Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển, vươn lên xóa đói, giảm nghèo như Bác Hồ hằng mong muốn

05/10/2014 14:00

Phát biểu của Ủy viên Bộ chính Trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tại phiên họp toàn thể Hội đồng Dân tộc lần thứ 10

Sử dụng công cụ thuế để quản lý hiệu quả, chứ không phải không kiểm soát được thì ban hành chính sách quản lý

26/09/2014 14:00

Sau 5 năm thực hiện, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH, Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 và nhất là các cam kết của Việt Nam với WTO… Vì thế, các Ủy viên UBTVQH nhất trí cần thiết phải sửa đổi Luật này. Tuy nhiên, một số ý kiến chưa hài lòng với dự thảo Luật; cho rằng, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật rất lớn nhưng phạm vi sửa đổi theo Tờ trình của Chính phủ vẫn rất hẹp. Các Ủy viên UBTVQH đề nghị, cần rà soát để sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, tăng tuổi thọ của Luật, khắc phục tình trạng Luật có hiệu lực trong thời gian ngắn đã phải tính tới việc sửa đổi.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Không nên lấn cấn với luật cũ

24/09/2014 14:00

Cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), các Ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật đã tiếp thu và chỉnh lý khá đầy đủ ý kiến của ĐBQH tại Kỳ họp thứ Bảy. Tuy nhiên, chỉ rõ một số quy định của dự luật vẫn còn lấn cấn với Luật hiện hành, nhiều Ủy viên UBTVQH nhấn mạnh, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi mới quan trọng trong lĩnh vực tư pháp, trong đó, lần đầu tiên, Tòa án được xác định rõ là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Vì thế, sửa đổi Luật lần này phải theo Hiến pháp mới; phải làm rõ quyền tư pháp của Tòa án được thể hiện như thế nào mới có thể bảo đảm Tòa án thực sự là cơ quan bảo vệ công lý.

ĐBQH Trương Minh Hoàng - Cà Mau: Việc thay đổi từ 9 số trong chứng minh nhân dân lên 12 số trong định danh cá nhân sẽ gây tốn kém, ảnh hưởng đến 68 triệu người đã được cấp giấy chứng minh nhân dân

20/06/2014 14:00

Trước hết, tôi đồng tình rất cao với phân tích của đại biểu Trọng Nhân ở Bình Dương, đại biểu Ngọc Niễn ở Bình Thuận, xung quanh vấn đề số định danh tôi phân tích thêm như sau.

ĐQBH Nguyễn Đức Chung - TP Hà Nội: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch nên giữ ở cấp tỉnh

20/06/2014 14:00

Qua nghiên cứu dự thảo luật cũng như Tờ trình của Chính phủ và bản thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, cũng như ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội trước tôi, tôi cũng đồng tình là chúng ta cần phải có Luật hộ tịch để tiến tới nằm chung trong hệ thống sau khi thông qua Hiến pháp năm 2013 để hệ thống hóa toàn bộ giấy tờ nhà nước theo quy chuẩn phù hợp trong giai đoạn mới. Đi vào vấn đề cụ thể tôi xin được phát biểu 4 ý kiến:

ĐBQH Phạm Thị Mỹ Ngọc - Ninh Bình: Thẻ căn cước công dân góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính

19/06/2014 14:00

Một, về nội dung đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 2. Tôi thấy còn một số nội dung liên quan đến đăng ký hộ tịch chưa được dự thảo luật điều chỉnh.

ĐBQH Huỳnh Văn Tính - Tiền Giang: Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân chưa thống nhất về việc cấp giấy khai sinh

19/06/2014 14:00

Về dự án Luật hộ tịch, tôi xin có một số ý kiến như sau: Một, về sự cần thiết ban hành Luật hộ tịch, tôi nhất trí việc ban hành Luật hộ tịch, vì lý do công tác đăng ký hộ tịch hiện nay còn nặng nề, nhất là nặng về tính chất hành chính, thủ tục, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác hộ tịch còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa - TP.Hồ Chí Minh: Vốn pháp định là cần thiết nhưng đừng để khai cho có rồi không ai kiểm soát

20/06/2014 14:00

Chúng ta đều biết là bất động sản là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có thể đẩy nền kinh tế đi rất nhanh, rất mạnh, nó có thể đánh sụp một nền kinh tế như cuộc khủng hoảng thế giới vừa rồi, đặc biệt là ở nước Mỹ. Do đó, luật này tôi cho rằng cần phải đầu tư hết sức chặt chẽ và đầy đủ. Tôi xin góp mấy ý:

ĐBQH Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh: Loại hình nhà ở công vụ và nhà ở xã hội cần được đầu tư bằng Ngân sách Nhà nước

18/06/2014 14:00

Trước hết tôi rất hoan nghênh Ban soạn thảo nỗ lực để sửa đổi Luật nhà ở hiện hành. Luật nhà ở hiện hành bất cập kể từ khi lệnh ban hành đưa ra thực tế. Tôi ví dụ một điều khoản về nhà ở xã hội. Đột phá của Luật nhà ở là xây dựng phát triển nhà ở xã hội, nhưng khi đưa luật vào thành phố Hồ Chí Minh thì quy định nhà xã hội 6 tầng, không có thang máy và bằng vốn nhà nước, không tính tiền đất. Một nhà đầu tư bảo rằng nhà nước muốn 6 tầng, tôi xây 15 tầng, tặng không nhà nước 6 tầng để làm nhà xã hội, tôi làm thang máy cho người ta đi, nhưng như vậy không phải là nhà ở xã hội, nhà ở xã hội phải là nhà hơi lôm côm một chút, còn nhà thương mại thì mới đàng hoàng. Cách đặt vấn đề như vậy là sai.

Các bài viết khác
Các tin đã đưa: