Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ad2766a1-5982-90f0-c4c5-0ecf8ac1fb93.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN LÂM THÀNH: DỰ ÁN LUẬT ĐƯỜNG BỘ CẦN LÀM RÕ THẨM QUYỀN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ

18/12/2023

Quan tâm đến dự án Luật Đường bộ vừa được Quốc hội thảo luận sôi nổi tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát để đảm bảo tính thống nhất của dự án Luật này với các luật liên quan, đồng thời cần làm rõ thẩm quyền phân cấp quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ, trong đó nên phân cấp cho địa phương để địa phương chủ động và có trách nhiệm hơn trong thẩm quyền xử lý.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 24/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐƯỜNG BỘ

ĐBQH NGUYỄN LÂM THÀNH: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ ĐỂ TRÁNH TÌNH TRẠNG “NAY ĐÓNG - MAI RÚT” TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên

Phóng viên: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm đến dự án Luật Đường bộ và tham gia góp ý sôi nổi vào dự án Luật này. Đại biểu đánh giá thế nào về tính thống nhất giữa dự án Luật này với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Góp ý liên quan đến dự án Luật Đường bộ, tôi nhận thấy, trước kia chỉ có một luật nhưng bây giờ tách ra làm hai, hai cơ quan soạn thảo, hai Bộ khác nhau xây dựng hai dự thảo Luật nên sẽ có những khoảng chồng lấn. Do đó, về tính thống nhất của dự án Luật này với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tôi thấy có rất nhiều điểm chồng lấn mà một số quy định của dự thảo Luật Đường bộ cần chuyển sang Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ví dụ Điều 29 về tổ chức giao thông ở Khoản 2, Điểm c, Khoản 3, Điều 55 tạm dừng khai thác trên cao tốc, Điều 62 vận tải hành khách bằng xe ô tô, Điều 64 quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ đoàn xe kinh doanh vận tải khách, Điều 65 quyền, nghĩa vụ của hành khách, Điều 68 quyền, nghĩa vụ của lái xe vận tải hàng hóa, Điều 76 hoạt động vận tải, đưa đón học sinh bằng xe ô tô….

Tôi cho rằng, tất cả những nội dung nêu trên đều thuộc về vấn đề bảo đảm trật tự, an toàn đường bộ. Còn phạm vi điều chỉnh của Luật Đường bộ chỉ là những hoạt động liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, bảo hành bảo trì, cơ sở vật chất. Còn liên quan đến các đối tượng di chuyển, bảo đảm cho các hoạt động giao thông theo các trật tự, các quy tắc để bảo đảm an toàn thì nên quy định ở Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tránh mâu thuẫn, chồng chéo với các luật liên quan.

Do đó, đề nghị hai Cơ quan soạn thảo cần phối hợp với nhau để rà soát, chọn các vấn đề nào đưa vào luật nào sao cho phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Phóng viên: Quan điểm của đại biểu như thế nào về nguyên tắc hoạt động đường bộ cũng như về thẩm quyền phân cấp quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được quy định trong dự thảo Luật Đường bộ?

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Về nguyên tắc hoạt động đường bộ được quy định tại Điều 4, tôi thấy dự thảo Luật này lấy nội dung từ luật cũ, tức là bảo đảm thống nhất, an toàn, hiệu quả. Tôi cho rằng, đây là nguyên tắc của hoạt động hệ thống giao thông, do đó, đề nghị Khoản 1 này cần thể hiện lại, liên quan đến hệ thống đường bộ thì đầu tiên phải quan tâm đến tính kết nối, tính đồng bộ, tính hiện đại. Tôi đề nghị sửa lại như sau: bảo đảm tính kết nối đồng bộ, hiện đại, an toàn, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và phòng, chống thiên tai quốc tế. Đoạn sau giữ nguyên như luật cũ, còn đoạn đầu rất quan trọng, phải thể hiện được phạm vi điều chỉnh của Luật.

Liên quan đến thẩm quyền phân cấp quản lý, Điều 6 của dự thảo Luật quy định về quy hoạch mạng lưới đường bộ và quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch hệ thống đường địa phương, đường đô thị đã phần nào thể hiện được phân cấp quản lý, đây là nội dung rất quan trọng. Tuy nhiên, tôi thấy chưa rõ về vấn đề thẩm quyền phân cấp quản lý. Hiện nay chúng ta đưa ra rất nhiều loại đường mà không rõ thẩm quyền cấp nào sẽ phải xử lý, quy hoạch đến mức độ nào. Theo tôi, cần phải được làm rõ thêm.

Ảnh minh họa

Tương tự Điều 39 quy định về thẩm quyền khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ, tuy nhiên tôi thấy quy định này cũng chưa rõ, chỉ đề cập đường địa phương, đường quốc lộ, vấn đề bảo trì, còn vấn đề thẩm quyền khai thác chưa được nêu rõ. Ở đây chúng ta cần tính đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đường cao tốc giao cho các địa phương xây dựng thì vấn đề quản lý, bảo trì, bảo hành thế nào?

