụng, cải tạo, sửa chữa và xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng thông tin đến cử tri TP. Hồ Chí Minh, Bình Định,... các giải pháp kiểm soát và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh; rà soát, giải quyết vướng mắc về loại hình bất động sản mới như: condotel, officetel,... xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư công tác quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư, công tác phòng cháy, chữa cháy và việc cấp chủ quyền cho các hộ dân; đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát việc quản lý, vận hành các chung cư,...

Về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cử tri tỉnh Vĩnh Long, Bình Định, Hà Nội, Bến Tre,... kiến nghị có các giải pháp hiệu quả để kiềm chế tai nạn giao thông, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã giải trình, cung cấp thông tin với cử tri[55] về các giải pháp hiệu quả để kiềm chế tai nạn giao thông, quy định xử lý trách nhiệm cả chủ doanh nghiệp kinh doanh xe, việc giám sát chặt chẽ công tác sát hạch cấp bằng lái xe nhất là cấp bằng lái xe tải các hạng theo đúng quy định, quy trình, trách nhiệm của cơ quan kiểm định xe,...

Về tiến độ triển khai thu phí tự động không dừng, cử tri các địa phương: Lâm Đồng, Bạc Liêu, Cần Thơ,... băn khoăn về tiến độ lắp đặt, vận hành trạm thu phí không dừng. Bộ GTVT cho biết[56] đã đẩy nhanh tiến độ thu phí tự động không dừng, đến thời điểm này cơ bản các trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã triển khai vận hành hệ thống ETC (28 trạm), đồng thời, Bộ GTVT đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, bảo đảm lắp đặt, vận hành toàn bộ các trạm thu phí trong năm 2019 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc công khai, minh bạch trong việc tổ chức thu phí, rà soát vị trí các trạm thu phí, việc đầu tư các dự án BOT, cử tri tỉnh Bạc Liêu đề nghị cần công khai, minh bạch việc đầu tư các dự án BOT trên cả nước để người dân biết và theo dõi giám sát. Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT đã thông tin đến cử tri[57]: từ năm 2016, Bộ đã cập nhật trên trang thông tin điện tử (có địa chỉ ppp.mt.gov.vn) các thông tin liên quan các dự án BOT do Bộ quản lý về các nội dung: nhà đầu tư dự án; tổng nguồn vốn đầu tư; tình hình thực hiện dự án; tổng mức đầu tư theo giá trị quyết toán; thời gian vận hành, khai thác thu phí; mức phí sử dụng dịch vụ đường bộ,... để người dân có thể theo dõi, giám sát mọi hoạt động triển khai các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Ngoài ra, Bộ GTVT còn giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri[58] một số vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; công tác quản lý đầu tư xây dựng, trong đó có việc lựa chọn nhà thầu tham gia các dự án giao thông; công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa công trình giao thông,...

(7) Về tài nguyên, môi trường

Về giải pháp hạn chế tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, cử tri nhiều địa phương[59] đề nghị cần tuyên truyền, vận động người dân hạn chế sử dụng bao ni lông, các loại bao bì làm từ nhựa; nghiên cứu vật liệu làm bao bì thân thiện với môi trường thay thế vật liệu bằng nhựa, tiến tới cấm sử dụng túi ni lông; cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất hàng hóa có trách nhiệm thu hồi bao bì, vỏ chai, đặc biệt là loại hóa chất độc hại. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) giải trình[60] về việc Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: rà soát, đề xuất sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng, ngăn chặn tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng đối với sản phẩm nhựa một lần của các doanh nghiệp, người dân và cộng đồng, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế, thân thiện môi trường; phát động phong trào toàn dân tham gia chống rác thải nhựa, cùng chung tay thành lập Liên minh chống rác thải nhựa,...

Về vấn đề xử lý tình trạng rác thải và nhập rác thải vào Việt Nam, cử tri tỉnh Long An kiến nghị cần có giải pháp hữu hiệu để xử lý tình trạng rác thải và nhập rác thải vào Việt Nam, Bộ TN&MT cho biết[61] Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03/02/2019, trong đó chính thức giao Bộ TN&MT giúp Chính phủ thống nhất quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước; Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, Bộ còn giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri[62] một số vấn đề như: nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013; về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả,...

 (8) Về tổ chức bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính

Về vấn đề văn hóa công vụ, cử tri tỉnh Khánh Hòa phản ánh vừa qua, một số lãnh đạo các bộ, ngành có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, gây bức xúc đối với cử tri và đề nghị chấn chỉnh tình trạng này. Bộ Nội vụ đã thông tin đến cử tri[63] về việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt “Đề án văn hóa công vụ”. Theo Đề án, đã xác định mục tiêu nâng cao văn hóa công vụ, góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi công vụ; đáp ứng yêu cầu phục vụ Nhân dân, xã hội. Bên cạnh đó, ngày 14/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019 - 2025”,...

Về việc thu hút nhân tài vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, cử tri TP. Hồ Chí Minh, Long An,... cho rằng cần có quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối với nhân tài để ngày càng thu hút được nhiều nhân tài làm việc trong cơ quan Nhà nước ở trung ương và trong các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Về vấn đề này, Bộ Nội vụ đã thông tin đến cử tri[64], ngày 05/6/2019 Bộ đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-BNV về Kế hoạch xây dựng Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài. Mục đích của Đề án là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách, giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách nhân tài, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng để thu hút, trọng dụng nhân tài tham gia vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Về cải cách hành chính, cử tri tỉnh Bình Dương đề nghị kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nâng cao tính hiệu quả trong cải cách hành chính. Bộ Nội vụ đã thông tin đến cử tri[65] về việc công tác cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt. Theo đó, công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã đạt được những kết quả thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chất lượng phục vụ người dân ngày càng được cải thiện. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan khắc phục những hạn chế trong công tác này.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ còn thông tin đến cử tri[66] về một số vấn đề như: Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến nội dung cử tri kiến nghị về thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, về việc sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ,... về việc tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về việc hướng dẫn cụ thể về đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức đối với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Tuyên Quang,...

 (9) Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Về xây dựng lực lượng quân đội, cử tri các địa phương Hải Phòng, Long An, Hải Dương,... kiến nghị quan tâm đầu tư xây dựng lực lượng quân đội chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đặc biệt cho lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác xây dựng, bảo vệ và quản lý biên giới quốc gia, nhất là vùng lãnh thổ trên biển,... Bộ Quốc phòng đã cung cấp thông tin cho cử tri[67] về chủ trương của Đảng, Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về việc đã xây dựng, trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhiều đề án, dự án về nâng cao tiềm lực quốc phòng, tập trung nguồn lực tài chính để mua sắm vũ khí, trang bị mới, hiện đại,...

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng thông tin cho cử tri các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Trà Vinh, Bắc Kạn,... về tiếp thu ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Dân quân tự vệ; về chế độ chính sách khen thưởng vật chất cho những người trực tiếp tham gia kháng chiến giải phóng miền Nam được tặng Huân chương Chiến sỹ giải phóng và những người tham gia kháng chiến chống Mỹ đã được tặng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang,...

Về việc đấu tranh, trấn áp tội phạm, cử tri các tỉnh Long An, Phú Thọ, Yên Bái,... băn khoăn về tình hình tội phạm xâm phạm trẻ em nhất là hiếp dâm trẻ em xảy ra tại nhiều địa phương, đề nghị Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, phòng ngừa, xử lý nghiêm minh với các loại tội phạm, đảm bảo cuộc sống bình an cho người dân,... Bộ Công an đã thông tin đến cử tri[68] về việc đã chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương hướng dẫn, tập huấn cho điều tra viên và lực lượng trực tiếp điều tra giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em về kỹ năng, quy trình điều tra thân thiện, bảo đảm quyền trẻ em, có biện pháp phù hợp bảo vệ nạn nhân bị xâm hại trong quá trình tố tụng, khám thương tích, giám định.

Ngoài ra, Bộ Công an còn thông tin đến cử tri tỉnh Bạc Liêu, Phú Thọ, Long An, Ninh Bình,... về việc bố trí lực lượng Công an chính quy về địa phương, chế độ chính sách, cũng như việc trang bị công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ đối với lực lượng này; về đề nghị sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan để xử lý nghiêm đối với hành vi sử dụng đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích khi lái xe,...

Về công tác phòng, chống tham nhũng,cử tri các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Tây Ninh, Thừa Thiên - Huế,... đề nghị xử phạt nặng, xử lý dứt điểm các vụ việc tham nhũng, các vụ án lớn và thu hồi hết tài sản do tội phạm tham nhũng gây ra và thông tin kịp thời trên báo đài để Nhân dân biết.Thanh tra Chính phủ thông tin với cử tri[69] về việc các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đã nỗ lực, cố gắng, tập trung lực lượng, tăng cường phối hợp trong phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng; việc xét xử được đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; các cơ quan chức năng đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng,...

