Ý KIẾN ĐBQH TP.ĐÀ NẴNG: ĐÁNH GIÁ CAM KẾT CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ SỰ AN TOÀN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHAI THÁC BÔ XÍT Ở TÂY NGUYÊN

10/05/2018

Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng, về đánh giá của Bộ trưởng về những ý kiến giải trình, cam kết trước đây của Bộ trưởng về hiệu quả kinh tế và sự an toàn của các công trình khai thác Bô xít ở Tây Nguyên ...

\

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng

Ngày 06/12/2016, Bộ Trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng, về đánh giá của Bộ trưởng về những ý kiến giải trình, cam kết trước đây của Bộ trưởng về hiệu quả kinh tế và sự an toàn của các công trình khai thác Bô xít ở Tây Nguyên trước thực tế thua lỗ của các dự án và nhiều sự cố xảy ra; và giải pháp của Bộ trưởng về vấn đề này.

Toàn bộ nội dung câu hỏi chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy – Đoàn Đại biểu Quốc hội Tp. Đà Nẵng như sau:

Cách đây 7 năm, khi dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng -về hiệu quả kinh tế và sự an toàn của các công trình khai thác Bô xít ở Tây Nguyên, Bộ Công Thương đã có văn bản giải trình và cam kết trước Quốc hội.

Thực tế hiện nay cho thấy những lo lắng của dư luận và đại biểu là hoàn toàn đúng, thế hiện qua việc thua lỗ, xảy ra một số sự cố tràn bùn đỏ và hóa chất, phá hủy các đường giao thông từ khu vực Tây Nguyên xuống vùng biển...

Vậy Bộ trưởng đánh giá những ý kiến giải trình, cam kết trước đây của Bộ trưởng như thế nào? Bộ trưởng có giải pháp gì cho vấn đề này? 

Bộ Công Thương xin được trả lời Đại biểu về vấn đề này như sau:

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh

Cách đây 7 năm khi dư luận và nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về hiệu quả kinh tế và sự an toàn của các công trình khai thác bauxite ở Tây Nguyên, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội và các đại biểu Quốc hội về việc triển khai các dự án bôxit ở Tây Nguyên, giải trình những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tể và sự an toàn của các dự án khai thác, chế biến bôxit Tân Rai và Nhân Cơ. Đến nay, sau 3 năm đi vào vận hành của Dự án Tân Rai và Dự án Nhân Cơ,

Bộ Công Thương xin báo cáo với Đại biểu tình hình và giải pháp cụ thể đối với những nội dung nêu trên như sau:

1. Về hiệu quả kinh tế của các dự án

Dự án Tân Rai đã chính thức đi vào sản xuất, có sản phẩm thương mại từ tháng 10 năm 2013, Dự án Nhân Cơ đã hoàn thành đầu tư, đang trong quá trình chạy thử, dự kiến có sản phẩm thương mại tháng 12 năm 2016.

Cuối năm 2015 và năm 2016, giá kim loại và khoáng sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, giá alumin (quy đổi 16%-LME giá nhôm) giảm còn khoảng 75% so với giá dự báo làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các dự án. Nhờ sự giám sát, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Công ty Nhôm Lâm Đông đã nhanh chóng năm bắt, làm chủ công nghệ, có nhiều giải pháp tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất hợp lý,.. nên đã tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả dự án vẫn trong tầm kiểm soát nhưng thấp hơn, thời gian lỗ kế hoạch dài hơn so với dự kiến, về hiệu quả kinh tế của các dự án, Bộ Công Thương và Chính phủ đã có báo cáo cụ thể tại các kỳ họp Quốc hội khóa XII, xin và Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) để sớm đưa dự án Nhân Cơ có sản phẩm thương mại trong tháng 12 năm 2016; tiếp tục nghiên cứu cải tiến mô hình quản lý, tổ chức sản xuất, cải tiến công nghệ, giảm các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu chính, năng lượng để hạ giá thành, giảm thời gian lỗ kế hoạch. Tiến tới, nghiên cứu giải pháp cổ phần hóa các nhà máy alumin, nâng cao hiệu quả các dự án. Tổng kết, đánh giá tổng thể việc đầu tư thí điểm 2 dự án, hoàn thiện ạuy hoạch các dự án bôxit, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét và xin ý kiến của Bộ Chính trị

2. Về sự an toàn của các công trình khai thác bôxit

  1. An toàn môi trường

Vấn đề an toàn môi trường của các dự án bôxit, đặc biệt là đối với vấn đề bùn đỏ ở các dự án này, luôn được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm; các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, ủy ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TKV thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng và vận hành.

