Ý KIẾN ĐBQH THÀNH PHỐ HÀ NỘI: VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ CỦA BỘ Y TẾ

27/04/2018

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội về trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý ngành y tế; kế hoạch hành động cụ thể trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế

Ngày 22/11/2017, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội về trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý ngành y tế; kế hoạch hành động cụ thể trong thời gian tới.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí như sau:

1. Trong báo cáo của Chính phủ, do Thủ thướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội có đoạn: "Dịch sốt xuất huyết, chân tay miệng lan rộng, diễn biến phức tạp. Còn xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng, vi phạm trong quản lý dược, mất an toàn thực phẩm, ngộ độc đông người." Bộ trưởng thấy trách nhiệm cá nhân của mình như thế nào trong những hạn chế trên?

Trong thời gian qua, bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng đã có nhiều diễn biến phức tạp trên khắp cả nước (Ảnh: Báo Lao động)

2. Cùng trong báo cáo trên, ở mục II. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu có đề cập:

- Khẩn trương ban hành Chương trình hành động để triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và dân số trong tình hình mới.

- Tăng cường y tế dự phòng, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh; đối mới mạnh mẽ công tác y tế cơ sở, thực hiện nốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu; đưa 5 bệnh viện tuyến cuối vào hoạt động;

- Chấn chỉnh công tác quản lý dược;

- Đẩy mạnh y tế toàn dân...

- Bảo đảm an toàn, bền vững Quỹ bảo hiểm y tế.

Xin Bộ trưởng cho biết kế hoạch hành động cụ thể các nội dung trên?

Bộ Y tế đã có nội dung trả lời chất vấn như sau:

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn

I. Về trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý ngành Y tế

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Y tế, giúp Bộ trưởng trong hoạt động điều hành, Bộ trưởng đã phân công cho các Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo một số lĩnh vực cụ thể... Tuy nhiên, y tế là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, và dù mong muốn đạt được sự hoàn hảo, nhưng do nhiều nguyên nhân, không tránh khỏi những hạn chế trong hoạt động y tế ở một số lĩnh vực như phòng chống dịch, tai biến y khoa, an toàn thực phẩm.

1. Về công tác phòng chống dịch

Về công tác chỉ đạo điều hành: Từ cuối nằm 2016, BYT đã có văn bản chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, các Sở Y tế tỉnh, các đơn vị bộ ngành liên quan xây dựng kế hoạch phòng chống số xuất huyết năm 2017, giai đoạn 2017 - 2020. BYT cũng đã ban hành "Kế hoạch giám sát trọng điểm hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng và bệnh tay chân miệng tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020."....

2. Về vấn đề tai biến y khoa

BYT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng và tổ chức triển kahi thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật dựa trên các cấu phần của Chương trình bảo đảm an toàn người bệnh (Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới) như:

+ Xác định chính xác người bệnh: Quyết định số 6858/QD-BYT

+ An toàn phẫu thuật, thủ thuật: Thông tư số 13/2012/TT-BYT; Quyết định số 6858/QD-BYT

+ An toàn trong sử dụng thuốc: Thông tư số 08/1999/TT-BYT; Quyết định 6858/QD-BYT; Thông tư 0/72011/TT-BYT; Thông tư số 23/2011/TT-BYT; Thông tư 31/2012/TT-BYT; Thông tư số 21/2013/TT-BYT; Thông tư số 05/2016/TT-BYT

+ Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện: Thông tư số 18/2009/TT-BYT; Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

+ An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế: Nghị định 36/2016/ND-CP; Thông tư số 01/2013/TT-BYT

....

3. Về vấn đề ngộ độc thực phẩm

Về giải pháp quản lý an toàn thực phẩm trong thời gian tới:

- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông..

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường xử phạt vi phạm...

- Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp, của các Bộ, ngành...

- Giám sát chặt chẽ việc kinh doanh và sử dụn gthuoosc bảo về thực vật,...

- Tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập lậu...

II. Về triển khai những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới

Bộ Y tế đã, đang triển khai nhiều biện pháp tăng cường công tác y tế liên quan tới:

1. Về ban hành các chương trình hành động triển khai Nghị Quyết Trung ương 6 về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và dân số trong tình hình mới

2. Về tăng cường công tác y tế dự phòng, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh

3. Đổi mới mạnh mẽ công tác y tế cơ sở, thực hiện tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu, đẩy mạnh y tế toàn dân

4. Đưa 5 bệnh viện tuyến cuối vào hoạt động

5. Về việc chấn chỉnh công tác quản lý dược

6. Về bảo đảm an toàn, bền vững Quỹ bảo hiểm y tế

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin Điện tử Quốc hội

File đính kèm