2.2. Các kiến nghị của cử tri đã được giải quyết xong[70] (113 kiến nghị, chiếm 5,34%)[71], cụ thể như sau:

(1) Tiếp thu KNCT đã ban hành, sửa đổi, bổ sung được 22 văn bản quy phạm pháp luật[72], nhiều văn bản ngay sau khi ban hành có chính sách hỗ trợ giúp người dân khôi phục sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống như:

- Bộ NN&PTNT ðã trình Thủ týớng Chính phủ ban hành Quyết ðịnh 793/QÐ-TTg ngày 27/6/2019 về cõ chế, chính sách ðối týợng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi,... qua ðó ðã kịp thời hỗ trợ các ðối týợng bị thiệt hại phục hồi sản xuất (Tiếp thu KNCT các ðịa phýõng: Phú Thọ, Hưng Yên, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu,...).

- Bộ LĐTB&XH đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng[73], theo đó mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng tăng 7,194% (bằng tỷ lệ tăng tiền lương cơ sở) đã góp phần đảm bảo đời sống của người có công với cách mạng (Tiếp thu KNCT tỉnh Ninh Thuận, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Nai,...).

- Thông tư số 06/2019/TT-BNNPTNT ngày 19/7/2019 của Bộ NN&PTNT quy định hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp,... qua đó, quy định cụ thể về trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu sản xuất theo mùa vụ, quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, yêu cầu của thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; có giải pháp phòng chống rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên ở địa phương của  hợp tác xã nông nghiệp trong tổ chức thực hiện các hoạt động đặc thù[74](Tiếp thu KNCT tỉnhĐắk Lắk).

- Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có quy định về chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng, thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho các trường hợp đặc biệt,... ðể ðảm bảo quyền lợi cho ngýời tham gia BHYT (Tiếp thu KNCT tỉnhBình Thuận).

Ðặc biệt, trýớc phản ánh của cử tri nhiều ðịa phýõng về tình hình lừa ðảo bán nhà, bán ðất, thuộc các dự án không có thật, dự án chýa ðýợc cấp phép ðang có diễn biến phức tạp, Lãnh ðạo các ðịa phýõng ðã có nhiều giải pháp, kịp thời công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng ðất, thông tin ðầy ðủ về các dự án nhà ở ðã ðýợc phê duyệt, ðýợc cấp phép trên các phýõng tiện thông tin ðại chúng tại ðịa phýõng và trụ sở UBND huyện, xã ðể ngýời dân tham khảo. Ngày 30/9/2019, Bộ TN&MT ðã ban hành Công vãn số 4944/BTNMT-TCQLĐĐ ðề nghị UBND các ðịa phýõng tổ chức rà soát kiểm tra, xử lý nghiêm các chủ ðầu tý rao bán nhà ðất trái phép, chuyển quyền sử dụng ðất không ðúng quy ðịnh gây rủi ro cho ngýời mua nhà ðất, tác ðộng xấu lên thị trýờng bất ðộng sản và ảnh hýởng ðến tình hình an ninh trật tự tại các ðịa phýõng.

(2) Tiếp thu phản ánh của cử tri đối với một số hiện tượng tiêu cực diễn ra trong xã hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã tích cực tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong một số lĩnh vực như:

- Cử tri tỉnh Bình Dýõng ðề nghị các ngành chức nãng nên khẩn trýõng rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh khi có phát hiện các trýờng hợp không ðảm bảo về an toàn thực phẩm. Tiếp thu kiến nghị cử tri, theo trả lời của Bộ NN&PTNT[75], trong 6 tháng ðầu nãm 2019, ngành nông nghiệp ðã kiểm tra 34.220 cõ sở, xử phạt hành chính 1.947 cõ sở sản xuất kinh doanh vật tý nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản (chiếm 5,68%) giảm so với 6 tháng ðầu nãm 2018 (6,3%) nhýng với số tiền xử phạt 9,63 tỷ ðồng, tãng mạnh so với cùng kỳ nãm 2018 (3,3 tỷ ðồng).

- Cử tri tỉnh Thái Bình, Đắk Lắk, Vĩnh Long,... đề nghị thanh tra, rà soát lại để đảm bảo chế độ người có công với cách mạng được thực hiện chính xác, công bằng, đúng đối tượng. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, từ năm 2018 đến tháng 6 đầu năm 2019, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã kiểm tra 53.718 hồ sơ tại 12 địa phương (Thái Nguyên, Quảng Trị, Sơn La, Bắc Giang, Nam Định, Quảng Nam, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Dương, Lào Cai, Bình Định và Bình Phước), phát hiện 650 hồ sơ không đủ điều kiện hưởng chế độ phải đình chỉ trợ cấp và yêu cầu nộp trả ngân sách Nhà nước số tiền 63,718 tỉ đồng; 1.176 hồ sơ được Hội đồng giám định y khoa tỉnh kết luận sai tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học phải điều chỉnh mức trợ cấp[76].

- Cử tri tỉnh An Giang, Bến Tre,... kiến nghị ðẩy mạnh các hoạt ðộng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy ðịnh về trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Tiếp thu KNCT, Bộ GTVT[77] ðã chỉ ðạo tãng cýờng hoạt ðộng thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực này, cụ thể nhý: trong 6 tháng ðầu nãm 2019, các cõ quan chức nãng ðã tiến hành kiểm tra 73.981 xe, trong ðó có 7.592 xe vi phạm (chiếm tỉ lệ 10,2%), týớc 2.658 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nýớc 77,96 tỷ ðồng; thành lập 08 Ðoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy ðịnh của pháp luật trong công tác bảo trì công trình ðýờng bộ, sử dụng vốn từ quỹ bảo trì ðýờng bộ trung ýõng tại một số ðịa phýõng ðã kiến nghị thu hồi trên 688 triệu ðồng; qua thực hiện thanh tra chuyên ngành (39.427 cuộc thanh tra) ðã phát hiện 31.162 vụ vi phạm, xử phạt 475.661,91 triệu ðồng, tạm giữ 116 xe ô tô, ðình chỉ hoạt ðộng 175 bến và 215 phýõng tiện thủy nội ðịa,...

(3) Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện một số chính sách, pháp luật theo kiến nghị của cử tri về chính sách người có công, cấp bằng liệt sỹ, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới

- Tiếp thu KNCT của nhiều địa phương[78]về việc cần có chính sách ưu tiên quan tâm, hỗ trợ tài chính, chăm sóc sức khỏe, nhà ở,... tốt hơn nữa cho các đối tượng là người có công với cách mạng, Bộ LĐTB&XH cho biết mặc dù kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng hằng năm Nhà nước đều dành một phần ngân sách hơn 32 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chế độ ưu đãi cho 9,2 triệu người có công với cách mạng. Đồng thời, Nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp đã thực hiện các chương trình “Đền ơn đáp nghĩa”, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng[79].

- Tiếp thu KNCT nhiều địa phương[80] tại nhiều kỳ họp về việc giải quyết dứt điểm đối với các hồ sơ người có công còn tồn đọng, Bộ LĐTB&XH cho biết, Bộ  đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-BLĐTBXH ngày 20/3/2017 về quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công. Sau hơn 02 năm triển khai, Bộ đã phối hợp với các địa phương rà soát, xem xét trên 6.000 hồ sơ tồn đọng, qua đó đã xác nhận gần 2.000 liệt sĩ, trên 2.600 thương binh[81],...

-  Tiếp thu KNCT nhiều địa phương[82] tại nhiều kỳ họp về việc xem xét, điều chỉnh các hình thức hỗ trợ giảm nghèo để mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả hơn, chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện nay đang giảm dần cơ chế hỗ trợ cho không, chuyển mạnh sang hỗ trợ có điều kiện nhằm khuyến khích sự chủ động vươn lên thoát nghèo của người nghèo. Đồng thời Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020[83] của Chính phủ đã dành 71,60% tổng số vốn của Chương trình để hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn để giúp người dân tiếp cận được đầy đủ hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản[84].

- Tiếp thu KNCT nhiều địa phương[85] về việc nghiên cứu có các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các vùng, tỉnh nghèo,... nhằmthực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cơ cấu lại ngành nông nghiệp phù hợp với từng vùng, đặc biệt là gắn với xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy, đến tháng 6/2019, cả nước có 4.458 xã, chiếm 50,01% số xã và 77 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; về đích sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu của Chương trình. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh (thu nhập của cư dân nông thôn năm 2018 đạt khoảng 35,5 triệu đồng/người, tăng gần 4 lần so với năm 2008)[86].

2.3. Các kiến nghị đang trong quá trình xem xét để giải quyết[87] (247 kiến nghị, chiếm 11,68%)

Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực trong giải quyết các phản ánh, KNCT gửi đến kỳ họp thứ 7, tuy nhiên có nhiều vấn đề mà cử tri nêu chưa thể giải quyết được ngay trong một thời gian ngắn (giữa 2 kỳ họp) mà cần thêm thời gian để tổng kết, đánh giá thực tiễn, cần có nguồn lực để tổ chức thực hiện hoặc việc giải quyết cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng do vậy đến nay vẫn còn 247 KNCT gửi tới kỳ họp thứ 7 chưa được giải quyết nhưng đã được các bộ, ngành tiếp thu xây dựng lộ trình để giải quyết (có 212/247 kiến nghị có lộ trình[88] chiếm 85,82%)[89].

247 kiến nghị nêu trên có nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật như, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi),... và sửa đổi 91 văn bản quy phạm pháp luật (có danh mục tại Phụ lục 4) hoặc cần kinh phí để giải quyết, như nâng cấp, xây dựng một số tuyến quốc lộ; đầu tư cơ sở hạ tầng; chế độ chính sách đối với người có công,...

