Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d07666a1-f9c2-90f0-c4c5-04efeebe0e07.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ HUẾ: CẦN THỐNG NHẤT ĐỘ TUỔI ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ QUY ĐỊNH TRONG CÁC LUẬT

09/12/2023

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã cho ý kiến Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tiếp tục góp ý hoàn thiện dự án Luật này, đại biểu Nguyễn Thị Huế, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn đề nghị cần thống nhất độ tuổi để được hưởng chế độ hưu trí quy định tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) với Bộ luật Lao động.

SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI, CẦN TĂNG TÍNH HẤP DẪN CỦA BHXH ĐỂ HẠN CHẾ RÚT BHXH MỘT LẦN

SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI - NHIỀU ĐỔI MỚI NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Luật Bảo hiểm xã được sửa đổi lần này cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng Chính sách trợ cấp hưu trí xã hội là một chính sách hết sức nhân văn được nhiều cử tri và Nhân dân mong đợi, với quy định như vậy đã thể chế hóa một bước chủ trương điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội của Nghị quyết số 28, nhằm phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Huế, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội tại Điều 20, 21 của dự thảo luật cần thống nhất với Điều 169 Bộ Luật lao động.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại Điều 169 Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. Vậy quy định"đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật" tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần quy định như thế nào để đảm bảo tính đồng bộ?

ĐBQH Nguyễn Thị Huế:  Qua nghiên cứu, tôi thấy rằng, thứ nhất, tại Chương III quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội, Điều 20 dự thảo luật quy định "đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật". Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Mặt khác, khoản 1 Điều 21 dự thảo luật quy định "điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là đủ 75 tuổi trở lên và không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác theo quy định của Chính phủ". Theo đó, độ tuổi quy định tại Điều 21 khác với độ tuổi mà người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng chế độ hưu trí quy định tại Điều 64 trong dự thảo luật và Điều 169 Bộ luật Lao động.

Nếu quy định như vậy vừa mâu thuẫn giữa Điều 20 và Điều 21, vừa gây khó hiểu trong quá trình thực thi, mà thực chất đây là chính sách trợ cấp cho người cao tuổi chưa được hưởng bất kỳ một chế độ nào.

Tôi đề nghị gộp Điều 20 và Điều 21 thành một điều chung là đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và sửa lại như sau: "đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ 75 tuổi trở lên, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác theo quy định của Chính phủ".

Phóng viên: Thưa đại biểu, theo đánh giá thì chính sách trợ cấp hưu trí xã hội trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này được đánh giá là rất nhân văn. Tuy nhiên khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi sẽ có thêm khoảng gần 800.000 người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế. Vậy theo đại biểu cần tính toán thế nào để không có độ vênh về thực hiện chính sách giữa các địa phương?

ĐBQH Nguyễn Thị Huế: Vấn đề bạn đặt ra cũng là vấn đề tôi đang băn khoăn. Ước tính hiện nay có khoảng 1,5 triệu người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác, đang được hưởng trợ cấp xã hội. Khi giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi sẽ có thêm khoảng gần 800.000 người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế. Để thực hiện chính sách này, kinh phí phát sinh thêm mỗi năm ước tính khoảng 3.456 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, tại điểm b khoản 1 Điều 22 quy định "Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng cân đối ngân sách, kết hợp các nguồn lực địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Quy định như vậy sẽ có độ mở để các địa phương chủ động trong việc cân đối, bố trí thêm kinh phí thực hiện chính sách này; sẽ là phù hợp với các địa phương cân đối được nguồn thu chi và kết dư ngân sách. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn đối với các tỉnh có nguồn thu ngân sách hạn hẹp. Nếu tất cả các chính sách đều quy định như vậy sẽ dẫn tới việc so sánh giữa người dân tỉnh này với tỉnh khác. Những người trẻ của địa phương khó khăn sẽ tìm kiếm cơ hội ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và không trở về nơi mình sinh ra để xây dựng quê hương. Về lâu dài, sự chênh lệch về sự phát triển, đặc biệt là nguồn lực con người giữa các địa phương sẽ ngày càng lớn. Do đó, trong các chính sách đề nghị Chính phủ cần hết sức cân nhắc.

Trong khi đó, qua nhiều lần tiếp xúc cử tri, tôi đã ghi nhận có rất nhiều ý kiến cử tri đề xuất bổ sung luật cho phép tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non thấp hơn tối đa 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung của Luật Lao động. Cụ thể là nam 57 tuổi và nữ 55 tuổi, với điều kiện giáo viên mầm non có ít nhất 15 năm công tác và đóng bảo hiểm xã hội theo đúng vị trí việc làm.

Thực tế, do đặc thù tính chất công việc, giáo viên mầm non thường phải có mặt ở trường từ sáng sớm để đón trẻ, kết thúc thời gian làm việc muộn khi trẻ đã được gia đình đón hết. Trong suốt thời gian của buổi học, giáo viên mầm non phải tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất vận động liên tục, như múa, hát, thể dục, chăm sóc trẻ hiếu động. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần phải có sức khỏe tốt, phản xạ nhanh. Đối với giáo viên mầm non, nếu tuổi cao thì không còn sức sáng tạo, kém linh hoạt, sức khỏe suy giảm, không còn nhanh nhẹn để bảo đảm được chất lượng chăm sóc, giáo dục, đặc biệt là bảo đảm an toàn cho trẻ. Do đó, tôi thấy quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non cần thấp hơn tối đa 5 năm so với tuổi quy định chung là phù hợp. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác