ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN THANH HIỀN: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỆ THỐNG BÁN LẺ PHÁT TRIỂN

28/03/2020

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An) có văn bản chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương về giải pháp để thúc đẩy hệ thống bán lẻ phát triển.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, trong thời gian qua, hệ thống bán lẻ nước ta chưa được quan tâm đúng mức, hiện nay có nguy cơ bị thao túng và chiếm lĩnh thị trường. Do đó đại biểu đề nghị Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết trách nhiệm quản lý của Bộ trong vấn đề này và giải pháp sắp tới để thúc đẩy thị trường bán lẻ phát triển.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An.

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, về vấn đề phát triển hệ thống hàng hóa trong nước và sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư thông qua hình thức mua bán, sát nhập(M&A) trong lĩnh vực phân phối hàng hóa được đề cập nhiều, trong đó có điển hình là các thương vụ mua bán doanh nghiệp, góp vốn, chuyển nhượng cổ phần. Trong đó có thông tin cho rằng hệ thống bán lẻ trong nước đang bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hoạt động M & A này và như đại biểu đề cập.

Liên quan đến đầu tư từ nước ngoài, các thương vụ M & A trong lĩnh vực phân phối thời gian qua có thể chia thành các loại sau: Doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài ( như Metro , Big C Việt Nam ): Đây là việc chuyển nhượng của chủ đầu tư nước ngoài này sang các chủ đầu tư nước ngoài khác; Các thương vụ chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp bán lẻ vốn trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài, như: Điện máy Nguyễn Kim chuyển nhượng 49 % cổ phần cho Central Group (Thái Lan); Điện máy Trần Anh chuyển nhượng gần 31 % cổ phần cho Nojima (Nhật Bản), Citimart chuyên nhượng 49 % cổ phần và Fivimart chuyển nhượng 30 % cổ phần cho Aeon Nhật Bản: Đây đều là các thương vụ chuyển nhượng dưới 51 % cổ phần và quyên quyết định thuộc về các doanh nghiệp trong nước. Ngoài thương vụ có quy mô tương đối lớn, các vụ chuyển nhượng còn lại cho đến nay là không đáng kể về cả quy mô vốn góp và số lượng cơ sở bán lẻ.

Đối với đầu tư trong nước, thời gian qua chủ yếu diễn ra ở một số thương vụ của Vingroup mua lại chuỗi siêu thị của Ocean Mart, Vinatexmart và Maximark. Sự “thâu tóm” hay “thao túng" này, đặc biệt là sự phát triển của các - trung tâm thương mại Vincom Center ”, chuỗi siêu thị “VinMart” và chuỗi cửa hàng tiện lợi “VinMart +”, chuỗi cửa hàng điện máy VinPro ” của Tập đoàn Vingroup một số năm gần đây cùng với các thương hiệu bán lẻ của doanh nghiệp bán lẻ FDI đã làm cho hệ thống bán lẻ nước ta có bước phát triển đáng kể theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng ở Việt Nam .

Trong nền kinh tế thị trường gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động M&A trong nền kinh tế nói chung, lĩnh vực phân phối hàng hóa nói riêng là xu hướng khó tránh khỏi, dù là đầu tư trong nước hay đầu tư từ nước ngoài, chủ thể đến từ Thái Lan, Nhật Bản hay bất kỳ từ nước hoặc vùng lãnh thổ nào khác. Thực tế cho thấy đối với đầu tư nước ngoài , hoạt động M & A này có một số tác động tích cực. Điều đó thể hiện khá rõ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi chọn nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, liên doanh đầu tư kinh doanh ( như Fivimart , Citimart , Trần Anh ) trong việc đổi mới hình ảnh bên ngoài (như kết hợp thương hiệu : Aeon - Citimart , Aeon - Fivimart) đến hoạt động bên trong thông qua việc học tập từ sự truyền dạy của chuyên gia nước ngoài cho lao động người Việt cả trực tiếp và gián tiếp. Đồng thời, bản thân hàng Việt cũng được đòi hỏi để đổi mới, nâng cao từ chất lượng, mẫu mã, bao gói…cắt giảm chi phí để cạnh tranh với hàng ngoại …Việc nhập hàng ngoại cũng phải lựa chọn để phù hợp với thị hiếu, chất lượng và khả năng thanh toán của đông đảo khách hàng Việt Nam  Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tới nay khu vực FDI bán lẻ đang chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng dưới 4 % trong tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng luôn xác định cần có sự thận trọng và chủ động trong việc tham gia của các doanh nghiệp FDI bán lẻ vào thị trường nội địa, qua đó có định hướng và giải pháp phù hợp trước tác động tiêu cực tiềm ẩn tới sự phát triển của thị trường bán lẻ trong nước, nhất là khi các doanh nghiệp FDI tăng cường mở rộng đầu tư, kể cả thông qua hình thức mua lại doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Vì vậy, Bộ Công thương thống nhất với ý kiến của đại biểu về sự quan ngại trước tác động tiêu cực và vấn đề có thể phát sinh của đầu tư nước ngoài đối với thị trường bán lẻ trong nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội.