3. Tình hình giải quyết 662 kiến nghị tồn đọng từ những kỳ họp trước[90]

- Có 100 kiến nghị đã được giải quyết xong[91] (chiếm 15,11 %). Trong đó, một số Bộ đã giải quyết được nhiều kiến nghị tồn đọng như Bộ KH&ĐT (29); Bộ NN&PTNT (15), Bộ Công an (12)[92],...

- Còn 477 kiến nghị tồn đọng qua nhiều kỳ vẫn đang trong quá trình xem xét, giải quyết[93] (chiếm 72,05%).

- Có 85 kiến nghị đã được các cơ quan trả lời cung cấp thông tin cho cử tri[94] (chiếm 12,84%).

- Như vậy tổng số KNCT gửi tới các kỳ họp Quốc hội đến nay vẫn đang trong quá trình giải quyết là 724 kiến nghị (trong đó 247 là các kiến nghị gửi tới kỳ họp thứ 7 và 477 là các kiến nghị gửi tới từ các kỳ họp trước).

4.Đối với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC)[95](tiếp nhận 36 kiến nghị)

TANDTC, VKSNDTC đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu giải quyết, trả lời đối với 36/36 KNCT các địa phương[96] (đạt 100%), nội dung các kiến nghị liên quan đến việc đề nghị sớm đưa ra xét xử công khai những vụ án vận chuyển, mua bán chất ma túy; về tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức của hệ thống TAND; về khó khăn, vướng mắc khi thực hiện khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự; về tăng cường công tác xem xét, giải quyết kịp thời đơn kêu oan của phạm nhân; về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành kiểm sát; về tiếp tục rà soát, sửa đổi, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự,...

Tại kỳ họp trước, một số cử tri phản ánh việc xét xử tội phạm liên quan đến xâm hại trẻ em và tội phạm liên quan đến gian lận bảo hiểm còn gặp nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục tố tụng, nguyên nhân là do thiếu một số văn bản hướng dẫn. Tiếp thu KNCT, TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 “hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, Điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế và Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự” và Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 “hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi” để tháo gỡ các vướng mắc mà cử tri nêu, bảo đảm áp dụng đúng, thống nhất các quy định của pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án liên quan đến loại tội phạm này.

TANDTC, VKSNDTC đã giải đáp các kiến nghị cụ thể của cử tri như: TANDTC đã có chỉ đạo đối với TAND các cấp khẩn trương nghiên cứu, đưa ra xét xử công khai các vụ án vận chuyển ma túy với quy mô lớn[97]; TANDTC đang chỉ đạo thực hiện thí điểm mô hình Tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố[98]; TANDTC đã xây dựng và hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của TAND trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt[99]; trên cơ sở tổng kết việc áp dụng Bộ luật Hình sự[100], Luật Thi hành án Dân sự[101], Bộ luật Tố tụng Hình sự[102],... TANDTC sẽ nghiên cứu, xem xét ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật nếu cần thiết[103]; VKSNDTC sẽ ban hành văn bản để hướng dẫn, giải đáp những khó khăn vướng mắc của VKSND các cấp trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 09/02/2018[104]; VKSNDTC đang xây dựng 02 đề án “Bảo đảm kinh phí cho hoạt động đặc thù ngành kiểm sát Nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” và “Đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc cho ngành kiểm sát Nhân dân giai đoạn 2020 - 2025”[105]; TANDTC và VKSNDTC đã thường xuyên chỉ đạo tăng cường công tác giải quyết đơn, thư kêu oan của phạm nhân[106],...

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

(1)UBTVQH nhận thấy trong hơn 03 tháng qua (kể từ khi kỳ họp thứ 7 kết thúc) các bộ, ngành đã rất tích cực tập trung chỉ đạo giải quyết, trả lời một khối lượng rất lớn  2.224 kiến nghị của cử tri trên toàn quốc gửi tới kỳ họp, trong đó đã trả lời nhanh chóng, đầy đủ, đúng thời hạn với số lượng lớn KNCT, nổi bật là Bộ NN&PTNT (147/147KN), Bộ Công thương (95/95KN),… cơ quan đã giải quyết xong toàn bộ kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 như: Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao, NHNNVN. Nhiều Đoàn ĐBQH đánh giá cao về nội dung trả lời của các bộ, ngành: Bộ NN&PTNT[107]; Bộ Quốc phòng[108]; Bộ KH&ĐT[109]; Bộ Nội vụ[110]; Bộ Công an[111]; Bộ Tài chính[112],...

(2) Một số kiến nghị liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân đã được bộ, ngành nghiên cứu, giải quyết kịp thời, như:

+ Bộ GTVT tiếp thu KNCT tỉnh Đồng Tháp đã phân bổ 50 tỷ đồng trả cho các hộ dân có đất bị sụt, lún do thi công tuyến đường dẫn cầu Cao Lãnh - Vàm Cống; tổ chức họp và chỉ đạo Tổng Công ty Cửu Long phối hợp với Sở Giao thông vận tải Đồng Tháp điều chỉnh việc mở đường ngang dân sinh phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân[113].

+ Bộ Quốc phòng tiếp thu KNCT tỉnh Quảng Nam về việc thi công đường Trường Sơn Đông qua huyện Nông Sơn gây ảnh hưởng đến nhiều hộ dân ngoài thiết kế dự án đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án 46 làm việc với UBND, Ban Quản lý dự án huyện Nông Sơn và tổ chức kiểm tra hiện trường để thống nhất phương án giải quyết[114].

+ NNHN Việt Nam tiếp thu KNCT tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Thái Bình,... đã kịp thời có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng Nhà nước chi nhánh 63 địa phương rà soát, tổng hợp thiệt hại để áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn bị thiệt hại do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi (dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lợn đạt 53.360 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với hộ bị ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi là 1.697 tỷ đồng)[115]; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng hồ tiêu tại một số tỉnh Tây Nguyên[116].

(3) Nhiều bộ, ngành đã công khai văn bản trả lời cử tri trên cổng thông tin điện tử của cơ quan[117] qua đó cử tri, ĐBQH, các Đoàn ĐBQH có thể nhanh chóng nhận được trả lời cũng như giám sát việc trả lời các kiến nghị.

 (4) Đối với các kiến nghị chưa thể giải quyết ngay do chưa bố trí được nguồn vốn hoặc cần thời gian để tổng kết, sửa đổi các văn bản pháp luật được quan tâm (có 212/247 kiến nghị có lộ trình giải quyết, đạt 85,82%, cao so với kỳ họp thứ 6 có 205/272 kiến nghị có lộ trình đạt 75,36%), như:

- Cử tri tỉnh Bến Tre đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Bộ GTVT[118] nêu rõ lộ trình đến năm 2020, Bộ sẽ xây dựng xong dự thảo Nghị định thay thế.

- Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị cần đơn giản thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế. Bộ Tài chính cho biết[119], đang dự thảo Thông tư hướng dẫn và dự kiến ban hành vào năm 2020.

(5) Một số kiến nghị của UBTVQH nêu tại báo cáo giám sát các kỳ họp trước[120] đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời:

+ Về xử lý “tham nhũng vặt”: Ngoài các vụ việc tham nhũng lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh được cử tri đánh giá cao thì việc xử lý các vụ việc “tham nhũng vặt” cũng được quan tâm, chỉ đạo giải quyết. Ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt”[121], hầu hết các bộ, ngành, UBND các địa phương đều ban hành kế hoạch triển khai các giải pháp cụ thể phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và các địa phương, nhiều cách làm mới hiệu quả được cử tri đánh giá cao như: Sở NN&PTNN Quảng Ninh đã công khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin (24/24 giờ kể cả ngày nghỉ) phản ánh về các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, “vòi vĩnh” trong thực thi công vụ; UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị triển khai lắp đặt hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để kịp thời ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ,...; trước phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hiện tượng nhũng nhiễu, chung chi trong lĩnh vực thuế, hải quan, Bộ Tài chính đã tập trung kiểm tra công vụ tại các cơ quan thuế, hải quan mà doanh nghiệp phản ánh, trong 6 tháng đầu năm 2019 đã tổ chức 661 cuộc thanh tra, qua đó xử lý hành chính 38 cán bộ, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đối với 8 cán bộ, điều chuyển vị trí công tác đối với 4.250 công chức hải quan và 1.200 công chức ngành thuế tập trung tại một số địa bàn mà Doanh nghiệp phản ánh như Hải Phòng, Quảng Trị, Bình Phước,... Trong 06 tháng cuối năm dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức 700 cuộc thanh tra đối với các cơ quan thuế, hải quan, đồng thời thực hiện luân chuyển, điều chuyển công tác đối với các vị trí nhạy cảm. Bộ Y tế triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt,...

