Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 592a67a1-d92a-90f0-c4c5-0a32319f91d3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình: Vô cảm... thuộc phạm trù đạo đức

19/11/2014

Đúng là có hiện tượng vô cảm trong thực thi công vụ - vô cảm... thuộc phạm trù đạo đức.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Đòi hỏi một người biết đồng cảm trong thực thi công vụ là khó nhưng yêu cầu phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao thì có lẽ không khó, thưa Bộ trưởng?

Cử tri phàn nàn với tôi về sự xuống cấp về đạo đức cũng như nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức. Bây giờ lại thêm bệnh mà nhiều người gọi đó là bệnh vô cảm. Bộ trưởng có cho rằng đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và ngày càng tăng hay không? Theo tôi, đòi hỏi một người phải biết đồng cảm trong thực thi công vụ cũng là điều rất khó nhưng yêu cầu phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao thì có lẽ không khó.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Đúng là có hiện tượng vô cảm trong thực thi công vụ - vô cảm... thuộc phạm trù đạo đức

Báo cáo với QH, đúng là có hiện tượng vô cảm trong giải quyết công việc. Chúng ta đòi hỏi có sự đồng cảm giữa cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan công quyền để giải quyết công việc cho người dân, ví dụ là một cán bộ giải quyết quyền sử dụng đất thì phải đặt mình trong bối cảnh người xin cấp quyền sử dụng đất; người thầy thuốc, y bác sỹ phải đặt mình ở vị trí của bệnh nhân. Đây là mong muốn của Đảng, Nhà nước, của nhân dân. Đó là thực tế đòi hỏi. Nhưng trong tình hình thực tế cũng rất khó. Bởi vì, theo tôi cái vô cảm này thuộc phạm trù đạo đức, mà đạo đức thì các văn bản pháp luật chỉ điều chỉnh mức độ cấm cái này, cấm cái kia. Vì thế, cần có quan tâm đến khía cạnh phạm trù đạo đức.

Cơ bản để giải quyết cái này, với cán bộ công chức là phải có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Đòi hỏi mang tính nguyên tắc, trước hết thực hiện đúng và đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình trong thực thi công vụ. Đây là mang tính nguyên tắc đối với từng cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, trong thực thi công vụ. Đó là quy định của pháp luật bắt buộc và pháp luật còn có những quy định cấm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu, hách dịch nhân dân. Thực hiện nghiêm các quy định đó của pháp luật chính là chống cái gọi là bệnh vô cảm.

Mặt khác, như tôi nói ở trên vô cảm có thể coi là phạm trù đạo đức, nên cũng phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Đặc biệt là thực hiện những cuộc vận động, học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác, để mỗi cán bộ công chức, viên chức phải tu dưỡng về đạo đức, phẩm chất của người cán bộ cách mạng, nâng cao trình độ năng lực, xây dựng cho mình tư tưởng hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Tôi tin chắc rằng, nó sẽ có chuyển động mang tính tích cực để bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, chống được bệnh vô cảm của một số cán bộ, công chức, viên chức như ý kiến của đại biểu có đề cập.

ĐBQH Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước): Bộ trưởng có thể cho biết thêm tiêu chuẩn, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của chức danh hàm trong bộ máy hành chính?

Tôi có 2 câu hỏi chất vấn:

Thứ nhất, nhiều người hiện nay rất băn khoăn trong hệ thống chức danh cán bộ những năm gần đây xuất hiện chức danh hàm như hàm vụ trưởng. Bộ trưởng có thể cho biết thêm tiêu chuẩn, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của chức danh này trong bộ máy hành chính. Cũng có nhiều người nói không biết tới đây có hàm giám đốc hay hàm trưởng phòng hay không?

Thứ hai, tìm hiểu về nguyên nhân vì sao thủ tục hành chính ở một số ngành, một số lĩnh vực vẫn rườm rà, phức tạp, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Xét về nguyên nhân, rất tiếc không phải là chúng ta thiếu các quy định, mà cơ bản xuất phát từ chính những người trong cuộc. Bộ trưởng cũng có nhận định một số bộ, ngành, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong cải cách hành chính và chưa tạo được động lực cải cách trong bộ máy cán bộ, công chức. Một bộ phận cán bộ, công chức không muốn đơn giản hóa thủ tục hành chính, mà tìm mọi cách để hành dân và hành doanh nghiệp. Thưa Bộ trưởng, đây là một nhận xét cách đây 20 năm nhưng rất tiếc vẫn còn đúng với ngày hôm nay. Tôi cho rằng, nếu không có bước đột phá thì có thể 10 năm sau vẫn lặp lại nhận xét này. Với tinh thần công khai, minh bạch, quyết tâm cao và mở ra hướng đột phá, tôi đề nghị Bộ trưởng có thể cung cấp cho ĐBQH biết cụ thể bộ nào, ngành nào, địa phương nào chưa thực sự quan tâm và mức độ chưa quan tâm tới đâu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá về sự hài lòng của nhân dân cũng như của các doanh nghiệp?

Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong thời gian qua Bộ trưởng đã có những giải pháp nào mang tính đột phá hoặc đề xuất với Chính phủ có những giải pháp chính sách nào để tạo được động lực khuyến khích cho cán bộ, công chức chung tay cải cách thủ tục hành chính?

