Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 674967a1-a963-90f0-c4c5-04c33c9a5053.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến - tỉnh Hà Nam: Cần khẩn trương chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải thể những đơn vị hoạt động không hiệu quả

30/10/2017

Ngày 30/10, thảo luận tại hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016, đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến - Hà Nam cho rằng hiện nay, bộ máy nhà nước ở nước ta còn rất cồng kềnh. Do vậy, cần khẩn trương chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; rà soát sắp xếp chỉ để lại những đơn vị thực sự cần thiết trong lĩnh vực mà Nhà nước không thể giao cho tư nhân và giải thể những đơn vị hoạt động không hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến - tỉnh Hà Nam phát biểu ý kiến                      Ảnh: Đình Nam

Theo đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến, với nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế nước ta hiện nay, có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với hệ thống hành chính. Để đảm bảo cho hệ thống bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả trước hết phải có sự thay đổi về tổ chức để bắt nhịp với sự thay đổi của nền kinh tế. Đại biểu cho rằng, hiện nay, bộ máy nhà nước ở nước ta còn rất cồng kềnh với nhiều tầng lớp; phương thức làm việc của hệ thống các cơ quan hành chính chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế việc đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính nói riêng và cải cách hành chính Nhà nước nói chung là rất cần thiết. Cụ thể:

Thứ nhất, về nội dung phương pháp làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Đại biểu nhấn mạnh, chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Chính phủ là rất cần thiết. Theo thống kê của Liên Hợp quốc năm 2016, chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 89/193 quốc gia được đánh giá. Tuy nhiên, trong các chỉ số thành phần, thì chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam đứng dưới mức trung bình của thế giới và ASEAN.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 50 triệu người dùng internet và máy tính nối mạng đến tận thôn, bản làng xa xôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống Chính phủ điện tử rộng khắp cả nước. Việc xây dựng Chính phủ điện tử hoàn thiện giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp dễ dàng kết nối với cơ quan công quyền, nâng cao năng suất lao động của cán bộ trong các cơ quan nhà nước khi khối lượng xin cấp phép cũng như các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp tăng cao, đảm bảo sự công minh, công khai, hạn chế tham nhũng, quan liêu trong đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng Chính phủ điện tử bước đầu triển khai đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp như trong việc làm thủ tục khai thuế hải quan. Ngoài ra, tại các bộ, ngành Trung ương và một số tổ chức của cơ quan địa phương đã có tổ chức nội bộ xử lý công việc trong phần mềm giao việc, ứng dụng chữ ký số. Tuy nhiên, do triển khai chưa đồng bộ nên việc thực hiện các hoạt động hành chính qua môi trường mạng internet còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, đại biểu cho rằng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chưa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hành chính đặt ra. Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay nước ta có khoảng hơn 2 triệu cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc, tính tổng số có khoảng 8 triệu người đang hưởng lương, chiếm 8,3% dân số. Hàng năm, ngân sách phải bỏ ra khoảng 20% chi thường xuyên dành cho quỹ lương. Với đội ngũ cán bộ, công chức lớn nhưng hiệu lực, hiệu quả thực hiện công việc chưa cao. Mặt khác, việc đánh giá hiệu quả công việc chưa sát thực tiễn, mới chỉ dựa trên định tính, còn nể nang, không khoa học. Nhận xét cán bộ, công chức cuối năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không có sự chuyển biến trong phương thức đánh giá, tiêu chí đánh giá.

Thứ ba, việc tinh giản bộ máy, biên chế còn nhiều khó khăn. Chính phủ đã có Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế, trong đó quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng 50% số biên chế đã được tinh giản. Tuy nhiên theo số liệu của Chính phủ, việc tinh giản biên chế giai đoạn 2007- 2011 đạt 2,8%, trung bình 0,56%/năm, trong đó có hơn 90% thuộc đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi. Nhưng giai đoạn 2011 - 2016, tổng số biên chế tăng, tính đến cuối 2016 đã tăng gần 4,8% so với năm 2011. Bình quân giai đoạn này, mỗi năm tăng gần 1%. Số liệu này cho thấy, giải pháp tinh giản biên chế trong những năm qua chưa thực sự có hiệu quả; các bộ, cơ quan, tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc quy định pháp luật về tinh giản biên chế, vẫn còn tình trạng phình to các đầu mối, gia tăng lượng biên chế; trong khi việc thực hiện cơ cấu lại bộ máy, sắp xếp lại cán bộ, công chức còn chậm, thiếu hệ thống; đề án vị trí việc làm chưa được thật sự đồng bộ và triển khai chưa có hiệu quả.

Thứ tư, có sự tăng nhanh số lượng người hoạt động ở cấp xã, thôn, tổ dân phố; trong khi chế độ, chính sách chưa được đảm bảo. Theo báo cáo của Chính phủ, trong vòng 5 năm, tổng số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố tăng 210.286 người, bình quân mỗi xã tăng 23 người. Trong khi đó, ngân sách nhà nước chi cho lực lượng không chuyên trách còn thấp, tính bình quân gần 1 triệu đồng/người/tháng, đây là lực lượng trực tiếp tiếp nhận hoặc hỗ trợ tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính ở địa phương. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ chưa được đảm bảo nên rất khó khăn trong khuyến khích được tinh thần, trách nhiệm để giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến đã đề xuất 04 giải pháp:

Thứ nhất, cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và nhanh chóng đưa vào áp dụng đồng bộ hệ thống chính phủ điện tử. Đây là xu hướng cần thiết trong thời kỳ phát triển khoa học công nghệ, bùng nổ công nghệ thông tin.

Thứ hai, các bộ, ngành, địa phương cũng cần phải khẩn trương xây dựng, rà soát đề án vị trí việc làm cho sát thực tế và có lộ trình thực hiện; xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức dựa trên năng lực việc làm để có cơ sở trong sắp xếp tinh giảm bộ máy biên chế.

Thứ ba, cần khẩn trương chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm giảm áp lực ngân sách cung cấp cho hơn 2 triệu cán bộ về tiền lương. Đối với viên chức trong các đơn vị về sự nghiệp công, cần rà soát sắp xếp và chỉ để lại những đơn vị thực sự cần thiết trong lĩnh vực mà Nhà nước không thể giao cho tư nhân, giải thể những đơn vị hoạt động không hiệu quả.

Thứ tư, quy định cụ thể vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ tổ chức ở cấp thôn, tổ dân phố để xác định rõ số lượng và cơ chế quản lý, chế độ phù hợp, phụ cấp hợp lý, nâng cao trách nhiệm, lực lượng ở địa phương. Đồng thời xây dựng cơ chế tương tác của người dân với hệ thống hành chính quốc gia, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả của cải cách bộ máy hành chính ở nước ta. Hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính kiến tạo và phục vụ. 

Thu Phương lược ghi