ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH HÒA BÌNH: PHỐI HỢP TỔ CHỨC CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
Phóng viên: Thời gian vừa qua, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều hoạt động, đổi mới nội dung, hướng về cơ sở. Xin đại biểu cho biết những hoạt động nổi bật Đoàn ĐBQH tỉnh trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV?
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Xác định việc đổi mới nội dung và đa dạng hình thức hoạt động là khâu trọng tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, cũng như Đoàn đại biểu Quốc hội. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã rất tích cực, chủ động từ sớm triển khai nhiều hoạt động như: tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn, các cơ quan hữu quan, các chuyên gia trên địa bàn tỉnh; khảo sát thực tế việc thi hành các luật, pháp lệnh tại các Sở, ban, ngành các cư quan chịu tác động trực tiếp từ các dự án Luật mà Quốc hội sẽ thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình
Tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri tại các huyện, thành phố để thông báo dự kiến dung kỳ họp, báo cáo hoạt động của Đoàn ĐBQH và lắng nghe ý kiến, kiến nghị cử cử tri. Nhiếu ý kiến trực tiếp từ cơ sở, những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế chính sách; những kiến nghị đã được người dân, cơ quan, đơn vị chuyển đến Đoàn ĐBQH. Để từ đây, tiếng nói từ cơ sở được trực tiếp phản ánh thông qua ĐBQH, Đoàn ĐBQH để nhanh nhất đến với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương. Theo thẩm quyền, Đoàn ĐBQH đã tổng hợp và phân loại gửi đế các cơ quan có chức năng xem xét, giải quyết theo quy định.
Cùng với hoạt động xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH đã tổ chức lựa chọn những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm để tổ chức giám sát chuyên đề. Đoàn đã thành lập 02 Đoàn giám sát gồm: “Việc quản lý, vận hành và khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” và “Việc xử lý dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo Nghị quyết 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội”. Để có cái nhìn khách quan, toàn diện và nắm bắt được thực trạng của vấn đề, Đoàn đã đi khảo sát thực tế các công trình, dự án; lắng nghe, trao đổi trực tiếp với người dân, doanh nghiệp. Những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện các chương trình, dự án cũng như thẳng thắn chỉ ra khó khăn vướng mắc. Lắng nghe các kiến nghị đề xuất từ người dân và doanh nghiệp để từ đó có căn cứ giám sát đến cùng những vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm.
Ngoài ra, liên quan đến việc nghiên cứu các báo cáo kinh tế xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật cũng được các ĐBQH trong đoàn chủ động nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chuẩn bị những kiến nghị, đề xuất gửi đến kỳ họp.
Phóng viên: Được biết, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chuẩn bị diễn ra có khối lượng công việc rất lớn, xin đại biểu cho biết các nội dung chủ yếu của Kỳ họp?
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11, được chia thành 02 đợt; Đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11/2023 và Đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11/2023.
Dự kiến tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, 02 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Trong đó có rất nhiều Dự án luật được cử tri và Nhân dân quan tâm như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)....Xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, như: các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023 và 2024; các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4…
Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Và đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn đối với tất cả các lĩnh vực về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4. Đồng thời, sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 44/49 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Thông qua công tác lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá khách quan, toàn diện đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, sẽ là cơ sở quan trọng để các đồng chí lãnh đạo tiếp tục có điều chỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.
Phóng viên: Tham dự Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình dự kiến có các hoạt động chủ yếu nào để đưa ý kiến, kiến nghị của cử tri đến diễn đàn Quốc hội?
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình: Thông qua các hoạt động, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp, thu thập được rất nhiều ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương và địa phương. Để có sở, trước hết Đoàn ĐBQH đã triển khai phân loại, tổng hợp đầy đủ các kiến nghị của cử tri gửi đến Đoàn; rà soát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các bộ, ngành gắn với các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 để phân tích, đánh giá chọn lọc ra các nội dung làm được, chưa làm được, chưa đi đến tận cùng các vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm, tiếp tục gửi đến Quốc hội xem xét, giải quyết.
Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát trước kỳ họp tại Dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lâm Sơn - Công ty cổ phần Archi Reenco Hòa Bình
Đồng thời, trước và ngay trong kỳ họp Đoàn vẫn sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về các vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đề xuất, kiến nghị các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, các khó khăn, nhất là các vấn đề không chỉ của Hòa Bình mà còn là khó khăn, vướng mắc chung của toàn quốc. Cùng với việc tổng hợp báo cáo, Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH sẽ tích cực trong phát biểu tại phiên thảo luận tổ và Nghị trường, kiến nghị những vấn đề nóng, đăng ký làm việc với các Bộ, ngành trung ương và kết hợp nhiều hình thức để kịp thời truyền tải nhanh nhất ý kiến, kiến nghị của cử tri đến diễn đàn Quốc hội.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu.