LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI) ĐIỀU CHỈNH TOÀN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁ
LUẬT GIÁ NĂM 2023: ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ GIÁ THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
Luật giá 2023 đòi hỏi các doanh nghiệp thẩm định gía tăng cả về số lượng và chất lượng thẩm định viên
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được điều chỉnh trong Luật Giá năm 2023 sẽ có nhiều điều chỉnh. Theo Cục Quản lý giá tại Luật Giá năm 2023, liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá sẽ tăng số lượng thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp từ ít nhất 3 lên ít nhất 5 thẩm định viên về giá. Đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần bổ sung điều kiện tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp; Tăng số lượng thẩm định viên tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá từ ít nhất 2 lên ít nhất 3 thẩm định viên về giá. Đối với các doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 được chuyển tiếp đến ngày 1/7/2025 phải đáp ứng được điều kiện trên.
(Ảnh minh hoạ)
Cũng theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khi Luật Giá năm 2023 có hiệu lực, người đăng ký hành nghề phải có tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá với trình độ đại học trở lên từ đủ 36 tháng. Trường hợp làm việc với trình độ đại học trở lên về chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá theo chương trình định hướng ứng dụng theo quy định của pháp luật thì tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá từ đủ 24 tháng.
Do đó, để triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất, Bộ Tài chính yêu cầu thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá chủ động nghiên cứu toàn diện các quy định tại Luật Giá năm 2023. Từ đó, rà soát tình hình thực tế của doanh nghiệp về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện đăng ký hành nghề của thẩm định viên, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật Giá năm 2023.
Sau thời hạn 12 tháng khi Luật Giá năm 2023 có hiệu lực, doanh nghiệp thẩm định giá không tuân thủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định, sẽ bị Bộ Tài chính thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ( Ảnh minh hoạ)
Ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh lĩnh vực thẩm định giá liên tục có những thay đổi, nhất là hệ thống pháp luật đang được sửa đổi và hoàn thiện nên các doanh nghiệp và các thẩm định viên cần chủ động cập nhật thường xuyên văn bản pháp luật và kiến thức chuyên môn. Đồng thời, các thẩm định viên cần tham gia đầy đủ, nghiêm túc các khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn về thẩm định giá do các đơn vị được phép cập nhật kiến thức về thẩm định giá năm 2023 tổ chức nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cũng như đảm bảo đủ điều kiện đăng ký hành nghề cho năm hành nghề tiếp theo.
Để chuẩn bị kịp khi Luật giá 2023 có hiệu lực, ông Nguyễn Tiến Thoả khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động, tăng cường cung cấp dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng thẩm định giá và quy định của pháp luật. Sau thời hạn 12 tháng khi Luật Giá năm 2023 có hiệu lực, doanh nghiệp thẩm định giá không tuân thủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định, sẽ bị Bộ Tài chính thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá...
Ông Nguyễn Tiến Thoả, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam
Nhiều thay đổi trong nguyên tắc định gía và phương pháp định giá
Theo ông Nguyễn Tiến Thoả, các doanh nghiệp thẩm định giá cần lưu ý những nguyên tắc định giá và phương pháp định giá sẽ có những thay đổi. Nếu như, Điều 21, Luật Giá 2012 căn cứ định giá gồm: Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá; mức lợi nhuận dự kiến; Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng; Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá thì khoản 1 Điều 22 Luật Giá 2023 căn cứ định giá yêu cầu bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, hợp lệ; lợi nhuận (nếu có) hoặc tích lũy theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với mặt bằng thị trường; bảo đảm phù hợp với cung cầu hàng hóa, dịch vụ, điều kiện thị trường tại thời điểm định giávà chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng. Xem xét, điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.Trường hợp điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện theo từng thời kỳ quy định tại hợp đồng dự án.
Ông Nguyễn Tiến Thoả cho biết, căn cứ định giá được tại khoản 2 Điều 22 Luật Giá 2023 sẽ căn cứ vào 3 yếu tố hình thành giá. Thứ nhất, căn cứ vào yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm định giá hoặc thời gian xác định yếu tố hình thành giá trong phương án giá phù hợp với đặc điểm, tính chất của hàng hóa, dịch vụ. Thứ hai, quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu của thị trường và sức mua của đồng tiền; khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Thứ ba, giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tiến thoả, phương pháp định giá của Nhà nước cũng được quy định, căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Giá 2023 sẽ quy định mới. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện. : Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này; Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng. Quy định này đảm bảo các, giao quyền chủ động cho các bộ chuyên ngành trong định giá các các mặt hàng cho bộ chuyên ngành quản lý, đảm bảo phân cấp, phân quyền, tránh bị động trong điều hành giá như vừa qua. Đây là bước tiến lớn trong quản lý nhà nước.