Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé - Kiên Giang phát biểu ý kiến
Thứ nhất, về tên gọi và việc mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII dự thảo luật đã được cho ý kiến, có ý kiến đề nghị nên mở rộng phạm vi điều chỉnh và đổi tên luật, từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều thành luật mới, tôi thống nhất theo hướng này. Tên luật tôi cũng thống nhất theo hướng đặt tên luật là Luật giáo dục nghề nghiệp. Vì hệ thống giáo dục quốc dân đã có Luật giáo dục điều chỉnh, đây là luật gốc, nhưng trọng tâm quy định rõ ràng nhất là về giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, lĩnh vực đại học thì có luật riêng để điều chỉnh, dạy nghề được điều chỉnh từ Luật dạy nghề, như vậy chỉ còn lĩnh vực trung cấp chuyên nghiệp là chưa có luật điều chỉnh cụ thể. Xét thấy đây cũng là nội dung đào tạo nằm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mà Luật giáo dục đã có quy định.
Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh thay đổi tên từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều thành luật mới sẽ tác đông rất lớn tới nhóm đối tượng được mở rộng này, mà thời gian qua dự thảo luật này chưa lấy ý kiến rộng rãi.
Đồng thời không thống nhất với các quy định của Luật giáo dục đại học và Luật giáo dục. Tôi e rằng, nếu dự thảo này thông qua tại kỳ họp này thì các nội dung của luật đã thực sự phù hợp giữa lý thuyết quản lý và thực tiễn thực hiện tại cơ sở khi mà thay đổi quá nhiều vấn đề trong quản lý và chương trình đào tạo. Chính vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội cần phải cân nhắc có nên thông qua luật này tại kỳ họp này hay không. Nếu Quốc hội quyết tâm thông qua thì tôi đề nghị chỉ nên thông qua phần Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề. Còn việc mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh thì cần phải nghiên cứu để lấy ý kiến rộng rãi thêm, nhất là nhóm đối tượng được mở rộng điều chỉnh, để từ đó luật đi vào cuộc sống xác thực hơn và phù hợp hơn.
Vấn đề thứ hai, về sắp xếp lại trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp tôi thống nhất ý kiến của đại biểu Nhiệm