+ Về việc tiếp công dân: Tiếp thu kiến nghị cử tri, nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành tại các địa phương của Thanh tra Chính phủ đã lồng ghép với nội dung thanh tra công vụ về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, kết luận thanh tracông khai đã nêu đích danh một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị còn chưa tiếp công dân đầy đủ theo quy định của pháp luật[122], qua đó việc tiếp công dân có nhiều chuyển biến cả về chất lượng và số lượng (tỷ lệ tiếp công dân của người đứng đầu chính quyền các cấp tăng, hiện tượng ủy quyền cho cấp phó tiếp giảm). Thực tế thời gian qua cho thấy, tại một số địa phương xuất hiện nhiều mô hình tương tác, giao tiếp với người dân rất linh hoạt, hiệu quả như dịch vụ “chat” giữa người dân và chính quyền tại tỉnh Bắc Giang, Sở Xây dựng Tây Ninh đối thoại với người dân về cấp phép xây dựng trên cơ sở khai thác tính năng của ứng dụng Zalo; mô hình lãnh đạo trực tiếp hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng trọt, chăn nuôi và quảng bá sản phẩm trực tiếp ra thị trường chẳng hạn như Mô hình hội quán nông dân ở Đồng Tháp,... Qua Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, sự tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với Chính phủ cũng được tăng cường, trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ họp đã có 2.410 phản ánh, kiến nghị của người dân được tiếp nhận qua hệ thống trên, nhiều kiến nghị được xử lý kịp thời đã nhận được phản hồi tích cực và nhiều thư cảm ơn.

+ Tiếp thu KNCT về quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm, đây là vấn đề được cử tri kiến nghị tại rất nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, ngày 26/08/2019 Bộ GD& ĐT đã ban hành Quyết định số 2499 bãi bỏ một số điều trong Thông tư số 17[123] ngày 16/5/2012 theo hướng tăng cường công tác quản lý, đảm bảo chặt chẽ, minh bạch hơn trong hoạt động dạy thêm, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng trục lợi từ hoạt động dạy thêm, như “ép” học sinh học thêm, thu học phí cao, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm không đảm bảo, phòng học quá chật chội, không đủ ánh sáng,...; căn cứ chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT một số địa phương như Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Nội, Tp HCM,... đã ban hành hướng dẫn quy định về mức thu học phí trong học thêm tối đa đối với từng cấp học chỉ rõ những trường hợp không được dạy thêm là trẻ em trước khi vào lớp 1 và học sinh đã học 2 buổi/ngày,.... Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã tích cực, nỗ lực tìm nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường, về kiểm soát thực phẩm trong trường học[124] bước đầu có kết quả tích cực.

+ Về rà soát sửa đổi, bổ sung một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng đủ sức răn đe đồng thời hạn chế sự chênh lệch dẫn đến trường hợp xử phạt quá nặng hoặc quá nhẹ như dư luận phản ánh thời gian qua, cụ thể: Tiếp thu KNCT các tỉnh Tây Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bến Tre, An Giang,... và kiến nghị của UBTVQH tại báocáo các kỳ trước, Bộ Công an đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; NHNN Việt Nam sửa đổi, bổ sung Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Bộ NN&PTNN sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng; Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 169/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới Quốc gia. Các dự thảo sửa đổi, bổ sung đều đang được lấy ý kiến và dự kiến trình cấp có thẩm quyền ban hành trong năm 2020.

+ Về vấn đề kiềm chế tai nạn giao thông, tiếp thu KNCT nhiều địa phương như Lai Châu, Hải Phòng, Bình Dương, Yên Bái, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu,... và kiến nghị của UBTVQH tại kỳ trước, Bộ Công an, Bộ GTVT đã triển khai nhiều giải pháp tập trung xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn như: kiểm soát tải trọng phương tiện tại các đầu mối nguồn hàng, tổ chức các Trạm kiểm tra lưu động, cố định tại các điểm có dấu hiệu vi phạm trọng tải trên các tuyến quốc lộ trọng điểm[125]; kiểm tra, xử lý người điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn; các trường hợp chạy quá tốc độ, tránh, vượt sai quy định, vi phạm phần đường, làn đường[126], kết quả từ đầu năm đến nay đã xử lý hơn 2 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền 1.500 tỷ đồng, tạm giữ 22.392 ô tô, 266.548 mô tô, trong đó có 78.117 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 254 trường hợp vi phạm sử dụng chất ma túy,...

Bên cạnh đó, có kiến nghị gửi đến Quốc hội từ kỳ họp thứ 5 liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động làm việc trong ngành lưu trữ chưa được hưởng theo quy định của pháp luật. Sau một thời gian phối hợp giữa Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, đến nay kiến nghị nêu trên đã được giải quyết. Cụ thể người lao động trong ngành lưu trữ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật tương đương mức I (10.000 đồng/người/ngày)[127].

2. Tồn tại, hạn chế

2.1. Đối với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của UBTVQH, các Đoàn ĐBQH

Chất lượng tổng hợp, xử lý KNCT của các Đoàn ĐBQH mặc dù đã được nâng lên rõ rệt nhưng vẫn còn một số bất cập như: có trường hợp tổng hợp kiến nghị đề nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực thi hành[128]; một số kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương[129] vẫn được tổng hợp để gửi đến đề nghị các bộ, ngành giải quyết, trả lời,…

2.2. Đối với Chính phủ, bộ, ngành

Thứ nhất, một số văn bản trả lời còn chưa có đầy đủ thông tin để đại biểu Quốc hội trả lời cử tri

Mặc dù, các bộ, ngành đã tích cực, trách nhiệm trong việc trả lời các KNCT, phần lớn các văn bản trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm tuy nhiên vẫn còn có văn bản trả lời chưa rõ, thường trích dẫn các quy định đã có của pháp luật mà chưa xem xét, nghiên cứu các giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc cụ thể mà cử tri nêu, do đó cử tri tiếp tục kiến nghị[130],... Một số kiến nghị liên quan đến việc khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành, xử lý vi phạm trong ngành, trả lời thường đưa ra kết quả xử lý và giải pháp khắc phục chung chưa nêu kết quả xử lý cụ thể, chẳng hạn: cử tri nhiều địa phương (08 địa phương kiến nghị tại kỳ họp thứ 6[131] và 20 địa phương[132] tại kỳ họp thứ 7) kiến nghị cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018. Trả lời cử tri Bộ nêu:[133] Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm Phần mềm chấm thi; Công tác quán triệt quy chế thi; Công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục để triển khai tổ chức tốt kỳ thi 2019. Cử tri cho rằng vụ gian lận thi cử năm 2018 vừa qua, nhìn chung các địa phương đặc biệt là Hòa Bình và Sơn La đã xử lý nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe đối với các cán bộ, đảng viên có vi phạm. Có thể nói, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi. Đối với kỳ thi 2019, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, tuy nhiên cử tri mong muốn Bộ GD&ĐT khẩn trương tiếp tục rà soát, xử lý những vi phạm tại kỳ thi 2018 để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. 

Thứ hai, việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, trong giải quyết kiến nghị cử tri  chưa chặt chẽ, dẫn đến một số kiến nghị chưa rõ trách nhiệm do cơ quan nào chủ trì giải quyết

(1) Cử tri một số địa phương: Quảng Nam, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên... phản ánh về công tác quản lý, bảo trì đối với đoạn quốc lộ đi qua địa phương hiện không rõ cơ quan chịu trách nhiệm dẫn đến tình trạng xuống cấp.

Trả lời, Bộ GTVT nêu, do chưa có sự thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính trong việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ UBND tỉnh về Bộ GTVT quản lý đối với các tuyến đường này nên đã dừng việc sửa chữa định kỳ từ năm 2018 do chưa được cấp kinh phí[134],... Một số Đoàn ĐBQH cho rằng[135] việc không được kịp thời duy tu, bảo trì các tuyến đường khiến các phương tiện qua lại rất khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông, kiến nghị các Bộ khẩn trương phối hợp giải quyết dứt điểm các bất cập nêu trên vì đây là vấn đề liên quan đến hơn 4.700 km đường chạy qua địa phận 42 tỉnh, thành phố. 

(2) Cử tri Ninh Bình kiến nghị giải quyết chế độ BHXH đối với lao động có thời gian giữ chức danh Phó Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã đã đóng BHXH bắt buộc nhưng khi nghỉ hưu không được tính thời gian đóng BHXH đối với chức danh này (do việc thay đổi chính sách nên có những khoảng thời gian đối tượng này không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc nhưng một số địa phương vẫn triển khai áp dụng đóng bảo hiểm).

Ngay từ 2016, qua phản ánh của cử tri, phát hiện sai sót nêu trên, BHXH đã đề xuất hướng giải quyết vướng mắc trên với Bộ Nội vụ và Bộ LĐTB&XH[136] liên quan đến khoảng trên 10.000 lao động (bao gồm Phó Chỉ huy trưởng quân sự, công an và người làm việc theo hợp đồng lao động tại cấp xã)[137] cần sớm có hướng dẫn để giải quyết, trả lời dứt điểm với cử tri.

(3) Tại kỳ họp thứ 6, cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị nên bổ sung chế độ hỗ trợ cho hộ dân khi tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã.

Theo Bộ TN&MT thì kiến nghị này thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính; Bộ Tài chính cho rằng, Bộ TN&MT có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, nên kiến nghị nêu trên thuộc phạm vi trả lời của Bộ TN&MT. Do vậy cử tri Bắc Kạn lại tiếp tục gửi kiến nghị đến kỳ họp thứ 7, kiến nghị nêu trên được Văn phòng Chính phủ chuyểnBộ TN&MT xem xét, nội dung trả lời của Bộ nêu[138]...cử tri liên hệ với Bộ Tài chính để được trả lời cụ thể”. Như vậy, đã qua 02 kỳ họp Quốc hội, kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết (mặc dù Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về trách nhiệm giải quyết đối với các kiến nghị liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực).

