Ý KIẾN ĐBQH TP.HCM: GIẢI PHÁP CỦA BỘ TT&TT ĐỂ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG THEO KỊP NHU CẦU PHÁT TRIỂN...

02/05/2018

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. HCM về giải pháp của Bộ TTTT để hoạt động thông tin truyền thông đóng góp tích cực, theo kịp nhu cầu phát triển, đồng thời hạn chế tiêu cực và việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích (VTCI) và phí quyền hoạt động viễn thông thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. HCM

Ngày 20/12/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. HCM về giải pháp của Bộ TTTT để hoạt động thông tin truyền thông đóng góp tích cực, theo kịp nhu cầu phát triển, đồng thời hạn chế tiêu cực và việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích (VTCI) và phí quyền hoạt động viễn thông thời gian qua.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. HCM, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV như sau:

1. Hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí là quyền con người, quyền công dân, phương tiện thực hành dân chủ, chống tham nhũng, công cụ làm việc và học tập phổ biến của đại đa số nhân dân, nhưng cũng là phương tiện và công cụ phạm tội, vu khống, bịa đặt của các thế lực xấu. Xin Bộ trưởng cho biết năng lực quản lý hiện nay và giải pháp cụ thế của Ngành để hoạt động thông tin, truyền thông đóng góp tích cực, theo kịp nhu cầu phát triến, đồng thời phòng, chống tội phạm, hạn chế tiêu cực có hiệu quả?

2. Xin cho biết Quỹ Viễn thông công ích (VTCI) và phí quyền hoạt động viễn thông đã thu được bao nhiêu trong các năm qua và sử dụng như thế nào?. Có ý kiến các doanh nghiệp viễn thông đề nghị điều chỉnh hoặc hủy bỏ các khoản thu này, đồng thời công khai việc sử dụng. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến?

Về vấn đề Đại biểu quan tâm, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Chức năng của báo chí, quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân đã được quy định trong Luật Báo chí năm 2016. Đồng thời, Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định trách nhiệm của cơ quan báo chí, Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân cũng như cơ chế để các bên thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

Với khung pháp lý rộng nhưng nghiêm khắc, ngoài việc đảm bảo để công dân thực hiện quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, các cơ quan báo chí và nhà báo có thể tự do tác nghiệp trong khuôn khổ luật định. Cơ quan báo chí, nhà báo hoạt động theo quy định pháp luật, trong đó có các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động báo chí mà cơ quan báo chí, nhà báo phải tuân thủ theo. Bộ TTTT còn thực hiện xử lý, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do dân chủ gây hại đến lợi ích của Nhà nước, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế xã hội, đồng thời, phòng chống tội phạm, tiêu cực.

Nhận định của Đại biểu Quốc hội: “Hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí là quyền con người, quyền công dân, phương tiện thực hành dân chủ, chống tham nhũng, công cụ làm việc và học tập phổ biến của đại đa số nhân dân, nhưng cũng là phương tiện và công cụ phạm tội, vu khống, bịa đặt của các thế lực xấu”, nói về đặc điểm của thông tin, truyền thông trên môi trường Internet hiện nay - đó là tính hai mặt của Internet: Bên cạnh những tiện ích do Internet mang lại thì mặt trái của nó là không hề nhỏ. Thời gian gần đây, với sự bùng nổ của Facebook và Youtube tại Việt Nam (đến đầu tháng 10/2017, đã có khoảng 53 triệu người dùng tại Việt Nam sử dụng Facebook, trong 5 tháng gần đây, trung bình mỗi tháng có thêm 1 triệu người dùng tại Việt Nam gia nhập mạng Facebook; Việt Nam hiện đúng trong top 10 nước có lượng người sử dụng Youtube lớn nhất thế giới), Bộ TTTT ghi nhận nhiều vụ việc lợi dụng mạng để phát tán thông tin vi phạm pháp luật, xuyên tạc, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, hình thức phát tán thông tin ngày càng tinh vi hơn.

