Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 635866a1-a927-90f0-c4c5-0dae5ad5766d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÝ THỊ LAN: QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ TRONG LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI), KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ TÌNH TRẠNG SIM RÁC

25/08/2023

Theo chương trình, Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra từ ngày 28-30/8 sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, ĐBQH Lý Thị Lan – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định chặt chẽ hơn trong luật việc sử dụng SIM chính chủ để khắc phục triệt để tình trạng SIM rác.

PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH ĐOÀN ĐBQH KHÓA XV TỈNH HÀ GIANG LÝ THỊ LAN TIẾP CÔNG DÂN

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội. Nghiên cứu hồ sơ dự án luật, đại biểu Lý Thị Lan – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang cơ bản đồng tình với việc sửa đổi Luật Viễn thông, để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh mâu thuẫn với các luật khác đã có hoặc đang được sửa đổi.

Góp ý về một số nội dung dự thảo luật, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phạm vi điều chỉnh, trong đó xem xét cân nhắc việc đưa các dịch vụ: “dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu” vào quản lý trong Luật Viễn thông, nhằm để đảm bảo mục tiêu khuyến khích phát triển dịch vụ, huy động nguồn lực vốn và công nghệ từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài; đồng thời đưa “dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông” vào nội dung điều chỉnh trong “Luật An ninh mạng” và “dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây” đưa vào “Luật Công nghệ thông tin” cho phù hợp với thực tiễn.

Quy định rõ nguyên tắc, mô hình tổ chức, cơ chế thu chi của Quỹ viễn thông công ích.

Theo đại biểu Lý Thị Lan, trong dự thảo luật có sử dụng cụm từ “hoạt động viễn thông công ích”, nhưng chưa quy định cụ thể thế nào là “hoạt động viễn thông công ích”. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần đưa vào giải thích từ ngữ cho dễ hiểu, tạo thuận lợi trong triển khai thực hiện.

Đại biểu Lý Thị Lan – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Vấn đề về viễn thông công ích, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng hiện nay, chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích gồm 02 nhóm nhiệm vụ chính: (1) Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông (hỗ trợ chi phí duy trì, vận hành các công trình hạ tầng viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông di động và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch vụ viễn thông); (2) Hỗ trợ sử dụng dịch vụ viễn thông công ích bao gồm: hỗ trợ điện thoại, máy tính bảng, đường truyền internet… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.

Đại biểu Lý Thị Lan nêu thực tế Hà Giang là địa phương có 133/193 xã là xã vùng III, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Với địa hình chia cắt, dân cư thưa thớt, hiệu quả kinh doanh không đảm bảo nên các doanh nghiệp chưa có kế hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông đến các thôn/bản vùng sâu, vùng xa.

Chương trình viễn thông công ích là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, mang lại ý nghĩa quan trọng đối với vùng sâu, vùng xa, biên giới trong việc tiếp cận thông tin, phát triển kinh tế xã hội, giảm bớt khoảng cách số giữa các vùng miền. Do đó, việc duy trì Quỹ Viễn thông công ích là cần thiết. Để chương trình viễn thông công ích có thể triển khai nhanh, hiệu quả hơn trong thời gian tới, đại biểu đề nghị cần thiết bổ sung vào Chương III, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) lần này một số nội dung định hướng: Quy định nguyên tắc, mô hình tổ chức, cơ chế thu chi để Quỹ viễn thông công ích hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.

Về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, khoản 2 Điều 33 dự thảo Luật quy định về nguồn hình thành Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích, ngoài 3 nguồn: (1) Đóng góp theo tỷ lệ doanh thu dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông; (2) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện; và (3) Các nguồn hợp pháp khác. Đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo bổ sung thêm nguồn thứ (4) là: “nguồn sinh lời từ Quỹ”. Đồng thời, bổ sung thêm những quy định cụ thể về “tổ chức, nguyên tắc hoạt động, nguồn thu, mức thu, nhiệm vụ chi thống nhất với Luật Ngân sách nhà nước và quyền hạn của Quỹ; quy định về quản lý tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của Quỹ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước”.