Thứ ba, một số kiến nghị chưa được giải quyết do một số Bộ chậm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc chậm triển khai các quy định của pháp luật

(1) Về việc thí điểm triển khai taxi công nghệ[139]

Ngày 07/01/2016, Bộ GTVT ban hành Quyết định số 24/QĐ-BGTVT về việc thí điểm taxi công nghệ tại 05 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh. Đến nay, đã gần 04 năm, Bộ vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của loại hình taxi này, dẫn đến xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng taxi, taxi công nghệ hoạt động cả ở địa phương khác, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước và ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội[140]. Theo trả lời, Bộ GTVT cho biết Bộ đang “sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, trong đó có liên quan đến taxi công nghệ. Đây là vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm, kiến nghị Bộ GTVT khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi trong năm 2019.

(2) Về khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế

Cử tri nhiều địa phương[141] đã liên tục kiến nghị với Bộ Y tế qua nhiều nhiệm kỳ Quốc hội[142] về việc cần tổ chức khám, chữa bệnh cho người cho người có thẻ BHYT vào tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy, chủ nhật)[143]. Mặc dù UBTVQH  đã kiến nghị từ kỳ họp thứ 7[144] nhưng đến nay Bộ Y tế vẫn chưa báo cáo về giải pháp và lộ trình thực hiện. Kiến nghị Bộ sớm có ý kiến chính thức bằng văn bản đối với vấn đề mà UBTVQH kiến nghị.   

Thứ tư, một số kiến nghị đã được các Bộ ngành tiếp thu, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện nhưng chuyển biến còn chậm nên cử tri vẫn bức xúc, tiếp tục có kiến nghị

(1) Liên quan đến lĩnh vực giáo dục

Vấn đề lạm thu đã được cử tri nhiều địa phương đề cập và được UBTVQH kiến nghị Bộ GD&ĐT[145] quan tâm phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết mọi gia đình có con đang đi học. Tiếp thu kiến nghị, Bộ đã chỉ đạo Sở GD&ĐT các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc thu đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 55[146] của Bộ, ngoài ra còn ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/08/2018 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân, đồng thời thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện xử lý, vi phạm. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng hiện tượng lạm thu hoặc thu trái quy định vẫn diễn biến phức tạp (đặc biệt là khoảng thời gian đầu năm học). Xuất hiện nhiều hình thức mới để vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua Ban đại diện cha mẹ  học sinh, qua các thầy cô giáo. Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, mua mực in,... Việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ. Đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương phát hiện xử lý nghiêm, tập thể, cá nhân vi phạm, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên.

  (2) Liên quan đến lĩnh vực giao thông

Chất lượng của các công trình giao thông là vấn đề đã được cử tri đặt ra tại nhiều kỳ họp[147], ngay cả tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, mặc dù Bộ cũng đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục nhưng cử tri cho rằng còn chưa hiệu quả, hiện tượng nhiều dự án giao thông có mức đầu tư lớn liên tục gặp sự cố về chất lượng, có dự án mới đưa vào khai thác đã hư hỏng, xuống cấp như đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư sê (Gia Lai) sụt lún khoảng 130m chiều dài chỉ sau khoảng 3 tháng đưa vào sử dụng, trước đó là dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi,... cử tri cho rằng công tác thiết kế, quản lý chất lượng, giám sát, năng lực thi công của nhà thầu trong một số trường hợp còn chưa đảm bảo, gây lo lắng cho người dân và tăng chi phí của xã hội để khắc phục hậu quả. Kiến nghị Bộ sớm đánh giá chính xác nguyên nhân và xem xét trách nhiệm cá nhân, đơn vị khi để xảy ra tình trạng trên.   

(3) Liên quan đến vấn đề đạo đức công vụ

Hiện tượng tham nhũng xảy ra trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật đã được cử tri phản ánh từ lâu, ngoài ra từ thực tế phát hiện sai phạm của một số thanh tra viên Bộ Xây dựng tại Vĩnh Phúc, Chánh Thanh tra Bộ TT&TT bị khởi tố, bắt tạm giam trong thời gian qua cho thấy,

đây là một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng tác hại, hậu quả mà nó gây ra trong dư luận xã hội là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của Nhân dân. Kiến nghị người đứng đầu cơ quan có chức năng chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật cần tập trung rà soát, thanh lọc đội ngũ cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác đảm bảo bố trí đúng cán bộ có năng lực, phẩm chất và đạo đức công tác tại các vị trí nhạy cảm này.

III. Kiến nghị

1. Đối với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của UBTVQH, Đoàn ĐBQH

Thứ nhất, các ĐBQH tăng cường khai thác các văn bản trả lời KNCT của các bộ, ngành[148] tại mục Ý kiến cử tri trên ứng dụng phần mềm cung cấp thông tin, tài liệu tới đại biểu Quốc hội thông qua các thiết bị di động, để có thể giải đáp ngay cho cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri các kiến nghị đã được bộ, ngành trả lời từ các kỳ họp trước, hạn chế việc tiếp tục tổng hợp những kiến nghị này tới các cơ quan yêu cầu trả lời khiến cử tri phải chờ đợi lâu, đồng thời gây quá tải lên các cơ quan này.

Thứ hai, tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng để tiếp thu được những kiến nghị mang tính chuyên môn, chuyên sâu phục vụ công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong thực tiễn.

2. Đối với Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang b

Thứ nhất, đối với Chính phủ:

- Chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng kế hoạch giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế đã nêu trong báo cáo và gửi kết quả giải quyết tới UBTVQH trước tháng 4/2020 để kịp báo cáo cử tri tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2020).

- Đối với các kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của hai Bộ, ngành trở lên, chỉ đạo các bộ phối hợp thực hiện đúng Quyết định số 33/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến, cụ thể:

+ Chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với BHXH Việt Nam và Bộ LĐTB&XH giải quyết dứt điểm vướng mắc trong thực hiện chi trả BHXH đối với 7.111 Phó chỉ huy trưởng Quân sự xã; 4.701 Phó Trưởng công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động tại xã đã đóng BHXH bắt buộc nhưng chưa được hưởng đủ chế độ (theo KNCT tỉnh Ninh Bình).

 + Chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết dứt điểm việc điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ UBND cấp tỉnh về Bộ GTVT quản lý liên quan đến hơn 4.700 km đường qua địa bàn của 42 tỉnh hiện đang chưa được cấp kinh phí từ ngân sách theo quy định để duy tu bảo dưỡng nên đang xuống cấp nhanh.

+ Chỉ đạo Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Tài chính giải quyết, trả lời rõ về chế độ đối với người dân khi tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp xã hay không có được hỗ trợ kinh phí hay không? (theo KNCT tỉnh Bắc Kạn).

Thứ hai, đối với một số bộ, ngành:

(1) Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

(2) Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, có lộ trình thực hiện kiến nghị của UBTVQH tại kỳ họp trước về việc chỉ đạo tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT tổ chức khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT vào các ngày trong tuần (kể cả thứ bảy và chủ nhật)[149].

(3) Đối với 247 kiến nghị đang giải quyết cần đảm bảo thực hiện đúng lộ trình và thời gian dự kiến giải quyết xong như đã trả lời công khai với cử tri tại văn bản trả lời.

Trên đây là kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kính trình Quốc hội./.

 

[1] Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết, trả lời KNCT.

[2] Theo Báo cáo của 63 Đoàn ĐBQH các địa phương.

[3] 2.251 kiến nghị đã được cập nhận tại mục Ý kiến cử tri trên phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin, tài liệu tới đại biểu Quốc hội thông qua các thiết bị di động (trong đó có 1.441 KN gửi tới trước kỳ họp 7 và  810 KN gửi tới sau kỳ họp 7).

[4] Kỳ họp thứ 6 có 1.408 cuộc tiếp xúc cử tri 2.293KN đã chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; các kiến nghị đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và tại Mục Ý kiến cử tri.

[5] Còn lại 13 kiến nghị chưa được trả lời, chi tiết tại Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết, trả lời KNCT.

[6] Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết, trả lời KNCT.

[7] Tây Ninh, Bình Định,Bình Dương,..

[8] Văn bản số 2490, 2491/UBPL14 ngày 5/8/2019, số 2599/UBPL14 ngày 14/9/2019 của UBPL.

[9] Cà Mau, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Tiền Giang, Quảng Trị, Kiên Giang, Phú Thọ, Long An, Nam Định, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bắc Kạn, Lào Cai, Quảng Bình,...

[10] Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi); Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật Thư viện; Dự án Luật Kiến trúc; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức; Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Dự bị động viên; Dự án Luật Thi hành án hình sự.