Trước thực trạng đó, thời gian qua, Bộ TTTT đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm; kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Youtube gỡ bỏ thông tin vi phạm; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác định hành vi, đôi tượng và ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm ẩn danh tính hoặc đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên đối với công tác quản lý thông tin trên mạng trong giai đoạn hiện nay, vẫn còn một số bất cập, khó khăn. Đó là:

  • Hạn chế về giải pháp kỹ thuật: Hiện nay, giải pháp kỹ thuật hiện có chưa cho phép tách riêng nội dung vi phạm trên Facebook và Youtube để chặn, mà chỉ có thể chặn hoàn toàn toàn bộ website vi phạm.
  • Các đối tượng phát tán thông tin thường xuyên tận dụng những thay đổi, nhường bước phát triển mới về công nghệ để cải tiến các hình thức phát tán thông tin, cụ thể như:

+ Sử dụng các dịch vụ miễn phí của các công ty đa quốc gia lớn, có phạm vi hoạt động trên toàn cầu như Google, Facebook, Microsoft;

+ Lợi dụng mạng xã hội bằng việc kết hợp các hình thức tiếp thị trực tuyến hoặc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedln nên thông tin được lan truyền với tốc độ rất nhanh, khó kiểm soát;

+ Lợi dụng mạng viễn thông di động để thực hiện phát tán, quảng bá thông tin dưới dạng các tin nhắn sms trên mạng viên thông di động tới nhiêu thuê bao điện thoại di động;

+ Lợi dụng tiền ảo để thanh toán: sử dụng thư điện tử để điều hành, trả tiền qua các dịch vụ thanh toán điện tử như Bitcoin, Paypal, Moneybooker để thuê các cá nhân tại Việt Nam thực hiện các công việc như biên soạn, đăng tin, phát tán tin.

  • Người dân ngày càng phụ thuộc vào các mạng xã hội nước ngoài, đặc biệt là Facebook và Youtube, trong bối cảnh nước ta chưa có các dịch vụ tương tự phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân dân.
  • Chưa có giải pháp hiệu quả ngăn chặn dòng tiền quảng cáo phục vụ cho các mục đích xấu trên Facebook, Youtube.
  • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý Internet và thông tin trên mạng còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế.

Do đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin trên mạng nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe.

Trong khi đó, quy trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này theo quy định hiện hành mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc quy định vừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho công tác quản lý.

Giải pháp trong thời gian tới:

Bộ TTTT phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện các giải pháp sau để hoạt động thông tin, truyền thông trên mạng thực hiện đúng pháp luật; hạn chế và kiểm soát những thông tin xấu, độc một cách hiệu quả nhất:

  1. Giải pháp về cơ chế chính sách:
  • Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.
  • Xây dựng chính sách quản lý nội dung thông tin trên mạng theo kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các công nghệ mới.
  • Tổ chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các trang mạng xã hội trong nước.
  • Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
  • Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý thông tin sai phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp với Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động sai phạm về thông tin điện tử trên mạng.
  • Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Luật An ninh mạng, Bộ TTTT ủng hộ những nỗ lực của Bộ Công an và mong muốn Luật này sớm được ban hành.
  1. Các giải pháp kỹ thuật:
  • Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo; công cụ đánh giá truy cập website để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet.
  • Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định hướng trong việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để các doanh nghiệp thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển thị nội dung trên mạng Internet khi phát hiện thông tin vi phạm.
  • Chuẩn bị các phương án kỹ thuật phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn các thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung câp dịch vụ viễn thông, Internet.
  1. Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức:
  • Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.
  • Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về nhũng mặt tích cực và tiêu cực của Internet.
  • Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể; giữa gia đình và nhà trường; giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa Internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.
  • Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội chủ động tố chức các phong trào, chiến dịch cổ động nhằm phát triển các hoạt động mang tính nhân văn, hỗ trợ cộng đồng, đồng thời cũng hợp tác với các cơ quan nhà nước, đặc biệt các tổ chức về tuyên truyền để cùng đẩy mạnh các hoạt động truyên thông phục vụ định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
  • Đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như báo, đài, truyên hình đế tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
  • Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền thông của riêng mình, cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý qua đó tiếp cận và đưa thông tin dễ dàng đến người dân.
  1. Giải pháp thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ:

Hiện nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Do đó, cần có các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hồ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển.