Cũng tại Điều 33 của dự thảo luật, đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội dung quy định về quản lý tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm của Quỹ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước” để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, cụ thể và tăng tính hiệu quả của Quỹ.

Quy định chặt chẽ việc sử dụng SIM chính chủ, khắc phục triệt để tình trạng SIM rác.

Về vấn đề SIM rác, đại biểu Lý Thị Lan đánh giá, thời gian qua nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giải quyết tình trạng sử dụng SIM rác, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp như: tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm đối với các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đăng ký, kích hoạt, mua bán SIM trái quy định của pháp luật; quản lý chặt chẽ các tài khoản đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc khóa các thuê bao gửi tin nhắn rác, quảng cáo rao vặt sai quy đinh. Đặc biệt, cuối năm 2022, đầu năm 2023, Bộ TTTT đã chỉ đạo quyết liệt việc đối soát và chuẩn hóa lại thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thực hiện khóa SIM 1 chiều từ 01/4/2023 đối với các thuê bao chưa chuẩn hóa và cập nhật thông tin; nếu tiếp tục không đăng ký chuẩn hóa thông tin thì sẽ tiếp tục khóa 2 chiều từ 15/4/2023. Đây là các biện pháp mạnh nhằm hạn chế tình trạng sử dụng SIM rác để thực hiện các cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo, bội nhọ, xúc phạm danh dự, gây mất trật tự an toàn xã hội.

Đại biểu Lý Thị Lan đề nghi trong lần sửa đổi Luật Viễn thông này cần quy định chặt chẽ việc sử dụng SIM chính chủ, để khắc phục triệt để tình trạng SIM rác.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mặc dù thuê bao điện thoại có đầy đủ thông tin cá nhân trên phần mềm quản lý, nhưng không chính chủ sử dụng. Về nguyên tắc, khi chuyển đổi người sử dụng thuê bao thì phải đăng ký lại thông tin. Nhưng việc này ít được thực hiện trong thực tế, đây là nguồn gốc làm xuất hiện tình trạng SIM rác hiện nay. Do đó, trong lần sửa đổi Luật Viễn thông lần này cần xem xét quy định chặt chẽ về việc sử dụng SIM chính chủ, bổ sung trách nhiệm của nhà mạng, trách nhiệm của đại lý và trách nhiệm của người đứng tên thuê bao để khắc phục triệt để tình trạng SIM rác. Bổ sung quy định về việc đối soát thông tin khách hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đăng ký thông tin thuê bao di động.

Quy định cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

Góp ý hoàn thiện quy định quản lý nhà nước về viễn thông, đại biểu Lý Thị Lan cho rằng, dự thảo luật chưa quy định nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông như thế nào. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn về nội dung thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông cho các Cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp) trong dự thảo này, ví dụ như: Bộ Công an trong việc quản lý an ninh mạng; Bộ Công thương trong quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, quản lý hoạt động khuyến mại; Bộ Tài chính trong quản lý giá cước... để thuận lợi trong quá trình phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc lĩnh vực/địa bàn mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, tránh trường hợp khi phát sinh vấn đề cần xử lý thì lại xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.

Đồng thời, đề nghị quy định cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng thụ hưởng, nhất là trong các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật đời tư cá nhân; quy định chặt chẽ việc bảo mật thông tin cá nhân, ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông và bổ sung thêm nội dung về quy định cấm sử dụng SIM không chính chủ (SIM rác) để thực hiện các hành vi quảng cáo, nhắn tin … gây phiền hà tới người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Về thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông quy định tại khoản 4 Điều 34: Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông, yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Việc quy định thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông là vấn đề quan trọng và có liên quan đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông nên cần phải được Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong Luật, không nên giao cho Chính phủ quy định. Vì vậy, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định các nội dung về “thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông” ngay trong dự thảo Luật mà không nên giao Chính phủ quy định.

Lan Hương