Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 036d66a1-19e0-90f0-c4c5-08c39812adff.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG TẤN QUÂN: ĐẢM BẢO TÍNH LINH HOẠT, TẠO CƠ CHẾ MỞ CHO CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TỰ CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN

06/01/2023

Tham gia phát biểu ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH Bà Ria – Vũng Tàu cho rằng quy định trong dự thảo luật cần có tính linh hoạt và tạo cơ chế mở cho các đơn vị tự chủ có thể tồn tại và phát triển.

Tham gia phát biểu ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định, cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp trước, các cơ quan đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia cũng như các nhà khoa học. Dự thảo luật lần này đã tương đối hoàn chỉnh, có thể thông qua để thực hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại của ngành y tế. Để góp ý hoàn thiện hơn, theo gợi ý của cơ quan thẩm tra, đại biểu xin tham gia góp ý vào một số nội dung như sau:

Thứ nhất, về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước tại Điều 108 dự thảo đề xuất 2 phương án lựa chọn. Theo đại biểu, nên lựa chọn phương án thứ hai, vì phương án 2 có những điểm ưu, linh hoạt hơn so với phương án thứ nhất. Phương án thứ hai quy định "cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự đảm bảo chi đầu tư, chi thường xuyên, được quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không vượt quá giá tối đa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, trừ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hình thành từ các hoạt động hợp tác theo hình thức đối tác công - tư".

Đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH Bà Rịa – Vũng Tàu

Đại biểu cho rằng, quy định như trên có tính linh hoạt và tạo cơ chế mở cho các đơn vị tự chủ có thể tồn tại và phát triển. Ngoài việc giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không được vượt quá giá tối đa theo quy định của Bộ Y tế thì giá dịch vụ theo yêu cầu nên để cho các đơn vị tự chủ quyết định, dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nếu ràng buộc trong khuôn khổ như giá hiện tại thì rất khó để đảm bảo tự chủ và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế.

Thứ hai, về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 110, đại biểu lựa chọn phương án thứ hai. Theo đó, mục tiêu chúng ta hướng đến là các đơn vị y tế phải tự chủ toàn bộ, để cho các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo được hoạt động thì phải có tích lũy để tái đầu tư và có lợi nhuận để phát triển. Vì khung giá ban hành là mức để khống chế, các tỉnh ban hành trong khung giá đó, nên khung giá phải đảm bảo gồm có đủ chi phí, có tích lũy và có lợi nhuận. Phương án thứ nhất là giá bao gồm tích lũy, tái đầu tư và lợi nhuận, quy định khung giá bao gồm cả giá dịch vụ theo yêu cầu. Phương án thứ hai thì giá bao gồm tích lũy để tái đầu tư và cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trên cơ sở phương pháp định giá do Bộ Y tế quy định. Thực tế hiện nay, để các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh tự chủ phát triển được thì phải các đơn vị phải mở rộng các hình thức dịch vụ, nếu được tự định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mới đảm bảo được có lợi nhuận để tồn tại và phát triển được, do đó đại biểu chọn phương án thứ hai.

Thứ ba, về Điều 46 hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tại khoản 1, các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm có 10 điểm, từ điểm a đến điểm k, trong đó có điểm a là bệnh viện, điểm b là bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, điểm c là nhà hộ sinh, điểm d là phòng khám. Tuy nhiên, không có hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trung tâm y tế. Thực tế hiện nay trung tâm y tế có 2 mô hình hoạt động, đó là trung tâm y tế tuyến huyện có giường bệnh được cấp giấy phép hoạt động như một bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế không có giường bệnh được cấp giấy phép hoạt động như là phòng khám đa khoa. Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa thì chức năng và phạm vi hoạt động tương đối khác nhau, do đó, trong thời gian qua các đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán bảo hiểm y tế trong các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong sửa đổi lần này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để bổ sung khoản 1 Điều 48 là các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm có trung tâm y tế, nhất là liên quan đến trung tâm y tế không có giường bệnh nội trú để việc chúng ta cấp giấy phép hoạt động cho phù hợp với chức năng cũng như tên gọi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để tháo gỡ những khó khăn hiện tại.

Ngoài ra, về dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu đề nghị bổ sung quy định là chỉ định chế độ ăn cho bệnh nhân trong khám bệnh, chữa bệnh. Thực tế hiện nay các bác sĩ đang thực hiện chỉ định chế độ ăn hằng ngày cho bệnh nhân và chỉ định chế độ ăn được xem như là một biện pháp điều trị đặc biệt rất quan trọng đối với một số bệnh nhân chăm sóc cấp 1, những bệnh nhân sau phẫu thuật, những người có bệnh lý về đường tiêu hóa, đường tiết niệu hay đường tim mạch. Do đó đại biểu đề nghị cũng nghiên cứu để bổ sung vào luật để thực hiện một cách thống nhất.

Hồ Hương

Các bài viết khác