  1. Hợp tác quốc tế:

Trong thời gian tới, Bộ TTTT sẽ tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các đầu mối và cơ chế phối hợp giữa Bộ với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Bộ đã thiết lập được đầu mối với Google và Facebook. Đây là hai dịch vụ của nước ngoài có khá đông người Việt Nam sử dụng. Tới đây, Bộ sẽ thiết lập đầu mối, cơ chế hợp tác với một sô doanh nghiệp khác như Apple (quản lý AppStore), Twitter, Microsoft…

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới để tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong việc quản lý nội dung thông tin trên mạng nói chung và đối với việc xử lý thông tin vi phạm trên mạng nói riêng.

Tham khảo thông lệ quốc tế trong việc phối hợp, xử lý thông tin vi phạm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.

  1. Tham gia phối hợp của các bộ, ngành:

Hiện nay, lĩnh vực quản lý của hầu hết các bộ, ngành đều được cung cấp trên mạng thông qua ứng dụng chuyên ngành, như mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến, giáo dục - đào tạo trực tuyến, xem phim trực tuyến... Do đó, việc quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin, dịch vụ trên mạng liên quan đến nhiều bộ, ngành. Vì vậy, để việc quản lý nội dung, dịch vụ trên mạng một cách hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Theo đó, phân cấp trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan như sau:

  • Bộ TTTT: Là cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối quản lý, xử lý thông tin vi phạm nói chung theo quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng.
  • Bộ Công an: Điều tra, phối hợp để xác định hành vi, nhân thân vi phạm, chuyến Bộ TTTT để xử lý vi phạm hành chính đối với những trứờng hợp xác định không xử lý hình sự.
  • Sở TTTT các tỉnh, thành phố: Phối hợp với Bộ TTTT và các Sở chức năng tại địa phương để xử lý với các vi phạm xuất phát tại địa phương hoặc cá nhân vi phạm ở địa phương.
  • Các bộ, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với Bộ TTTT để xử lý các thông tin vi phạm chuyên ngành liên quan đến thuế, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử.

Câu 2.

  1. Về việc thu đóng góp và sử dụng của Quỹ Dịch vụ VTCI.

Việc thu các khoản đóng góp vào Quỹ Dịch vụ VTCI là phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Viễn thông và điều kiện thực tế tại Việt Nam (Mức thu, nguyên tắc thu đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính). Nguồn kinh phí này được sử dụng nhằm phổ cập dịch vụ viễn thông công ích, bảo đảm quyền truy nhập bình đẳng, họp lý cho mọi người dân, hộ gia đình; đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và các mục tiêu lâu dài của thị trường viễn thông Việt Nam. Việc xác định các khoản thu của doanh nghiệp đã được tính toán, cân đối, đảm bảo phù họp với thực tế thị trường và nhu cầu của Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được và đã giải đáp một số kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến việc thu nộp đóng góp vào Quỹ Dịch vụ VTCI. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đã thực hiện thu nộp vào Quỹ VTCI theo đúng quy định. Chỉ còn một doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ là FPT Telecom.

Bên cạnh đó, trên cơ sở thực tế triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020 và để giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tỷ lệ thu đóng góp vào Quỹ VTCI từ 1,5% xuống còn 0,7% doanh thu dịch vụ viễn thông (Tờ trình số 20/TTr-BTTTT ngày 31/5/2017).

Tính đến thời điểm 30/11/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện đóng góp vào Quỹ dịch vụ VTCI trên 5.000 tỷ đồng, Quỹ đã thực hiện chi cho các nhiệm vụ của Chương trình cung câp dịch vụ viên thông công ích đên năm 2020 gần 2.000 tỷ đồng; Dự kiến tổng kinh phí của toàn Chương trình đến 2020 là khoảng 7.500 tỷ đồng.

  1. Về việc thu và sử dụng phí quyền hoạt động viễn thông

Phí quyền hoạt động viễn thông thuộc danh mục phí tại Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 25/11/2015. Quy định về mức thu, miễn, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyên hoạt động viễn thông thực hiện theo Thông tư số 273/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Như vậy phí quyền hoạt động viễn thông thực hiện thu bắt đầu từ năm ngân sách 2017. Tính từ thời điểm 01/01/2017 đến 30/9/2017, tổng số phí quyền hoạt động viễn thông được thu tại Bộ TTTT là khoảng 503 tỷ đồng. Theo quy định về tỷ lệ nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) tại Thông tư số 273/2016/TT- BTC thì 90% số thu phí quyền hoạt động viễn thông được nộp vào NSNN. Do vậy thực hiện theo Thông tư số 273/2016/TT-BTC, Bộ TTTT đã thực hiện nộp NSNN tính đến thời điểm này là khoảng 453 tỷ đồng.