  • Về sự cố môi trường thời gian qua:

+ Dự án Tân Rai: Kể từ khi đi vào sản xuất (năm 2013) đã xảy ra sự cố sạt lở đê phụ hồ thải quặng đuôi số 5 của Nhà máy tuyển quặng bôxit (đê chứa bùn thải của quá trình tuyên rửa quặng, không dùng hóa chât) vào ngày 08 tháng 10 năm 2014, lượng nước có lẫn bùn tràn xuống hồ Cai Bảng và sự cố rò rỉ đường ống dẫn nước chứa xút từ hồ bùn đỏ (pH=12) để đưa về trung hòa nước thải hồ tuyển quặng ngày 13 tháng 02 năm 2016, một lượng nhỏ nước có chứa xút thoát ra ngoài mặt đất trong khuôn viên nhà máy.

+ Dự án Nhân Cơ: Xảy ra sự cố vỡ cổ ống đẩy của máy bơm kiềm làm tràn xút tại Nhà máy alumin ngày 23 tháng 7 năm 2016, sự cố xảy ra làm một lượng kiềm khoảng 20m3 thoát ra ngoài, hầu hết đã được thu hồi, một lượng nhỏ khoảng 6,5m3 thoát ra cửa xả số 3 ra suối Đắk Yao.

Các sự cố xảy ra đã được khắc phục kịp thời, không gây thiệt hại cho người, tài sản của dân. Tuy nhiên, đây cũng là điều hết sức đáng tiếc do bất cẩn trong quá trình thi công, vận hành, làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và các Đại biểu Quốc hội. Để ngăn ngừa những trường hợp tương tự có thể xẩy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương thường xuyên giám sát, chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện nghiêm ngặt về các giải pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường theo thiết kế, đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) và Dự án cải tạo phục hồi môi trường đã phê duyệt.

  1. Về việc giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ vì thiết kế có độ an toàn quá cao

Hồ bùn đỏ Tân Rai và Nhân Cơ do Viện Nghiên cứu Thiết kế Nhôm - Magiê Thẩm Dương (SAMI), Trung Quốc thiết kế, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì thẩm định và Chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Quá trình thẩm định, đã thành lập Hội đồng thẩm định với thành viên là các chuyên gia, các nhà khoa học và quản lý đại diện cho các Bộ: Công Thưcmg, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Viện Kỹ thuật công trình - Trường Đại học Thuỷ lợi là đơn vị thực hiện việc thẩm tra chi tiết thiết kế kỹ thuật (TKKT).

TKKT Hồ bùn đỏ Tân Rai hoàn thành thẩm định tháng 5 năm 2010, TKXT Hồ bùn đỏ Nhân Cơ hoàn thành tháng 10 năm 2013 (khi Dự án Tân Rai sản xuất 1 năm).

Trên cơ sở kết quả thẩm định, TKV phê duyệt, với giá trị như sau:

+ Dự án Tân Rai: 2 khoang chứa bùn đỏ trong giai đoạn xây dựng cơ bản (XDCB) dung tích chứa 1,28 triệu m3, chi phí xây dựng là 374,7 tỷ đồng, tương ứng là 293.000 đ/m3 bùn đỏ.

+ Dự án nhân Cơ: 2 khoang chứa bùn đỏ, dung tích chứa 5,03 triệu m3, chi phí xây dựng là 507,3 tỷ đồng, tương ứng 101.000 đ/m3 bùn đỏ, thấp hơn gần 3 lần dự án Tân Rai

Với thực tế trên, Đoàn giám sát của UBTVQH về hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng của 2 dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ (Báo cáo số 650/BC-ĐGS ngày 13/5/2014) đã đánh giá như sau:

“Hồ bùn đỏ Tân Rai được thiết kế với độ an toàn cao, tuy nhiên, hiệu quả lưu giữ thấp, gây lãng phí đầu tư”. “Chủ đầu tư cần phổi hợp với nhà thầu rút kinh nghiệm trong việc thiết kế các khoang chứa bùn đỏ tiếp theo tại cả 2 dự án nhằm đảm bảo các yếu tố an toàn và tiết kiệm đầu tư. Trường hợp cần thiết, huy động trí tuệ tập thể chuyên gia trong và ngoài nước, xử lý hài hòa giữa nhiệm vụ chứa bùn đỏ và hiệu quả đầu tư hồ chứa, tránh lãng phí. ”

