Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 88e466a1-09ef-90f0-c4c5-029cc6d89d11.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN BÁ SƠN – TP ĐÀ NẴNG: CẦN ĐIỀU CHỈNH LẠI MỨC PHẠT TRONG QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM CẠNH TRANH

25/05/2018

Tham gia cho ý kiến vào dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Hội trường chiều 24/5, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn – Tp Đà Nẵng đề nghị Ban soạn thảo cần điều chỉnh lại mức phạt trong quyết định xử lý vi phạm cạnh tranh.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn – Tp Đà Nẵng phát biểu tại Hội trường

Thứ nhất, về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 34 của dự thảo luật, về nguyên tắc, tiêu chí cho phép hay không cho phép tập trung kinh tế phải dựa vào các tác động của tập trung kinh tế đối với thị trường như thị phần lớn đến mức nào, khả năng ảnh hưởng đến hành vi cạnh tranh của các chủ thể khác trên thị trường ra sao. Tuy nhiên, các tiêu chí tại dự thảo dường như không được dựa vào các nguyên tắc trên. Dự thảo quy định về tiêu chí tổng doanh thu, tổng tài sản trên toàn thị trường Việt Nam, như thế là quá rộng, thị trường Việt Nam là tất cả các sản phẩm hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp. Do đó, cần có một giới hạn, khuôn khổ ở một giới hạn cần thiết như tổng doanh nghiệp, tổng tài sản của thị trường, sản phẩm dịch vụ liên quan của các doanh nghiệp đó thì sẽ phù hợp hơn.

Về tiêu chí giá trị giao dịch, tiêu chí này không phù hợp, bởi giá trị giao dịch theo mức cố định, không thể phản ánh được tác động của các giao dịch tới các thị trường liên quan. Do đó, đại biểu đề nghị sửa lại thành tỷ trọng của giao dịch trên tổng giá trị thị trường. Hơn nữa quy mô của thị trường thì có tính động, luôn thay đổi, nên việc lấy tỷ trọng giao dịch trên tổng giá trị thị trường thì phù hợp hơn trong việc vận dụng.

Mặt khác, quyền tập trung kinh tế là quyền tự do của doanh nghiệp, việc hạn chế chỉ là những trường hợp tập trung đạt được ngưỡng nhất định có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh chung trên thị trường. Do đó, ngưỡng này là ranh giới giữa quyền và hạn chế quyền thì cần được quy định ngay trong luật này, không nên giao để quy định ở trong một văn bản khác, ví dụ như một nghị định của Chính phủ. Tất nhiên, luật không nên quy định ngưỡng cứng mà cần có một thiết kế thực sự linh hoạt trong áp dụng điều, khoản này. Tương tự như vậy, đại biểu Nguyễn Bá Sơn đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại toàn bộ trong dự thảo và bổ sung các quy định để đảm bảo tất cả các vấn đề mang tính cốt lõi, đồng bộ với nhau như vừa nêu trên.

Các đại biểu làm việc tại Hội trường chiều ngày 24/5

Thứ hai, về quyền khởi kiện nhân sự tại tòa án hay quyền lựa chọn giải quyết bằng con đường tòa án thông qua tố tụng dân sự. Dự thảo luật không đề cập tới vấn đề tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện dân sự các tổ chức, cá nhân khác trực tiếp tại Tòa án nếu thấy hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh không gây thiệt hại cho mình. Tại Điều 106 của dự thảo chỉ để cập tới việc khởi kiện hành chính đối với quyết định của các cơ quan quản lý cạnh tranh.

Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp, người dân, thậm chí chuyên gia hiểu không thể khởi kiện dân sự nếu như chúng ta quy định theo cách này. Để đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật về cạnh tranh mà bắt buộc phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của Luật Cạnh tranh. Trong khi đó các thủ tục xử lý tại cơ quan cạnh tranh, bản chất của nó là xử lý về mặt hành chính. Các biện pháp xử lý là các biện pháp hành chính, người dân, doanh nghiệp không có bất cứ một động lực nào để khiếu nại ra cơ quan cạnh tranh để đảm bảo quyền được bảo vệ trên thực tiễn thiệt hại của mình. Do đó, đại biểu đề nghị trong dự thảo luật cần bổ sung nêu rõ các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của tổ chức, cá nhân khác đều có quyền khởi kiện ra tòa đòi bồi thường theo thủ tục dân sự, thương mại. Đây cũng là quy định cần thiết để đảm bảo quyền được bảo vệ bởi tòa án của tổ chức và cá nhân.

Thứ ba, về thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với bộ máy như ở trong dự thảo là khá đồ sộ, cồng kềnh và sẽ làm phình to bộ máy quản lý nhà nước của nước ta, của Bộ Công Thương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, luật giao quá nhiều quyền cho Ủy ban này, sẽ tạo ra cơ chế xin cho, không có gì để chắc chắn rằng sẽ không nảy sinh tiêu cực, tham nhũng về mặt chính sách. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nên xem xét một cách thận trọng, nên chăng giao chức năng điều tra vụ việc cạnh tranh cho lực lượng cảnh sát kinh tế thuộc ngành công an và giao việc xử lý vụ việc cạnh tranh cho Tòa án là phù hợp.

Thứ tư, việc thi hành giải quyết khiếu nại. Điều 118 quy định về việc thi hành giải quyết khiếu nại về quyết định vụ xử lý vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên việc khiếu nại là việc của các tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh khi họ không đồng ý với kết quả giải quyết này. Như vậy, có tình huống xảy ra là khi quyết định giải quyết khiếu nại là cơ quan có thẩm quyền trả lời cho người khiếu nại biết được rằng nội dung khiếu nại đó có được chấp nhận hay không. Trong trường hợp được chấp nhận thì cơ quan giải quyết khiếu nại có thẩm quyền xử lý bằng quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh cho phù hợp với kết quả giải quyết khiếu nại trước đó. Trong khi đó quyết định giải quyết khiếu nại không thể thay thế cho quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đối tượng phải thi hành là quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh. Ví dụ, một doanh nghiệp có vi phạm về Luật Cạnh tranh và bị xử phạt 10 tỷ đồng, sau khi khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại hạ mức xử phạt xuống còn 8 tỷ. Như vậy, cần phải điều chỉnh lại mức phạt trong quyết định xử lý vi phạm cạnh tranh.

Vân Ngọc

Các bài viết khác