Số phí 10% được để lại và quản lý, sử dụng tại đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí được để lại thực hiện chi cho các nội dung đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ, bao gồm:

  • Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
  • Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phấm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
  • Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
  • Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
  • Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
  1. Về ý kiến đề nghị điều chỉnh hoặc hủy bỏ các khoản thu đóng góp, đồng thời công khai việc sử dụng.

      3.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ VTCI của Chính phủ đã được thực hiện từ 2006 qua 02 giai đoạn được phê duyệt tại Quỵết định số 74/2006/QĐ-TTg ngày 07/4/2006 về Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2010 và Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 về Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2020. Đến nay hoạt động cung cấp dịch vụ VTCI đã phổ cập các dịch vụ viễn thông, internet ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông, internet giữa các vùng, miền qua đó thực sự góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thiết thực góp phần vào chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân của Đảng và Nhà nước ta; tách bạch rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của các doanh nghiệp viễn thông đối với trách nhiệm cung cấp dịch vụ VTCI, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thị trường viễn thông... Hiện nay Bộ TTTT đang triển khai thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ VTCI đến năm 2020 và kinh phí được sử dụng từ thu dóng góp của các doanh nghiệp viễn thông với mục tiêu:

  • Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.
  • Phổ cập dịch vụ VTCI, bảo đảm quyền truy nhập bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, hộ gia đình, đồng thời theo từng thời kỳ ưu tiên hỗ trợ việc sử dụng dịch vụ VTCI và đầu thu truyền hình số của hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.
  • Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai; cung cấp cho mọi người dân khả năng truy nhập miễn giá cước đến các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
  • Bảo đảm các trường học, bệnh viện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên toàn quốc khả năng sử dụng dịch vụ truy nhập Internet băng rộng.
  • Bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.

Để có thể thực hiện tốt các chương trình cung cấp dịch vụ VTCI trên thì phải tạo được nguồn vốn, kinh phí bảo đảm thông qua nghĩa vụ đóng góp tài chính vào Quỹ. Điều này là bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tại Việt Nam và được quy định chặt chẽ tại Luật Viễn thông và Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn của các bộ, ban, ngành. Trong quá trình thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ VTCI, căn cứ vào tình hình triển khai thực tế, Bộ TTTT sẽ đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp.

Quỹ dịch vụ VTCI là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ TTTT, do đó hoạt động thu - chi và cung cấp thông tin của Quỹ dịch vụ VTCI được giám sát chặt chẽ bởi các bộ, ngành liên quan theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức tài chính nhà nước.

           3.2. Phí quyền hoạt động viễn thông đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực viễn thông là Luật Viễn thông, Nghị định số 25/201 l/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, cũng như đã được cụ thể hóa trong danh mục phí tại Luật Phí và lệ phí. Quá trình xây dựng Thông tư số 273/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành đúng theo trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với quy định của các Luật nêu trên và Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Phí và lệ phí. Kể từ khi quy định về thu phí được ban hành và có hiệu lực đã góp phần đảm bảo thi hành đầy đủ các chính sách của nhà nước về viễn thông, đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đóng góp một khoản kinh phí đáng kể vào NSNN.

Tuy nhiên, để tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp viễn thông và để phù hợp tình hình thực tế thu phí trong thời gian qua, Bộ TTTT cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 273/2016/TT-BTC theo hướng: Giảm mức thu một số khoản phí, bổ sung đối tượng được miễn phí, thay đổi về phương thức tính phí đã quy định tại Thông tư số 273/2016/TT-BTC (Công văn số 729/BTTTT-KHTC ngày 09/3/2017; Công văn số 3620/BTTTT-KHTC ngày 09/10/2017 gửi Bộ Tài chinh).

Theo quy định của Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 thì phí quyền hoạt động viễn thông là khoản thu NSNN, Bộ TTTT cũng thực hiện công khai ngân sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm
Các bài viết khác