Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2c6862a1-b961-90f0-c4c5-082261e8fab7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ: GIẢI TRÌNH – BẢO ĐẢM TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỰC THI PHÁP LUẬT

21/02/2024

Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, giải trình trong cơ chế kiểm soát quyền hành pháp được áp dụng không chỉ với mục đích đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động hành pháp mà còn có thể bao hàm cả tính hiệu quả của việc thi hành pháp luật. Thực hiện trách nhiệm giải trình là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, qua đó tạo ra sự chia sẻ và tin tưởng của xã hội vào bộ máy nhà nước, vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG ĐỔI MỚI, ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU KẾT QUẢ QUAN TRỌNG

Trách nhiệm giải trình

Khoản 8 Điều 2 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định “Giải trình là việc cơ quan, cá nhân hữu quan giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát quy định tại Luật này”. Khoản 5 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “Trách nhiệm giải trình là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền làm rõ thông tin, giải thích kịp thời, đầy đủ về quyết định, hành vi của mình trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao”. Tiếp đó, Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 08/8/2013 của Chính phủ đã đưa ra khái niệm về giải trình với nghĩa là việc “cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó”. Ngoài ra, tại một số công trình nghiên cứu, khái niệm “trách nhiệm giải trình” đã có những tiếp cận sâu hơn, đề cập đến tính chủ động công khai thông tin và chịu trách nhiệm của người đứng đầu đối với các kết quả thực thi công vụ của mình và của các nhân viên dưới quyền trong cơ quan mình quản lý, phụ trách.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh 

Chia sẻ về nội dung này, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, quyền giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội nhằm mục tiêu thống nhất là bảo đảm cho việc thực thi pháp luật, thực hiện đầy đủ quyền lực Nhân dân mà Quốc hội là người đại diện. Các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến quyền giám sát của Quốc hội và trách nhiệm giải trình của Chính phủ khá đầy đủ, từ Hiến pháp đến các Luật tổ chức Quốc hội, Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Chính phủ...

Theo đại biểu giải trình trong cơ chế kiểm soát quyền hành pháp được áp dụng không chỉ với mục đích đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động hành pháp mà còn có thể bao hàm cả tính hiệu quả của việc thi hành pháp luật. Trách nhiệm giải trình Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và người có thẩm quyền không chỉ là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm trong thực thi công vụ, mà hơn hết còn là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức công vụ của người thực thi quyền lực nhà nước. Sự kỳ vọng từ bên ngoài đối với người giải trình là sự tự giác khi giải thích, làm rõ các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết nhiệm vụ được giao; ý thức về bổn phận trên cương vị của người được trao quyền; trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội; tôn trọng các yêu cầu đặt ra trong cơ chế giải trình. Trách nhiệm giải trình không chỉ đơn giản là giải thích và trình bày, mà còn thể hiện sự chủ động công khai, chủ động thông tin đến người dân, đến xã hội và chủ động chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do mình thực hiện hay trong lĩnh vực mình quản lý, phụ trách. Thực hiện trách nhiệm giải trình là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, qua đó tạo ra sự chia sẻ, cảm thông và tin tưởng của xã hội vào bộ máy nhà nước, vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đáp ứng các vấn đề thực tiễn đặt ra

Liên quan đến hình thức thể hiện, trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội trong giám sát thi hành pháp luật được thể hiện chủ yếu qua: Báo cáo hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Trả lời chất vấn trước Quốc hội; Giải trình của các thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan tư pháp trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Cụ thể:

Thứ nhất, qua báo cáo hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quy trình thực hiện hoạt động báo cáo này bao gồm: thẩm tra, phản biện, thảo luận, tranh luận của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với Chính phủ và cuối cùng ra Nghị quyết . Nghị quyết của hoạt động báo cáo bao gồm các nội dung sau: đánh giá kết quả đạt được và hạn chế đối với vấn đề yêu cầu báo cáo; chỉ ra nguyên nhân và trách nhiệm của Chính phủ đối với vấn đề đó; định hướng biện pháp xử lý; hạn định thời gian và nội dung khắc phục; phân công thẩm quyền thực hiện.