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Gần đây, tôi cũng đặc biệt quan tâm vấn đề chức danh hàm nhưng do thời gian quá ngắn nên chưa thể nói được

Đại biểu hỏi về chức danh hàm. Gần đây tôi cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.

Về thực trạng bổ nhiệm hàm, hiện nay trong các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về công tác bổ nhiệm cán bộ không có quy định nào về hàm. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương vận dụng cho hưởng chế độ hàm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Bộ Nội vụ và cá nhân tôi thấy đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết công tác cán bộ. Do đó, ngày 11.6.2014, chúng tôi có công văn gửi các bộ, ngành đề nghị cung cấp danh sách cán bộ, công chức, viên chức được vận dụng cho hưởng chức danh hàm lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 18 bộ, cơ quan ngang bộ và 7 cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay có 329 công chức, viên chức đang được vận dụng hưởng chế độ hàm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên. Hưởng chế độ hàm vụ trưởng là 96, chế độ hàm phó vụ trưởng là 150, hưởng chế độ hàm trưởng phòng là 76, hưởng chế độ hàm phó phòng là 17. Qua báo cáo việc quyết định vận dụng hưởng chế độ hàm chức danh lãnh đạo, quản lý do các bộ, ngành quyết định đối với từng nhân sự cụ thể trong quá trình bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, có một số bộ, ngành ban hành cả quy chế bổ nhiệm hàm.

Về phương hướng giải quyết, từ tháng 6 chúng tôi đã thành lập một tổ công tác để nghiên cứu về vấn đề này, do Thứ trưởng làm tổ trưởng và một số cán bộ cấp vụ tham gia để tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu này sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo để đánh giá thực chất về hàm này, sau đó mới đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu. Do thời gian ngắn quá, nên chưa thể nói được, mặc dù chúng tôi có quan tâm từ đầu năm, bắt đầu từ tháng 6 đã bắt đầu có gửi đề nghị các báo cáo. Chúng tôi cũng cố gắng để nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm về mặt lý luận, mặt thực tiễn. Coi như hàm này mình cần phải giữ, giữ thì phải đưa vào quy định của pháp luật, nếu không giữ thì tính như thế nào thì cũng phải có quá trình, có thời gian để chúng ta nghiên cứu, chúng ta xử lý, vì trong thực tế cuộc sống nó đã và đang diễn ra.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: ĐBQH Bùi Mạnh Hùng hỏi câu thứ hai tức là: luật pháp thì có, nhưng cán bộ ta cũng muốn tự đẻ ra thủ tục hành chính để gây phiền hà. Bộ, ngành nào làm chưa tốt, ý kiến của Bộ trưởng thế nào? Bộ, ngành địa phương nào làm chưa tốt?

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Địa phương nào làm được, làm tốt, chúng tôi sẽ gửi đến đại biểu báo cáo đầy đủ

Xung quanh về việc địa phương nào làm được, làm tốt thì chúng tôi sẽ có gửi đến đại biểu báo cáo đầy đủ. Bởi vì công bố chỉ số cải cách thủ tục hành chính của tất cả các bộ và 63 tỉnh thành thì chúng tôi công bố công khai trên mạng. Về cải cách hành chính, chỉ số này nói tổng hợp mặt mạnh, mặt yếu như thế nào cũng đã công khai. Trong chiều nay hoặc buổi chiều mai chúng tôi sẽ gửi đến đại biểu nguyên bộ để xác định đánh giá chỉ số của từng bộ, từng thành phố. Về giải pháp đột phá tới, nếu nói về cải cách hành chính thì quá rộng, cải cách về thể chế, cải về thủ tục, cải về tổ chức bộ máy để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, cải cách về tài chính công, hiện đại hóa hành chính bao gồm 6 nội dung. Ý kiến của đại biểu, chúng tôi xin phép nói lên một số định hướng về thủ tục.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Chỗ này đại biểu không hỏi kỹ thế, chỉ hỏi thông tin về các bộ, các ngành làm chưa tốt và thái độ thế nào? Luật pháp không có vấn đề gì nhưng tự cán bộ đặt ra thủ tục để vòi vĩnh, nhũng nhiễu thì thái độ của Bộ trưởng làm sao ngăn chặn được?

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình: Vấn đề này là quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính

Báo cáo QH và các ĐBQH, vấn đề này là quyết tâm rất cao của Chính phủ, Thủ tướng, của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Chính phủ đã ban hành nghị quyết để đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đến nay, qua 20 năm thực hiện Nghị quyết này, chúng ta giảm được 90,5% thủ tục, còn lại không đơn giản được vì nó liên quan đến các bộ luật, dự án luật, pháp lệnh. Do đó, trong quá trình thực hiện tới Chính phủ, Thủ tướng cũng tiếp tục tập trung để xử lý những cái chưa phù hợp liên quan đến những dự án luật, bộ luật, những pháp lệnh. Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng cũng chỉ đạo, ngoài 20 năm thực hiện nghị quyết này rồi thì từng bộ, ngành, từng địa phương cũng phải tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nếu địa phương nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề ra các thủ tục ngoài các quy định của pháp luật, nếu phát hiện được thì phải xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

(Theo Đại biểu nhân dân)