Về các chính sách thúc đẩy sự phát triển thương mại trong nước nói chung và lĩnh vực bán lẻ nói riêng thời gian qua, với trách nhiệm quản lý của mình, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Thương mại) đã trực tiếp khảo cứu, xây dựng đề án, trình Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành một số cơ chế, chính sách thể hiện quan điểm, định hướng, giải pháp và dự án hỗ trợ, khuyến khích phát triển thương mại trong nước, trong đó có phát triển hệ thống bán lẻ. Trong đó bao gồm một số văn bản chủ yếu sau đây: (1) Nghị quyết số 12/NQ-TW ngày 03/01/1996 của Bộ Chính trị về “ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp , phát triển thị trường theo định hướng XHCN ”; (2) Quyết định số 311 / QĐ - TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước , tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 ”; (3) Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;(4) Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; (5) Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “ Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 ”; (6) Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ, (7) Các quy hoạch liên quan tới phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như | chợ , siêu thị , trung tâm thương mại…Tuy vậy, thực tế cho thấy, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và mở cửa dịch vụ phân phối theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới, lĩnh vực phân phối bán lẻ nước ta vẫn đang tồn tại những hạn chế khá cơ bản, trong đó có vấn đề về hạ tầng thương mại bán lẻ nhìn chung vẩn còn yếu kém và lạc hậu, chưa đáp ứng được so với đòi hỏi phát triển của ngành và phát triển của thị trường, đại bộ phận doanh nghiệp là nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh…

Về những giải pháp sắp tới để thúc đẩy thương mại trong nước (trong đó có bán lẻ) phát triển, trên cơ sở xác định và nâng cao nhận thức về vai trò của thương mại trong nước, trong đó có hoạt động bán lẻ hàng hóa đối phát triển tinh tế đất nước và trong khuôn khổ không vi phạm các cam kết mở cửa thị trường, Bộ Công thương đã, đang triển khai và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với đầu tư nước ngoài và phát triển hệ thống bán lẻ trong nước, như sau:

Về phía nhà nước, tiếp tục rà soát các cam kết quốc tế và pháp luật trong nước, sớm hoàn thiện các quy định có liên quan đến hoạt động phân phối nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích mà Việt Nam đã đạt được trong các cam kết quốc tế. Hiện Bộ Công thương đang hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa…của doanh nghiệp FDI nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa lĩnh vực phân phối, tạo dự địa cho doanh nghiệp phân phối trong nước có điều kiện phát triển; Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý thuế, phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI mà không ảnh hưởng tới thu hút đầu tư nước ngoài; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, giá; Tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, phí, rà soát các khoản thuế, phí còn trùng lặp, công khai minh bạch và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp , hộ kinh doanh trong quá trình kê khai nộp thuế; Triển khai thực hiện quy định về ưu đãi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng liên quan đến hoạt động phân phối hàng hóa như thuộc danh mục ưu đãi đầu tư tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư. Từ đó, căn cứ vào quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại, các địa phương chủ động cung cấp thông tin về quy hoạch, bố trí quỹ đất thương mại, ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận mặt bằng để chiếm giữ và phát triển hệ thống phân phối. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan để khuyến khích thu hút và xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng thương mại; Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách về phát triển hạ tầng thương mại bảo đảm phát triển đồng bộ. Đồng thời, về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, do đây là ngành sử dụng nhiều lao động nên việc nâng cao chất lượng lao động trong ngành có ý nghĩa quan trọng việc việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động nhằm hỗ trợ về kỹ năng quản lý (cho lãnh đạo doanh nghiệp, chủ cơ sở kinh doanh bán lẻ) cũng như đào tạo về kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành; Tiếp tục thực hiện và nghiên cứu bổ sung các giải pháp có thể để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước về xúc tiến thương mại (nhất là xúc tiên phát triển thị trường, trong nước), về ứng dụng công nghệ thông tin, về tư vấn pháp lý, về áp dụng công nghệ và kỹ năng quản lý từ các tập đoàn bán lẻ uy tín trên thế giới. Tiếp tục triển khai 3 nhóm chương trình hành động đã đề ra tại Quyết định số 634/QĐ -TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gần với Cuộc vận động “Người Việt Nam tu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm 12 chương trình cụ thể đã đề ra trong Quyết định này. Tiến hành rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, làm cơ sở để các doanh nghiệp phân phối có thông tin trong việc phát triển hệ thống phân phối của mình. Ngoài ra, tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan truyền thông để phổ biến các cam kết quốc tế để cộng đồng doanh nghiệp sớm định hình được chiến lược kinh doanh phù hợp và trao đổi, đối thoại trực tiếp trong quá trình hướng dẫn, giải thích và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu. Đối với cơ sở bán lẻ của hộ kinh doanh, chủ yếu dựa trên cơ sở khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thương hiệu đủ mạnh đứng ra tập hợp, liên kết các cửa hàng thực phẩm và tạp hóa hiện hữu, hỗ trợ họ nâng cấp trang bị, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này chuyển thành cửa hàng tiện lợi theo mô hình chuối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại hoặc đầu tư trực tiếp./.

Hồ Hương

Các bài viết khác