Thứ hai, trả lời chất vấn trước Quốc hội. Chất vấn là một hình thức để thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân nhằm mục đích làm rõ trách nhiệm của các chủ thể (trước hết là trách nhiệm chính trị) về thực hiện các nhiệm vụ của mình (thường là các lời hứa trước cử tri, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý nhà nước…). Nội dung của thủ tục này gồm việc các đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, đặt ra yêu cầu đối với một bộ trưởng hoặc Thủ tướng để làm rõ đường lối chính trị hoặc quyết định của những người đại diện cho cơ quan hành pháp. Các phiên chất vấn tại Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nước theo dõi. Chế tài đối với những giải trình từ các thành viên Chính phủ là sự tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm của cử tri. Việc chất vấn, giải trình và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ để bảo đảm thực hiện trách nhiệm chính trị đối với các cá nhân có nghĩa vụ giải trình. Quy định về chất vấn và trả lời chất vấn đã được quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân. Theo quy định, đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn đặt câu hỏi chất vấn tới người bị chất vấn tại phiên họp Quốc hội hoặc các phiên họp giải trình do các cơ quan Quốc hội tổ chức. Các đại biểu là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, có quyền yêu cầu người bị chất vấn phải giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức do người bị chất vấn phụ trách mà đại biểu quan tâm, hoặc theo kiến nghị của cử tri. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời, giải trình tại kỳ họp.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Tại các kỳ họp Quốc hội, Quốc hội thường dành khoảng 2,5 ngày tổ chức các phiên chất vấn đối với các thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan tư pháp về những vấn đề cử tri quan tâm. Những kỳ họp gần đây, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng thu hút được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước, được cử tri và nhân dân đánh giá cao. Nhiều vấn đề đã được chất vấn, truy đến cùng trách nhiệm quản lý nhà nước của người đứng đầu các bộ, ngành, nhất là những vấn đề được dư luận quan tâm như năng lượng, biến đổi khí hậu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng ô nhiễm môi trường, phòng chống tham nhũng,…Cơ chế tranh luận không chỉ giúp đại biểu Quốc hội "truy" đến cùng trách nhiệm các thành viên Chính phủ, mà còn tạo điều kiện cho các đại biểu cùng tranh luận với nhau, đôi khi là các ý kiến trái ngược, nhưng đã khiến cho cử tri có thêm những góc nhìn cần thiết. Các nội dung chất vấn và giải trình được xem xét đưa vào nội dung nghị quyết sau mỗi kỳ họp tạo cơ sở quan trọng để ràng buộc trách nhiệm và giám sát việc thực hiện các cam kết của người bị chất vấn trong thực tế. Việc chất vấn và trả lời chất vấn, giải trình về nội dung chất vấn ngoài việc thực hiện tại các phiên họp còn được thực hiện bằng văn bản. Số lượng các nội dung chất vấn bằng văn bản thường nhiều hơn các nội dung chất vấn tại các phiên họp.

Thứ ba, giải trình của các thành viên Chính phủ, người đứng đầu cơ quan tư pháp trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội về những vấn đề còn tồn đọng, chưa giải quyết, có nhiều ý kiến của cử tri. Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định khá cụ thể về chủ thể tổ chức phiên giải trình, đối tượng tham dự phiên giải trình, trình tự, thủ tục thực hiện phiên giải trình, kết luận vấn đề được giải trình, qua đó tạo cơ sở pháp lý để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thực hiện hoạt động giải trình. Theo đó, tại các phiên giải trình này, người đứng đầu các ngành giải thích, làm rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo yêu cầu của chủ thể giám sát.

Những cuộc chất vấn, trả lời chất vấn tại các phiên giải trình do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức đã có những tác dụng tích cực, đi sâu giải quyết những vấn đề mà ở diễn đàn Quốc hội ít có điều kiện hơn. Trong những năm vừa qua, một số cơ quan của Quốc hội đã tổ chức các phiên giải trình về những vấn đề nổi cộm, được xã hội quan tâm. Năm 2022 Ủy ban Văn hóa giáo dục đã tổ chức phiên giải trình: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh Covid-19”; Năm 2023, Uỷ ban Tư pháp đã tổ chức phiên giải trình “về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người”; Ủy ban Kinh tế tổ chức phiên giải trình “về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu” hay Ủy ban Tài chính Ngân sách tổ chức phiên giải trình về “Việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021”….

Phiên giải trình về "Tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu” 

Các phiên giải trình nhận được sự quan tâm của đông đảo các đại biểu quốc hội, các nhà quản lý, nhà khoa học cũng như cư tri theo dõi. Qua đó, các thành viên Chính phủ đã thực hiện tốt hơn trách nhiệm giải trình của mình với việc cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời những báo cáo, tài liệu, hồ sơ... trả lời trực diện những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đặt ra và kịp thời hoặc cam kết có các giải pháp, phương án để khắc phục những yếu kém khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước.

Cũng theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, việc trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề các đại biểu quan tâm ngày càng thực chất hơn, thời lượng đối thoại, tranh luận giữa đại biểu Quốc hội và người trả lời chất vấn được nâng lên, tạo không khí tranh luận sôi nổi, cởi mở, thẳng thắn. Sau chất vấn, giải trình, việc theo dõi thực hiện lời hứa của người trả lời chất vấn, thông báo các nội dung có liên quan sau chất vấn được thực hiện một cách thường xuyên, đảm bảo theo yêu cầu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn; đáp ứng các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Nhấn mạnh thực hiện trách nhiệm giải trình làm cho hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, giúp phòng ngừa, kiểm soát các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị, cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trước Quốc hội trong giám sát thi hành pháp luật. Trong đó, cần chú trọng tiếp tục hoàn thiện các quy định về trách nhiệm giải trình trong hoạt động của nhà nước./.

Lê Anh

Các bài viết khác