Đây cũng là đánh giá của Hội đồng giám sát và đánh giá kết quả việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ Dự án Nhà máy Alumin Nhân Cơ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Căn cứ theo tiêu chuẩn châu Âu 2001/118/EC (Điều 010309) thì bùn đỏ không phải là chất thải độc hại. Nhưng do khối lượng thải ra hàng năm lớn, nên nếu không được xử lý tốt thì thành phần kiềm cao (pH: 10-15) có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, tác động có hại đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Vì vậy, một số nước và Việt Nam đã đưa bùn đỏ vào danh mục chất thải độc hại để quản lý nhằm đảm bảo độ an toàn.

Tiêu chuẩn dùng trong thiết kế hồ bùn đỏ đều theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Trung Quốc được phép áp dụng, có tham khảo các tiêu chuẩn của nước ngoài, đặc biệt là các thiết kế của Bra-xin và úc, tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về bãi lấp chất thải rắn và chôn lấp chất thải nguy hại.

Nguyên nhân có sự chênh lệch nêu trên như sau:

  • Do điều kiện địa hình, địa chất:

Các khoang chứa bùn đỏ của dự án Nhân Cơ được xây dựng ở khu vực thung lũng lớn, bao bọc bởi các đồi cao, do đó có điều kiện để xây dựng đập chứa với chiều cao lớn và mỗi khoang có sức chứa lớn hơn nhiều so với dự án Tân Rai. Nên đất khu vực xây dựng hồ bùn đỏ Nhân Cơ cũng ổn định hơn, nên giảm chi phí xử lý nền.

  • Do lo ngại gia tăng đặc biệt là sau sự cố vỡ hồ bùn đỏ Nhà máy alumin ở Hung-ga-ry, Nhà thầu thiết ké mới chỉ thiên về đảm bảo tuyệt đối an toàn, chưa xem xét đến khía cạnh kinh tế, như quy hoạch diện tích các khoang của hố, hệ thống thu nước... (diện tích khoang số 1, 2 hồ bùn đỏ Tân Rai 1,28 triệu m3, Nhân Cơ là 5,03 triệu m3, tuy nhiên so với thế giới còn thấp, các nhà máy alumin trên thế giới có diện tích lớn hơn nhiều, sức chứa hàng chục triệu m3, sử dụng hàng chục năm).
  • Do rút kinh nghiệm, tiết kiệm được một số chi phí qua việc xây dựng và vận hành hồ bùn đỏ Tân Rai:

Rút kinh nghiệm từ hạng mục hồ bùn đỏ Tân Rai, khi thẩm định TKXT hồ bùn đỏ Nhân Cơ, Bộ Công Thương đã mời Viện Kỹ thuật Công trình (Đại học Thủy lợi) - Tư vấn thẩm tra cùng Chủ đầu tư và Tư vấn thiết kế rà soát, điều chỉnh lại thiết kế cho phù họp để áp dụng cho hồ bùn đỏ Nhân Cơ và cho các khoang tiếp theo của hồ bùn đỏ Tân Rai. Kết quả thẩm định đã tính toán, giảm kích thước đập ngăn giữa các khoang hồ, nâng cao hiệu suất lưu giữ bùn đỏ, cân bằng được đất trong lòng hồ để đắp đập và xử lý đáy hồ, rút ngắn và bố trí hợp lý hơn các hệ thống đường ống thu nước và dung dịch; điều chỉnh thiết kế giếng thu lũ và thoát dung dịch, trạm bơm nước tuần hoàn... Việc điều chỉnh thiết kế đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với thực tế, thuận lợi và an toàn hơn trong vận hành hồ chứa, tiết kiệm chi phí đầu tư và thời gian thi công cũng như chi phí vận hành.

Trên cơ sở thực tế vận hành các khoang hồ bùn đỏ Tân Rai và Nhân Cơ, sẽ tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm việc xây dựng các khoang bùn đỏ tiếp theo, theo hướng đảm bảo an toàn và tiết kiệm đầu tư.

Toàn bộ văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

Các bài viết khác