PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ NHẤT BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CỦA ĐẢNG ĐOÀN QUỐC HỘI
Toàn cảnh Hội nghị
Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.
Cùng dự có: Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các chuyên gia, nhà khoa học;…
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án
Phát biểu mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu Bộ chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham những, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước trong năm 2024. Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước”.
Tính đến thời điểm này, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã chỉ đạo Tổ biên tập tiến hành xây dựng Hồ sơ dự thảo Đề án và Chỉ thị trên cơ sở báo cáo của các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy; 63 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, kết quả công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước trong một số lĩnh vực, báo cáo tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW;,…
Các vị đại biểu tham dự Hội nghị
Theo đó, dự thảo Đề án có phần mở đầu và 03 phần, bao gồm: Một số vấn đề vấn đề chung về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; Thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước.
Dự thảo Chỉ thị gồm các nội dung chính về kết quả đạt được của công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước; những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này; các giải pháp nhằm tăng cường công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước và các biện pháp tổ chức thực hiện.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường
Tại Hội nghị, các đại biểu tập trung cho ý kiến về các quy định của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật; vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá, những yếu tố tác động quá trình thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật...
Qua thảo luận, các ý kiến đều đánh giá cao quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng cũng như cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Đề án, dự thảo Chỉ thị. Việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước đã được Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, các ban cán sự đảng các bộ, ngành, các cấp ủy ở địa phương chú trọng tập trung quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan nâng cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng để thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước; tuân thủ nghiêm quy trình xây dựng pháp luật trong việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thảo luận cho ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng…
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải
Để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo, nhiều ý kiến đề nghị, giữa dự thảo Đề án và dự thảo Chỉ thị cần có sự kết nối, việc chuyển tải từ sản phẩm của Đề án thành Chỉ thị phải thể hiện một cách cô đọng, khái quát. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa tập trung vào: Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo hướng đồng bộ, toàn diện; Quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;…
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án kết luận Hội nghị
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham luận, góp ý tại Hội nghị. Trong đó, về cơ bản, các ý kiến đều thống nhất nội dung của Đề án đồng thời nhấn mạnh, Đảng lãnh đạo toàn diện công tác thể chế hóa thành pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án, dự thảo Chỉ thị, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần bám sát yêu cầu, nội dung, phạm vi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã giao đồng thời, trong cách thức thể hiện phải có sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa nội dung Đề án và Chỉ thị, Theo đó, cần coi Đề án là thuyết minh của Chỉ thị và Chỉ thị phải thể hiện rõ được “hồn cốt”, tinh thần cơ bản nhất của Đề án. Đồng thời, lưu ý phân tích, bổ sung về mối quan hệ giữa thể chế pháp luật nói chung và thể chế hóa thành pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Nghiên cứu làm rõ về trách nhiệm của các chủ thể trong thể chế hóa; mức độ và các trường hợp thể chế hóa; cấp độ thực hiện thể chế hóa; các cơ quan kiến nghị xây dựng đường lối để từ đó thể chế hóa thành pháp luật; làm rõ công tác phối hợp giữa các chủ thể trong thể chế hóa và kiểm soát quyền lực trong thể chế hóa;...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu, Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu trong quá trình hoàn thiện hồ sơ Đề án, xin ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan trước khi trình Đảng đoàn Quốc hội./.
***Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Toàn cảnh Hội nghị
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường
Đại diện Toà án Nhân dân tối cao tham luận tại Hội nghị
PGS.TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Ông Phan Văn Ngọc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Hành chính – Nhà nước, Viện Nghiên cứu lập pháp
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Ông Trần Đăng Vinh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ
Bà Nguyễn Thị Hạnh - Đại diện Bộ Tư pháp
GS. TS Phan Trung Lý, thành viên Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
PGS. TS Lê Minh Thông, thành viên Hội đồng Khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ths. Đặng Đình Luyến, Nguyên PCN Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu kết luận Hội nghị
Hội nghị “Góp ý kiến Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước”./.