[11] Kiến nghị luật hóa các quy định xử lý nghiêm các hành vi xâm hại đến con người và xã hội do những người uống rượu, bia gây ra theo hướng tăng nặng hình phạt đối với những người uống rượu bia gây tai nạn cho người khác,... (Tiền Giang) đã được tiếp thu vào Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Kiến nghị cần đẩy mạnh phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư công, phân cấp điều chỉnh dự án, phân cấp phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư gắn với trách nhiệm của từng cấp (Phú Thọ) đã được tiếp thu vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư công. Kiến nghị bổ sung thêm trường hợp không xử phạt về thủ tục thuế đối với hành vi: chậm nộp hồ sơ quyết toán thu nhập cá nhân và có phát sinh số thuế được hoàn đối với cá nhân trực tiếp quyết toán; sửa đổi quy định về tính tiền chậm nộp do việc tính tiền chậm nộp không phải là tiền phạt vi phạm hành chính, không phải là biện pháp khắc phục hậu quả (TP Hải Phòng) đã được tiếp thu vào Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Kiến nghị cần quan tâm luật hóa các quy định Luật Giáo dục theo hướng xử lý nghiêm để bảo đảm tính răn đe, góp phần giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bạo lực học đường, vi phạm đạo đức nghề nghiệp... (Tiền Giang) đã được tiếp thu vào Luật Giáo dục (sửa đổi).

[12]Phú Thọ, Nghệ An, Bình Thuận, Tiền Giang, Quảng Trị, Tây Ninh, Sóc Trăng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội,…

[13] Văn bản số 2311/UBVCĐXH14 ngày 19/9/2019 của Ủy ban Về các vấn đề xã hội.

[14]TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Định, Ninh Thuận, Tây Ninh, An Giang,...

[15] Văn bản số 1657/UBTCNS14 ngày 15/8/2019 của UBTC&NS.

[16] Văn bản số 2074/UBTP14 ngày 05/8/2019 của UBTP.

[17] Văn bản số 2998/TTKQH-GS ngày 7/8/2019 của TTKQH.

[18]Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,...

[19]Các bộ báo cáo gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

[20] Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Quỹ Phòng chống HIV/AIDS, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Viễn thông công ích, Quỹ Tích lũy trả nợ, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo trì đường bộ, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ Việc làm ngoài nước, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Quốc gia phát triển khoa học công nghệ, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ môi trường.

[21]Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Lâm Đồng, Tp. Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa và Hưng Yên.

[22] Tại phiên giải trình HĐDT đã chỉ ra một số chính sách còn chưa phù hợp thực tế, tính khả thi chưa cao, nặng về hỗ trợ; tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ, ngành và địa phương, bố trí nguồn lực chưa đáp ứng kịp thời và kiến nghị khắc phục các tồn tại, hạn chế này.

[23] Tại phiên giải trình, UBVCVĐXH đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi, người khuyết tật như: vẫn còn một số người cao tuổi, khuyết tật chưa được tiếp cận, tiếp cận chưa đầy đủ chính sách ưu đãi của Nhà nước về y tế, giáo dục, việc làm, năng lực cán bộ thực hiện công tác trợ giúp xã hội còn hạn chế,… và kiến nghị các bộ, ngành liên quan có giải pháp khắc phục.

[24] Tại phiên giải trình, UBVCVĐXH đã làm rõ các hạn chế, khó khăn, vướng mắc và trách nhiệm của Bộ Y tế cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, các địa phương, đồng thời cũng nhằm thông tin minh bạch với cử tri và Nhân dân cả nước về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập,…

[25] Yên Bái, An Giang, Trà Vinh, Thái Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

[26]Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về việc thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”. Đoàn giám sát đã ban hành Kế hoạch chi tiết, yêu cầu Chính phủ, 11 bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo và sẽ trực tiếp giám sát tại 17 địa phương trên cả nước.

[27] Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết, trả lời 2.127 KNCT gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: BCA 141,  BCT 95, BGTVT 160, BGD&ĐT191, BKH&ĐT 130, BKH&CN 09, BLĐTB&XH 167, BNN&PTNT 147 , BNV 141, BNG 11, BQP 61, BTC 107, BTN&MT 205, BTTTT 23, BTP 60, BVHTT&DL 33, BXD 52, BYT 131, UBDT 07, VPCP 206, BHXHVN 08, NHNNVN 08, NHCSXH 05, TTCP 29.

[28] Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết, trả lời KNCT: BCA 78, BCT 87, BGTVT 150, BGD&ĐT 171, BKH&ĐT 111, BKH&CN 06, BLĐTB&XH 159, BNN&PTNT 126, BNV 140, BNG 11, BQP 38, BTC 88, BTN&MT 170, BTTTT 18, BTP 49, BVHTT&DL 31, BXD 39, BYT 75, UBDT 02, VPCP 163, BHXHVN 04, NHNNVN 08, NHCSXH 05, TTCP 27.

[29]Phú Thọ, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu,...

[30] Văn bản số 5608/BNN-TY ngày 05/8/2019 của Bộ NN&PTNT.

[31] Đồng Tháp, Hậu Giang, Hà Nam, Bình Định, Bắc Giang, An Giang,…

[32] Văn bản số 5846 /BNN-KH ngày 22/8/2019, văn bản số 5757 /BNN-KH ngày 09/8/2019, văn bản số 5155/BNN-CBTTNS ngày 19/7/2019 của Bộ NN&PTNT,…

[33] Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh, Vĩnh Long, Quảng Nam, Đắk Lắk,  Long An, Gia Lai, Bắc Giang, Hà Nam, An Giang, Tiền Giang, Đắk Nông, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Phú Yên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Thanh Hóa,...

[34] Văn bản số 3166/LĐTBXH-VP ngày 05/8/2019 của Bộ LĐTB&XH trả lời cử tri tp Hải Phòng.

[35] Văn bản số 3396/LĐTBXH-VP ngày 09/8/2019 của BLĐTB&XH trả lời cử tri tỉnh Ninh Thuận.

[36] Công văn số 42/CV-VPQGGN ngày 11/3/2019 của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo.

[37] Dấu xác nhận sẽ được đóng vào ô của năm thực hiện rà soát và có quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong năm tiếp theo.

[38] Hà Nội, Thái Bình, An Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hà Giang,...

[39] Văn bản số 3029/BVHTTDL-VP ngày 02/8/2019 của Bộ VHTT&DL trả lời cử tri tp Hà Nội.

[40] Bắc Kạn, Bình Định, Cần Thơ.

[41] Văn bản số 3720/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 22/8/2019 của Bộ GD&ĐT trả lời cử tri TP Cần Thơ; văn bản số 3810/BGDĐT-GDTH ngày 22/8/2019 của Bộ GD&ĐT trả lời cử tri tỉnh Bình Dương.

[42] Theo quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018  của Chính phủ quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

[43] Văn bản số 4624/BYT-VPB1 ngày 09/8/2019 của Bộ Y tế trả lời cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

[44] Hòa Bình, Ninh Bình, Long An, Hải Phòng, Thái Bình,…

[45] Văn bản số 5365/KHĐT-TH ngày 31/7/2019 của Bộ KHĐT trả lời cử tri tỉnh Quảng Bình.

[46] Văn bản số 9002/BTC-QLG ngày 07/8/2019 và văn bản số 9048/BTC-NSNN ngày 08/8/2019 của Bộ TC.

[47] Văn bản số 9553/BTC-TCDN ngày 16/8/2019 của Bộ TC.

[48] Văn bản số 5042/NHNN-VP ngày 01/7/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời cử tri tỉnh Lào Cai.

[49] Lãi suất cho vay hộ nghèo: năm 2014 từ 7,8% được điều chỉnh giảm xuống 7,2%/năm và từ năm 2015 đến nay tiếp tục giảm còn 6,6%/năm; lãi suất cho vay hộ cận nghèo từ 10,14% /năm (tháng 2/2013) giảm xuống còn 9,36%/năm (tháng 10/2013), 8,64%/năm(năm 2014) và từ năm 2015 đến nay là 7,92%/năm; lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo quy định bằng 125% mức lãi suất cho vay hộ nghèo, hiện nay là 8,25%/năm.

[50] Văn bản số 5432/BCT-KH ngày 29/7/2019 của Bộ Công thương.

[51] Văn bản số 5418/BCT-KH ngày 29/7/2019 của Bộ Công thương trả lời cử tri tỉnh Ninh Thuận.

[52] Lâm Đồng, Quảng Nam, Đắc Lắk, Hải Dương, Hòa Bình, An Giang, Cần Thơ, tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Bình Định, Bình Phước, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Tây Ninh,...

[53] Văn bản số 1885/BXD-QHKT ngày 12/8/2019 của Bộ Xây dựng trả lời cử tri tỉnh Đồng Nai.

[54] Quy định tại khoản 7 Điều 62 Luật Quy hoạch đô thị 2009 và điểm a khoản 1 Điều 94 Luật Xây dựng 2014.

[55] Văn bản số 6847/BGTVT-ATGT ngày 24/7/2019, văn bản số 7117/BGTVT-TCCB ngày 31/7/2019, văn bản số 6852/BGTVT-ATGT ngày 24/7/2019 của Bộ GTVT.

[56] Văn bản số 7437/BGTVT-ĐTCT ngày 09/8/2019 và 7410/BGTVT-ĐTCT ngày 08/8/2019 của Bộ GTVT.

[57] Văn bản số 7005/BGTVT-ĐTCT ngày 29/7/2019 của Bộ GTVT trả lời cử tri tỉnh Bạc Liêu.

[58] Nam Định, Đắk Lắk, Hải Phòng.

[59]Khánh Hoà, Đồng Tháp, Hà Nội, Trà Vinh, An Giang,...

