Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bcfc67a1-29c8-90f0-c4c5-0f03f8d438d8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN HIỂN: THIẾU CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG VIỆC BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN

18/06/2020

Góp ý vào dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng, cho rằng Dự thảo luật lần này đã có những quy định về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nhất là cảnh quan thiên nhiên quan trọng, tuy nhiên các quy định này chưa đủ rõ và chưa thể hiện nhất quán, đầy đủ trong dự án luật.

Theo ĐBQH Nguyễn Văn Hiển, về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật cho thấy, thời gian qua có rất nhiều công trình, dự án xâm phạm nghiêm trọng đến cảnh quan thiên nhiên có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, gây bức xúc trong dư luận xã hội, như tại Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu di tích Tràng An, Cao nguyên đá Đồng Văn, Mã Pì Lèng,... nhưng lại thiếu các quy định cụ thể trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên như một thành tố quan trọng trong bảo vệ môi trường. Dự thảo luật lần này đã có những quy định về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nhất là cảnh quan thiên nhiên quan trọng.

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng 

Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Văn Hiển, các quy định trên chưa đủ rõ và chưa thể hiện nhất quán, đầy đủ trong dự án luật. Cụ thể:

Một, cảnh quan thiên nhiên được coi là thành tố quan trọng trong bảo vệ môi trường, nhưng chưa được thể hiện trong nội dung chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, chưa được tích hợp là một nội dung trong đánh giá môi trường chiến lược.

Hai, chưa quy định rõ các nguyên tắc, tiêu chí để xác định rõ phạm vi địa lý, không gian, khu vực nào là cảnh quan thiên nhiên, khu vực nào là cảnh quan thiên nhiên quan trọng, cũng như mức độ yêu cầu nghiêm ngặt trong bảo vệ, kết hợp với việc khai thác hợp lý, bền vững, hiệu quả cảnh quan thiên nhiên.

Ba, chưa xác định rõ các hành vi vi phạm làm suy thoái và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, phức hợp tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên,... thì người vi phạm có nghĩa vụ phải bồi thường đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Bốn, chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong bảo vệ, khai thác, quản lý cảnh quan thiên nhiên, nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có tác động trực tiếp tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, cũng như vai trò quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

Về vấn đề quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, tại điểm đ khoản 3 Điều 30 về sản phẩm của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có quy định: định hướng khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp quốc gia liên tỉnh. ĐBQH Nguyễn Văn Hiển đề nghị cần xem xét lại quy định này, vì với chất thải nguy hại thì xử lý tập trung là phù hợp, tuy nhiên với chất thải rắn thông thường, việc đưa rác từ địa phương này sang địa phương khác, tỉnh này sang tỉnh khác là vấn đề nhạy cảm và khó khả thi. Mặt khác, công nghệ xử lý chất thải rắn cho phép chỉ xử lý ở quy mô từ 500 tấn đến 3.000 tấn là phù hợp, nếu tập trung lớn hơn có thể ảnh hưởng đến sức chịu tải của môi trường tại khu vực nhà máy. Quy mô công suất tối đa của nhà máy xử lý chất thải rắn còn phụ thuộc vào bán kính vùng phục vụ. Với các địa phương có mật độ dân số cao, bán kính phục vụ khoảng 40 km thì việc vận chuyển là phù hợp, hạn chế gây phát tán ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, thu gom rác. Nhưng địa phương ở miền núi dân cư thưa thì quy mô nhà máy phải nhỏ hơn, xe rác không nên chạy hàng trăm km về nhà máy, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV

Về vấn đề thực hiện đánh giá tác động môi trường, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển đề nghị bổ sung vào Điều 39 quy định cho phép chủ đầu tư sử dụng và có cam kết thực hiện theo các báo cáo ĐTM đã được thẩm định, phê duyệt đối với các dự án thuộc cùng lĩnh vực, quy mô công suất hoặc mặt bằng tương tự. Bởi lẽ trên thực tế có các nhà máy tương tự nhau về công nghệ, công suất nhà máy xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải, nước sạch, v.v.. cùng sử dụng một công nghệ, cùng nguyên liệu đầu vào thì nên cho phép chủ đầu tư sử dụng ĐTM đã được thẩm định, phê duyệt do cơ quan quản lý môi trường cung cấp, với điều kiện nhà đầu tư cam kết thực hiện và tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường nêu trong ĐTM đó. Như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho chủ đầu tư, trong trường hợp này có thể yêu cầu nhà đầu tư đóng một khoản phí bằng khoảng 10 đến 20% chi phí làm ĐTM thông thường để cơ quan quản lý môi trường sử dụng vào việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư. Làm như vậy sẽ có hàng trăm chủ đầu tư được hưởng lợi, đồng thời giảm chi phí thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

Về vấn đề định giá đối với các hàng hóa dịch vụ môi trường quy định tại khoản 4 Điều 157. ĐBQH Nguyễn Văn Hiển đề nghị bổ sung quy định rõ việc xác định giá dịch vụ xử lý chất thải, nước thải được thực hiện thông qua đấu thầu cung cấp dịch vụ công. Theo đó, các công nghệ đã được đo kiểm thực nghiệm đạt đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thì được tham gia đấu thầu tập trung do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Nhà thầu thắng thầu thì được công bố là công nghệ tốt nhất tại thời điểm hiện tại và được ký hợp đồng dịch vụ với các địa phương.

Thực tế cho thấy, cách đấu thầu dự án, lựa chọn chủ đầu tư như đang làm hiện nay đang để lại những hậu quả nặng nề là dự án đầu tư xong nhưng không đạt kết quả đầu ra là chất lượng xử lý rác thải theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhưng không thể chấm dứt dự án, đóng cửa nhà máy vì nhà đầu tư cho rằng họ đã được lựa chọn được cấp phép đầu tư. Họ đã bỏ ra hàng trăm, hàng ngàn tỷ, nếu đóng cửa thì phải đền bù cho họ. Đây là những kẽ hở chết người của pháp luật khiến các địa phương thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỷ nhưng tiền mất tật mang như Dự án khu xử lý rác Đa Phước, các dự án điện rác sử dụng công nghệ do Trung Quốc sản xuất tại một số địa phương.

Từ những bất cập nêu trên đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, phải chuyển hẳn từ cách chỉ định hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án như nêu trên sang đấu thầu cung cấp dịch vụ công theo Nghị định số 32 năm 2019 là rất minh bạch. Theo đó, thỏa thuận hợp đồng dựa trên kết quả đầu ra, không cần biết nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu tiền để xây dựng nhà máy, miễn là chất lượng dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, bảo đảm khối lượng, công suất ở mức cao nhất theo quy định của hợp đồng thì được thanh toán. Khi không đáp ứng chất lượng, khối lượng theo hợp đồng thì cơ quan quản lý môi trường có thể chấm dứt hợp đồng để các doanh nghiệp khác vào thay thế. Cách đấu thầu này cũng rất minh bạch vì dựa vào tiêu chí kết quả đầu ra là chất lượng môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước, việc tổ chức đấu thầu theo hình thức tập trung.

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển cũng cho rằng đây là một dự án rất đồ sộ, với rất nhiều những vấn đề cần phải thảo luận sâu và kỹ. Nếu thông qua dự án luật theo quy trình 2 kỳ họp, đây là một thách thức rất lớn. Do vậy, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển đề nghị Chính phủ và cơ quan thẩm tra có thể xem xét để trình thông qua theo 3 kỳ họp./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác