Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a00e52a1-f9f7-90f0-c4c5-02c419a54ae8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: ĐẨY MẠNH XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG CƠ QUAN, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRÊN CÁC LĨNH VỰC ĐÃ ĐƯỢC CHỈ RA NHỮNG HẠN CHẾ MÀ CHƯA KHẮC PHỤC

31/10/2022

Đại biểu Phạm Văn Hòa- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thanh tra và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu trên các lĩnh vực đã được Đoàn giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chỉ ra những hạn chế mà chưa khắc phục.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2016-2021

Thực hiện Kỳ họp thứ 4, ngày 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Đóng góp vào nội dung trên, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 theo Báo cáo của Đoàn giám sát đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.


Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Việc quản lý và thu chi ngân sách chặt chẽ, có tiết kiệm cơ cấu chi hợp lý, không dàn trải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho phát triển và đầu tư, đảm bảo chi cho an sinh xã hội, với con số rất ấn tượng trong tiết kiệm chi, bội chi ngân sách ở mức cho phép. Trần nợ công giảm mạnh, nhiều tài sản các vụ án tham nhũng được thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính là điểm cộng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng có băn khoăn một số vấn đề như sau:

Về công tác lập dự toán ngân sách có năm chưa sát thực tế, thường là thấp; nợ đọng thuế, thất thu, chậm thu vẫn còn diễn ra. Hàng năm, nhiều dự án đầu tư công trên các lĩnh vực chậm tiến độ, tình trạng đấu thầu, nhận thầu để có công trình, sau đó đề nghị điều chỉnh, bổ sung tăng vốn cho công trình diễn ra chưa được khắc phục. Tình trạng công trình chờ vốn, vốn chờ công trình không phải là hiếm. Vốn không thiếu nhưng không được giải ngân là bài toán khó giải từ nhiều năm qua.

Việc thất thoát vốn ở các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù có khắc phục nhưng chưa được nhiều, có doanh nghiệp thua lỗ, lãng phí. Việc bán cổ phần, hợp nhất, giải thể, thực hiện bất cập; sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc, nhà công vụ ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương chưa đúng quy định, sai mục đích, lãng phí, thất thu ngân sách; bị chiếm dụng riêng, trụ sở trống ít người ở, có nơi xây dựng trụ sở rất to, hoành tráng, diện tích đất rộng nhưng công năng cho công vụ lại hạn chế người sử dụng. Đất bị lấn chiếm, hoang hóa, khiếu kiện kéo dài, xử lý rất khó khăn. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cấp thiết cần phải quan tâm. Trong thủ tục cải cách hành chính là điểm cộng nhưng hội họp của các cơ quan công quyền không giảm và có chiều hướng gia tăng. Những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục tốt.


Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề rất quan trọng đối với nước ta. Trong bối cảnh chúng ta rất cần tài lực cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nên thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, tiết kiệm và lãng phí luôn luôn song hành nhau nhưng nội hàm lại khác nhau. Tiết kiệm chi trên các lĩnh vực, kể cả khu vực công và tư, tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo cuộc sống ổn định, lâu dài, đời sống mỗi người một sung túc, tăng năng suất lao động chứ không phải tiết kiệm là giảm chi tiêu những thứ cần, ngại mua sắm, chi nhỏ giọt. Ví dụ, không được mua xe ô tô mới mà lại sử dụng loại ô tô cũ chưa hết đát nhưng lại được chi sửa chữa hàng năm với số tiền không nhỏ, hay quy định ở mỗi sở, ngành cấp tỉnh chỉ được sử dụng mỗi một chiếc ô tô công, cán bộ đi công tác ngoài ô tô công thì được thuê xe tư nhân và được quyết toán vào mục chi hoạt động, hoặc kế toán cơ quan, đơn vị hợp thức hóa chứng từ để quyết toán những khoản chi là không được chi.

Trước vấn đề trên, đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất với Chính phủ về việc đáng chi là phải chi, chi mang lại hiệu quả để kích thích cho lao động sản xuất, chi để tái năng suất lao động, chi tăng lương cho công chức, viên chức, người lao động để ổn định cuộc sống, chi cho hoạt động hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà chi không đảm bảo quy định, chưa hết năm đã hết tiền hoạt động; tiết kiệm là đúng nhưng tiết kiệm quá mức chưa hẳn đã hiệu quả. Vì vậy, đề nghị Quốc hội tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu gương mẫu trên các lĩnh vực, phát huy hiệu quả đã đạt được trong thời gian qua, kiên quyết chống lãng phí, có tiết kiệm, có chủ đích nhằm mang lại có hiệu quả và hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, cần tăng cường công tác hậu giám sát, tiếp tục các nội dung liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong kế hoạch hằng năm hoặc định kỳ, nhất là những vấn đề tồn tại mà Đoàn giám sát đã nêu ra trong báo cáo, trọng tâm là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án chậm tiến độ, đất đai còn để hoang hóa, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm tài sản công, công sở sử dụng chưa đúng mục đích vào cổ phần hóa.

Góp phần phát huy hiệu quả, khắc phục tốt nhất những lĩnh vực còn thiếu sót, đôn đốc, nhắc nhở, đại biểu Phạm Văn Hòa kiến nghị những cơ quan, đơn vị có những biện pháp, giải pháp căn cơ để thực hiện. Chính phủ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu trên các lĩnh vực đã được Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chỉ ra những hạn chế mà chưa khắc phục. Đồng thời, nêu gương, biểu dương khen thưởng những nơi thực hiện tốt, đẩy nhanh kết luận thanh tra sau khi phát hiện những nơi có dấu hiệu sai phạm để ngăn chặn kịp thời hoặc thu hồi, xử lý tài sản thất thoát và khắc phục hậu quả.

Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị từ trung ương đến cơ sở, của cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về tiết kiệm, lãng phí của cán bộ có chức, có quyền cũng như cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ nhằm đảm bảo cho công tác này thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, không dễ gì phát hiện hoặc có phát hiện cũng chưa chắc đã mạnh dạn, dám báo cáo, cho nên việc bảo vệ người cung cấp thông tin, khen thưởng cũng là biện pháp kích thích tốt.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; giảm hội họp, giảm lễ hội, lễ kỷ niệm; công khai chi tiêu nội bộ; xây dựng trụ sở làm việc hợp lý, đủ hoạt động; xây dựng định mức tiêu chuẩn, chế độ chi trên các lĩnh vực để kịp thời khắc phục đúng lúc, rà soát các khoản chi không phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung. Đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các luật có liên quan đến tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, phù hợp yêu cầu thực tiễn, có sơ, tổng kết để kịp thời điều chỉnh những bất cập, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của chúng ta có hiệu quả và ngày càng thực chất hơn./.

Bích Lan