[60] Văn bản 3937/BTNMT-PC ngày 14/8/2019 của Bộ TN&MT trả lời cử tri tỉnh Khánh Hoà, Đồng Tháp, Hà Nội, Trà Vinh, An Giang.

[61] Văn bản 3937/BTNMT-PC ngày 14/8/2019 của Bộ TN&MT trả lời cử tri tỉnh Long An.

[62] Nam Định, Ninh Thuận, Nghệ An.

[63] Văn bản số 3487/BNV-CCVC ngày 31/7/2019 của Bộ Nội vụ trả lời cử tri tỉnh Khánh Hòa.

[64] Văn bản số 2950/BNV-CCVC ngày 02/7/2019 của Bộ Nội vụ trả lời cử tỉnh tỉnh Long An; văn bản 3406/BNV-CCVC ngày 26/7/2019 của Bộ Nội vụ trả lời cử tri tp Hồ Chí Minh.

[65] Văn bản số 3540/BNV-CCHC ngày 02/8/2019 của Bộ Nội vụ trả lời cử tri tỉnh Bình Dương.

[66] Bạc Liêu, Hải Phòng, Lào Cai, Cà Mau, Bình Định, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang,...

[67] Văn bản số 7119/BQP-TC ngày 5/7/2019 của Bộ QP trả lời cử tri các địa phương: Hải Phòng, Long An, Hải Dương.

[68] Văn bản số 2465/BCA-V01 ngày 28/8/2019 của Bộ CA trả lời cử tri tỉnh Long An, Phú Thọ, Yên Bái,...

[69] Văn bản số 1440/TTCP-KHTH ngày 23/8/2019  của TTCP trả lời cử tri tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Thuận, Tây Ninh,Thừa Thiên Huế,...

[70] Phụ lục 3: 115 kiến nghị gửi đến kỳ họp thứ 7 được giải quyết, trong đó Chính phủ, các bộ giải quyết 113 KN: (BCA 24, BCT 02, BGTVT 06, BGD&ĐT 09, BKH&ĐT 08, BKHCN 01, BLĐTB&XH 03, BNN&PTNT 10, BNV 01, BTC 06, BTN&MT 16, BTTTT 01, BTP 01, BVHTT&DL 02, BXD 01, BYT 07, VPCP 12, BHXHVN 01, TTCP 01); TANDTC: 02 KN

[71] Kỳ họp thứ 6 có 191/2.174 KN được giải quyết chiếm 8,79%.

[72]Phụ lục 3. Bảng 2. Danh sách 24 văn bản đã được ban hành, trong đó Chính phủ, các bộ: 22 văn bản; TANDTC: 02 văn bản.

[73] Thay thế Nghị định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018.

[74] Văn bản số 5606/BNN-KTHT ngày 05/8/2019 của Bộ NN&PTNT.

[75] Văn bản số 5254/BNN-QLCL ngày 23/7/2019 của BNN&PTNT trả lời cử tri tỉnh Bình Dương.

[76] Văn bản số 3355/LĐTBXH-VP ngày 09/8/2019 của Bộ LĐTB&XH trả lời cử tri Thái Bình, Đắk Lắk, Vĩnh Long.

[77] Văn bản số 8228 /BGTVT-VP ngày 29/8/2019 của Bộ GTVT trả lời cử tri tỉnh An Giang, Bến Tre.

[78]Ninh Thuận, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long,...

[79] Văn bản số 3373/LĐTBXH-VP ngày 09/8/2019 của Bộ LĐTB&XH.

[80] Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Vĩnh Long, Bình Định,…

[81] Văn bản số 3387/LĐTBXH-VP ngày 09/8/2019 của Bộ LĐTB&XH.

[82] Hòa Bình, Nghệ An, Bắc Kạn,…

[83] Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[84] Văn bản số 3400 /LĐTBXH-VP ngày 09/8/2019 của Bộ LĐTB&XH.

[85] Đắk Nông, Bình Định, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Thuận, Cao Bằng, …

[86] Văn bản số 5832/BNN-KH ngày 22/8/2019 của Bộ NN&PTNT.

[87] Phụ lục 4. Danh mục 247 kiến nghị và 91 văn bản cử tri yêu cầu sửa đổi (đang được các bộ, ngành xem xét để sửa đổi, bổ sung) gửi tới kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: BCA 39, BCT 06, BGTVT 04, BGD&ĐT 07, BKH&ĐT 11, BKHCN 02, BLĐTB&XH 05, BNN&PTNT 11, BQP 23, BTC 13, BTN&MT 19, BTTTT 04, BTP 10,  BXD 12, BYT 49, UBDT 05, VPCP 23, BHXHVN 03, TTCP 01.

[88] Phụ lục 4. Bảng 5. Danh mục 212 kiến nghị đã có lộ trình giải quyết.

[89] Kỳ họp thứ 6 có 205/272 kiến nghị có lộ trình, chiếm 75,36% tổng số kiến nghị đang giải quyết.

[90] Phụ lục 5. Bảng 7. Tổng hợp số liệu về kết quả giải quyết đối với 662 KN tồn đọng từ các kỳ họp trước. BCA 63, BCT 34, BGTVT 06, BGD&ĐT 17, BKH&ĐT 60, BKH&CN 02, BLĐTB&XH 83, BNN&PTNT 36, BNV 63, BQP 09, BTC 35, BTN&MT 24, BTTTT 12, BTP 13, BVHTT&DL 11, BXD 07, BYT 39, UBDT 11, VPCP 104, BHXHVN 02, TTCP 31.

[91] Phụ lục 6. Danh mục 100 kiến nghị tồn đọng qua các kỳ họp đã được giải quyết. BCA 12, BKH&ĐT 29, BLĐTB&XH 01, BNN&PTNT 15, BTC 08, BTNMT 04, BVHTT&DL 03, BXD 02, BYT 02, VPCP 24.

[92] Phụ lục 6. Danh mục 100 kiến nghị tồn đọng qua các kỳ họp của Quốc hội đã được giải quyết.

[93] Phụ lục 6. Danh mục 477 KN chưa được giải quyết. BCA 45, BCT 08, BGTVT 04, BGD&ĐT 13,  BKH&ĐT 28, BKHCN 02, BLĐTB&XH 81, BNN&PTNT 19, BNV 63, BQP 09, BTC 26, BTNMT 20, BTTTT 09, BTP 09, BVHTT&DL 07, BXD 05, BYT 37, UBDT 11, VPCP 54, BHXHVN 02, TTCP 25.

[94] Phụ lục 5. Bảng 7. Tổng hợp số liệu đối với 85 KN giải trình: BCA 06, BCT 26, BGTVT 02, BGD&ĐT 04, BKH&ĐT 03, BLĐTB&XH 01, BNN&PTNT 02, BTC 01, BTTTT 03, BTP 04, BVHTT&DL 01, VPCP 26, TTCP 06.

[95] Phụ lục 2. Tòa án nhân dân tối cao 29 kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao 07 kiến nghị.

[96] Bến Tre, Thái Bình, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Gia Lai, Bình Định, Đồng Tháp, Nam Định, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình,...

[97] Văn bản số 207/TANDTC-V1 của TANDTC trả lời cử tri tỉnh Thái Bình.

[98] Văn bản số 633/TANDC ngày 01/8/2019 của TANDTC trả lời cử tri tỉnh Hòa Bình.

[99] Văn bản số 634/TAND-TCCB ngày 01/8/2019 của TANDTC trả lời cử tri tỉnh Lạng Sơn.

[100] Khoản 2, Điều 117, Bộ luật Hình sự  (KNCT tỉnh Bến Tre); Điều 36, Bộ luật Hình sự (KNCT tỉnh Hòa Bình); Điều 318, Bộ luật Hình sự (KNCT tỉnh Nam Định).

[101] Điểm d khoản 1 Điều 7 và Điều 7a; điểm b khoản 1 Điều 7b; khoản 3 Điều 69; khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành ánh dân sự (KNCT tỉnh Bến Tre).

[102] Điều 119, Bộ luật Tố tụng Hình sự (KNCT tỉnh Hòa Bình).

[103] Báo cáo số 48/BC-TA ngày 26/8/2019 của TANDTC về tổng hợp kết quả giải quyết và trả lời KNCT.

[104] Văn bản số 3038/VKSTC-V14 ngày 12/7/2019 của VKSNDTC trả lời cử tri tỉnh Bến Tre.

[105] Văn bản số 3076/VKSTC-C3 ngày 16/7/2019 của VKSNDTC trả lời cử tri tỉnh Thanh Hóa.

[106] Văn bản số 208/TANDTC-V1 ngày 13/8/2019 của TANDTC và văn bản số 3481/VKSNDTC-V7 ngày 05/8/2019 của VKSNDTC trả lời cử tri tỉnh Tuyên Quang.

[107] 07 Đoàn ĐBQH gồm: An Giang, Bình Thuận, Yên Bái, Đắk Nông, Đồng Tháp, Hưng Yên, Kiên Giang.

[108] 06 Đoàn ĐBQH gồm: An Giang, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Đắk Nông, Kiên Giang.

[109] 06 Đoàn ĐBQH, gồm: Thừa Thiên - Huế, Yên Bái, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kiên Giang, Nam Định.