Thứ hai, đường cao tốc hay đường đô thị trên cao ở các đô thị đặc biệt, đoạn qua phố thì nên giao cho địa phương. Thực tế hiện nay đường hỏng, địa phương cũng không xử lý được. Do đó, tôi cho rằng, phần nằm trong đô thị thì nên giao cho địa phương.

Ví dụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có trường hợp đường lên Đèo So sạt lở hàng tháng nay, người dân kiến nghị rất nhiều, hỏi tỉnh thì tỉnh không nắm được và Trung ương cũng không nắm được. Đường quốc lộ đi qua địa bàn địa phương nhưng địa phương cũng không thể xử lý được vì không thuộc thẩm quyền.

Cho nên, chúng ta cần làm rõ về thẩm quyền khai thác, quản lý. Quan điểm của tôi là nên phân cấp nhiều cho địa phương để địa phương chủ động. Điều này liên quan đến phân chia quỹ bảo trì, bảo hành, tiền thu về để phân chia cho các địa phương như thế nào… Các nội dung này cần quy định rõ ràng trong Luật Đường bộ để các địa phương có trách nhiệm trực tiếp vì liên quan đến người dân, liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương nên địa phương phải có trách nhiệm hơn và xử lý sẽ nhanh hơ

Phóng viên: Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo Luật còn vấn đề nào đáng lưu ý, thưa đại biểu?

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Điều 13 liên quan đến đường giao thông, đường đô thị, đường địa phương, tôi rất băn khoăn có hai nhóm được đưa vào mạng lưới đường bộ, đó là hệ thống đường đến các khu sản xuất, đường khu công nghiệp. Ngoài các tuyến đường huyện, đường xã, đường thôn xóm là cấp rất bé, tôi băn khoăn, đường ra đồng cũng được đưa vào quy hoạch trong hệ thống đường bộ thì có nên không? Bên cạnh đó, những đường ngõ, ngách cũng rất bé thì có phải là đường không?

Vì vậy, tôi cho rằng, cần cân nhắc kỹ quy định này vì liên quan đến vấn đề đầu tư, liên quan đến vấn đề bảo trì, bảo hành, trách nhiệm của dân cư thế nào? Những vấn đề thuộc về dân sinh cần được quy định cho phù hợp, không phải cứ có chỗ để mọi người đi thì đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, như vậy không đúng.

Ảnh minh họa

Liên quan đến cơ chế quản lý, liên quan đến quy hoạch, nếu đưa vào hệ thống đường bộ nghĩa là những đường đó nằm trong hệ thống quy hoạch tổng thể quốc gia, như vậy cần đưa vào trong danh mục. Tôi cho rằng, điểm này phải có phân loại và cân nhắc để bảo đảm các tiêu chí phù hợp và bảo đảm được tính khả thi của cơ chế quản lý. Cần nghiên cứu lại đường đến các khu sản xuất và đến các cánh đồng. Vì dụ như cánh đồng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng rất to lớn nhưng đồng bằng miền núi, khu sản xuất rất bé, không nên đưa vào đường bộ. Đường ngách, đường trong các khu đô thị cũng phải tính đến trong dự thảo Luật. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát kỹ để có những phân loại phù hợp.

Về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ tại Điều 15, tôi nhận thấy, dự thảo Luật không tính đến quỹ đất mà giao thông đi dưới mặt đất và công trình xây dựng trên sông, hồ. Theo quan điểm của tôi, không nên quy định như vậy, vì chúng ta cần mặt bằng và diện tích đó để xây dựng công trình giao thông, phải tính nằm trong quỹ đất để xây dựng, còn việc kết hợp để sử dụng được hay không là câu chuyện khác. Vì vậy, tôi đề nghị nên cân nhắc đưa vào dự thảo Luật nội dung này. Về tỷ lệ đất dành cho giao thông đối với các khu vực, tôi đồng ý với ý kiến của Ủy ban Quốc phòng và An ninh trong báo cáo thẩm tra là chỉ nên quy định tỉ lệ đất dành cho giao thông ở mức tối thiểu, còn đối với mức tối đa, khuyến khích các địa phương tùy thuộc vào điều kiện để mở rộng phù hợp.

Liên quan đến việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ tại Điều 19, tôi đề nghị cần bổ sung quy định về hoàn thổ và xây dựng cảnh quan các tuyến hành lang an toàn đường bộ, nhất là các nút giao và một số tuyến hành lang cao tốc. Tôi nhận thấy, hiện nay có tình trạng rất nhiều khu vực các tuyến cao tốc nút giao làm xong nhưng vẫn để nguyên đó, gây mất mỹ quan và không bảo đảm yếu tố an toàn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc - Phạm Thắng

Các bài viết khác