Đại biểu Phạm Hùng Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam nhất trí với những nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và đánh giá cao báo cáo thẩm tra Ủy ban Pháp luật; đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế cụ thể hơn những chủ trương, đường lối của Đảng, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng nêu rõ, tại khoản 1 Điều 17 của dự thảo Lưu trữ (sửa đổi) về yêu cầu thu thập tài liệu có quy định: “Việc thu thập tài liệu bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thành phần, thời hạn nộp lưu theo quy định của pháp luật.
a) Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ cơ quan: tối đa 12 tháng, tính từ tháng kết thúc công việc.
b) Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử: đối với tài liệu lưu trữ số: tối đa 60 tháng, tính từ tháng kết thúc công việc; đối với tài liệu lưu trữ giấy: tối đa 10 năm, tính từ năm kết thúc công việc; đối với hồ sơ gồm cả tài liệu lưu trữ số và tài liệu lưu trữ giấy: tối đa 10 năm, tính từ năm kết thúc công việc.”
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu xem xét rút ngắn thời gian thời hạn thu hồi tài liệu vào lưu trữ lịch sử với tài liệu giấy và tài liệu số. Bởi vì với thời hạn nếu như thu hồi sớm hơn cũng sẽ hạn chế được tình trạng thất thoát tài liệu và giúp cho công tác bảo quản tài liệu tốt hơn cũng như cho công tác phục vụ tốt hơn trong công tác tra cứu tài liệu.
Tại Điểm a, khoản 1, Điều 25 có quy định tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước nhưng có nội dung thông tin nếu sử dụng có thể ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc vi phạm các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận tôn trọng, bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức. Đại biểu Phạm Hùng Thắng cũng đề nghị nghiên cứu làm rõ hơn các tiêu chí xác định mức độ ảnh hưởng để phân biệt với ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh của quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong các trường hợp nêu trên, để tạo cơ sở áp dụng thống nhất trong quá trình thực thi các luật này, đồng thời là căn cứ để các cơ quan, tổ chức ban hành các cái danh mục tài liệu lưu trữ tiếp cận có thể có theo điều kiện theo quy định.
Đại biểu Phạm Hùng Thắng chỉ rõ, tại Điều 33 về thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị mới chỉ đề cập đến việc thu thập, bảo quản, sử dụng và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị nhưng còn rất khái quát. Do đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu và hoàn thiện các quy định cụ thể về nhiệm vụ lưu trữ điện tử ở trong dự thảo luật.
Về các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, Điều 42 dự thảo Luật quy định các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ khác gồm: Tham quan cơ quan lưu trữ; Lồng ghép phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong các chương trình giảng dạy và học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo; Tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm, hội nghị, hội thảo, sự kiện giáo dục, du lịch liên quan đến hoạt động lưu trữ và giới thiệu xuất bản phẩm từ tài liệu lưu trữ; Kết nối, chia sẻ thông tin về tài liệu lưu trữ giữa các cơ quan lưu trữ trong nước và nước ngoài; Thiết kế, sản xuất vật phẩm, quà tặng, đồ lưu niệm từ tài liệu lưu trữ.
Đại biểu đề nghị bổ sung thêm vào Điều 42 dự thảo Luật thêm một hình thức phát huy giá trị tài liệu là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phát triển các ý tưởng sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực tiêu chữ để tiếp tục lan tỏa, tìm kiếm ứng dụng các ý tưởng trong việc một số của lưu trữ.
Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ lưu trữ, đại biểu cho biết tại khoản 1, Điều 57 của dự thảo Luật quy định về chứng chỉ hành nghề lưu trữ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật và để thực hiện kinh doanh dịch vụ lưu trữ. Đại biểu đề nghị xem xét quy định rõ hơn về thời hạn, nguyên tắc và điều kiện cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề lưu trữ để và làm rõ hơn trong xu hướng phân cấp của Bộ cũng như của Sở Nội vụ trong việc cấp chứng chỉ.
Đại biểu cho biết thêm, hiện có hai phông lưu trữ gồm phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và phông lưu trữ của Nhà nước Việt Nam. Đại biểu đặt vấn đề dự thảo Luật nên quy định để các địa phương khi xây dựng các kho lưu trữ có thể tích hợp lưu trữ ở cả hai cái phông này, để tạo sự đồng bộ. Mặc dù cùng một kho nhưng chúng ta vẫn tách riêng việc lưu trữ lịch sử của cái phông của Đảng Cộng sản riêng và phông của Nhà nước. Đại biểu cơ quan soạn thảo đề nghị nghiên cứu để có những quy định đối với kho lưu giữ lịch sử cấp tỉnh.