[110] 05 Đoàn ĐBQH gồm: Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Ðắk Nông, Ðồng Tháp, Hýng Yên.

[111] 04 Đoàn ĐBQH gồm: An Giang, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang.

[112] 04 Đoàn ĐBQH gồm: Quảng Ngãi, Trà Vinh, Kiên Giang, Nam Định.

[113]Văn bản số 7760/BGTVT-KHĐT ngày 19/8/2019 của Bộ GTVT.

[114]Văn bản số 8024/BQP-VP ngày 26/7/2019 của Bộ Quốc phòng.

[115]Văn bản số 5936/NHNN-VP ngày 01/8/2019 của NHNNVN.

[116]Văn bản số 5937/NHNN-VP ngày 01/8/2019 của NHNNVN.

[117]Chỉ còn một số bộ, ngành chưa công khai kết quả giải quyết, trả lời KNCT trên cổng thông tin điện tử của cơ quan: Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, VPCP, TTCP.

[118] Văn bản số 6948/BGTVT-PC ngày 26/7/2019 trả lời cử tri tỉnh Bến Tre.

[119] Văn bản số 8015/BTC-TCT ngày 12/7/2019 của Bộ Tài chính trả lời cử tri tỉnh Trà Vinh.

[120]Báo cáo số 340 /BC-UBTVQH14 ngày 25/10/2018; Báo cáo số 394/BC-UBTVQH14 ngày 17/5/2019.

[121] Chỉ thị số 10/CT-TTG ngày 22/4/2019 của Thủ tướng CP về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

[122]Giám đốc Sở Nội vụ, Sở NN&PTNT, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Trà Vinh; Giám đốc Sở NN PTNT, Sở Văn hóa, thể thao & du lịch, Sở Nội vụ, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.

[123] Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm và học thêm; Quyết định 2499/2019/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT công bố hết hiệu lực các điều: 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.

[124] Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ và giải pháp của năm học 2019 - 2020 của ngành giáo dục, trong đó chỉ đạo các địa phương có các giải pháp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong trường học,…

[125] Báo cáo số 8228/BGTVT-VP ngày 29/8/2019 của Bộ GTVT.

[126]Văn bản số 2162/BCA-V01 ngày 06/8/2019 của Bộ Công an (theo kiến nghị của cử tri Phú Thọ, Long An, Ninh Bình, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai).

[127]Bộ Nội vụ (Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước) đã ban hành văn bản số 947/VTLTNN-TCCB ngày 11/9/2019 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động trong ngành Lưu trữ.

[128] Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế hoặc sửa đổi Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày 30/01/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước để thay thế cho Nghị định số 99/2012/NĐ-CP (Văn bản trả lời số 5369/BKHĐT-TH ngày 31/7/2019 của Bộ KH&ĐT)

[129]Cử tri tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ KH&ĐT trình Chính phủ bố trí vốn đầu tư nâng cấp tuyến tỉnh lộ 665 thuộc địa bàn huyện Chư Prông. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, hệ thống đường giao thông địa phương do UBND tỉnh quản lý và đầu tư (Văn bản trả lời số 7354/BGTVT-KHĐT ngày 07/8/2019 của Bộ GTVT).

[130]+ Cử tri tỉnh Bạc Liêu đề nghị những cán bộ đã bị kỷ luật không được luân chuyển lên cấp trên (bị kỷ luật ở cấp huyện thì không luân chuyển lên cấp tỉnh) mà cần phải giữ lại đơn vị đó, phân công làm công tác chuyên môn, như vậy mới có sức răn đe, hạn chế tình trạng vi phạm kỷ luật,... Bộ Nội vụ trả lời đã liệt kê các quy định về luân chuyển cán bộ thì không điều động về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển mà chưa thông tin cụ thể đến cử tri việc Bộ đã triển khai thực hiện như thế nào trên thực tế.

+ Cử tri tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân Khu 5 tổ chức giao Huân, Huy chương kháng chiến còn lưu giữ ở đơn vị về Ban Chỉ huy Quân sự các địa phương để tổ chức trao cho người có công (do nhiều người không đủ điều kiện, sức khỏe để đến Quân Khu 5 nhận Huân, Huy chương của mình). Bộ Quốc phòng lại nêu theo quy định của pháp luật thì việc trao thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến đối với các trường hợp này do địa phương tổ chức trao tặng. Theo kiến nghị của Ban Dân nguyện, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chỉ đạo Quân khu 5 kiểm tra, làm rõ nội dung KNCT

[131]Cử tri 08 địa phương kiến nghị tại kỳ họp thứ 6: Tiền giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái.

[132]Cử tri 20 địa phương kiến nghị tại kỳ họp thứ 7: Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Bình Dương, Tây Ninh, Thái Bình, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Phú Yên, Bến Tre, Đồng Nai, Hà Giang.

[133] Văn bản số 3775/ BGD ĐT-QLCL ngày 22/8/2019 của Bộ GD&ĐT:  Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật, bao gồm: Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cơ bản đáp ứng yêu cầu chấm thi nhưng vẫn còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng làm sai lệch kết quả thi, nhất là khi người dùng thực hiện gian lận có tổ chức và có chủ đích từ trước; công tác quán triệt quy chế thi và các hướng dẫn nhiệm vụ chưa được chi tiết ở một số địa phương, nhất là khâu chấm thi; công tác thanh kiểm tra chưa được sâu sát trong các khâu, đặc biệt là khâu chấm thi tại một số địa phương. Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp kiểm điểm sai phạm đối với các tập thể, cá nhân tham gia kỳ thi năm 2018 nhằm nhìn nhận thẳng thắn vấn đề, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và đề ra giải pháp khắc phục để triển khai tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo.

[134] Liên quan đến hơn 4.700 km đường thuộc các tuyến đi qua địa giới hành chính của 42 tỉnh, thành phố (Văn bản số 8024/BGTVT-TC ngày 27/8/2019 của Bộ GTVT).

[135] Văn bản số 58/ĐĐBQH-VP ngày 15/8/2019 của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, văn bản số 187/ĐĐBQH ngày 12/9/2019 của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, văn bản số 107/ĐĐBQH-VP ngày 20/9/2019, văn bản số 121/ ĐĐBQH-VP ngày 16/9/2019 của Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên.

[136]Văn bản số 2383/BHXH-BT ngày 30/6/2015 của BHXHVN gửi Bộ Nội vụ; Công văn số 2831/BHXH-BT ngày 28/7/2016 của BHXHVN gửi Bộ LĐTB&XH.

[137]Số liệu trích từ Báo cáo số 3669/BHXH-BT ngày 30/9/2019 của BHXHVN v/v cung cấp số liệu thực hiện BHXH đối với cán bộ cấp xã

[138] Văn bản số 4337/BTNMT-PC ngày 03/9/2019 của BTN&MT trả lời KNCT tỉnh Bắc Kạn.

[139]Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử

[140]Theo phản ánh của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện taxi công nghệ hoạt động không phép, cạnh tranh trực tiếp và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách được Nhà nước cấp phép trên địa bàn,... (Văn bản số 61/ĐĐBQH-VP ngày 21/8/2019 của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam).

[141]Bình Thuận, Kiên Giang, Cần Thơ,  Bạc Liêu, Long An, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Lâm Đồng, Lai Châu, Bình Dương, Hải Phòng, An Giang, Phú Thọ

[142]Quốc hội khóa XII, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội khóa XIV.

[143]Theo quy định tại  Khoản 3, 4 Điều 36 của Luật BHYT[143] cụ thể “người tham gia BHYT được khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại tất cả các cơ sở có khám chữa bệnh BHYT”mà không bị giới hạn việc khám, chữa bệnh từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.

[144]Tại báo cáo số 394/BC-UBTVQH14 ngày 17/05/2019 Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời KNCT gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

[145] Tại báo cáo số 394/BC-UBTVQH14 ngày 17/05/2019 Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời KNCT gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

[146] Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

[147]Cử tri tỉnh Bình Định, Hà Nội, An Giang, Yên Bái, Quảng Nam,…

[148] Từ kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Văn phòng Quốc hội đã triển khai phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin, tài liệu tới đại biểu Quốc hội thông qua các thiết bị di động. Với sự trợ giúp của phần mềm này, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có thể tra cứu kết quả giải quyết, trả lời toàn bộ các kiến nghị của cử tri gửi tới tất cả các kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ tới nay tại mục Ý kiến cử tri.

[149] KNCT các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Cần Thơ,  Bạc Liêu, Long An, Thừa Thiên - Huế, Vĩnh Long, Bến Tre, Hòa Bình, Tiền Giang, Lâm Đồng, Lai Châu, Bình Dương, Hải Phòng, An Giang, Phú Thọ,...

 

Nơi nhận:

- Các ðại biểu Quốc hội;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 
- HÐDT, các UB của Quốc hội;
- Tổng Thý ký Quốc hội;
- VPQH, Ban của UBTVQH, Viện NCLP;
- VPCP, các Bộ; cơ quan ngang Bộ;
- TANDTC, VKSNDTC, KTNN;
- Lýu: HC, DN.
Epas: 87172
 

TM. ỦY BAN THÝỜNG VỤ QUỐC HỘI
KT. CHỦ TỊCH 
PHÓ CHỦ TỊCH

 


Ðỗ Bá Tỵ

 

 

(Cổng TTĐT Quốc hội)