Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 459667a1-8916-90f0-c4c5-018504f12fbc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐINH THỊ PHƯƠNG LAN – QUẢNG NGÃI: CẦN NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

15/06/2018

Chiều 12/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, đại biểu Quốc hội Đinh Thị Phương Lan - Quảng Ngãi đề nghị cần nghiên cứu bổ sung các nguyên tắc đối với giáo dục thường xuyên như khung chương trình, chuẩn chất lượng đầu ra, hệ thống phân bằng, các nguyên tắc, phương thức liên thông…

Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Phương Lan - Quảng Ngãi phát biểu tại Hội trường

Đại biểu tham gia một số ý kiến cụ thể để góp phần hoàn thiện dự thảo luật như sau:

Một, tại khoản 2 Điều 6 quy định về giáo dục đại học, bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Đại biểu đồng tình với nội dung này và tôi đồng tình mục tiêu là nhằm tạo điều kiện học tập suốt đời, bảo đảm tính mở, tính linh hoạt. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện nay, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu bổ sung các nguyên tắc đối với giáo dục thường xuyên, khung chương trình, chuẩn chất lượng đầu ra, hệ thống phân bằng, các nguyên tắc, phương thức liên thông mở đến đâu đối với đội ngũ, cơ sở vật chất, chương trình giáo dục, mục tiêu giáo dục, đào tạo, ngành học, trình độ nhằm có thể đảm bảo quyền lợi của người học, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực mà còn quản lý hiệu quả nhất nguồn lực, tránh phình rộng bộ máy hoặc hành chính hóa làm lãng phí nguồn lực.

Hai, về cơ sở giáo dục đại học, theo dự thảo quy định tại khoản 1. Cơ sở giáo dục đại học gồm đại học, trường đại học. Chính phủ quy định tiêu chí công nhận cơ sở giáo dục đại học có chính sách phù hợp để phát triển cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng.

Tại khoản 2 Điều 9 quy định: Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, theo đó khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng khu vực quốc tế. Về nội dung này trong luật hiện hành có quy định về đại học quốc gia có một số các cơ chế đặc biệt để tạo các trường này trở thành các trường trọng điểm và nâng tầm có thể hội nhập được vào quốc tế. Tuy nhiên, các đại học còn lại mới chỉ định hướng theo hướng ứng dụng và phân loại theo đại học nghiên cứu mà chưa có cơ chế cụ thể hơn để có thể thúc đẩy các trường này nâng tầm để hội nhập quốc tế. Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu nội dung này.

Ba, Điều 21 phân hiệu cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập tại Việt Nam và đảm bảo điều kiện hoạt động tự chủ, cơ cấu, tổ chức hoạt động theo quy định đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tại khoản 3 điều này quy định "Phân hiệu cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại nước ngoài do cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thành lập tại nước ngoài và đảm bảo điều kiện hoạt động, báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện theo các quy định của nước sở tại về việc thành lập và hoạt động phân hiệu cơ sở giáo dục đại học". Đại biểu đề nghị riêng nội dung này cần có quy định mang tính ràng buộc về pháp lý hơn đối với cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài. Đảm bảo tôn chỉ mục đích truyền thống tốt đẹp trong giáo dục đào tạo và không gây phương hại lợi ích quốc gia dân tộc vì mục tiêu lợi nhuận. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo kiểm tra và rà soát lại nội dung này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung thảo luận

Bốn, về Điều 36, chương trình giáo dục, giáo trình đại học. Tại khoản a quy định chương trình đào tạo gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, chuẩn đầu ra, nội dung phương pháp, hình thức đánh giá môn học, ngành học, trình độ đào tạo, v.v... Vấn đề này còn khá chung chung, đề nghị cần quy định thêm các tiêu chuẩn, tiêu chí hoặc các nguyên tắc trong chương trình giáo dục đại học, theo đó phải đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời phải tương thích với điều kiện nguồn lực và đặc biệt là góp phần điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về trình độ đào tạo, ngành nghề, dân tộc và vùng miền.

Nội dung tiếp theo, tại Điều 33 "Mở ngành đào tạo", tại khoản 2 quy định "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành, quyết định cho phép mở ngành, quyết định đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo", đại biểu đề nghị yêu cầu mở ngành đào tạo phải phù hợp yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo đồng thời kết hợp quản lý nguồn lực giáo dục đào tạo hiệu quả nhất, tránh lạm dụng nhưng cũng tránh việc gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục có nhu cầu và có điều kiện, khả năng trong việc mở ngành đào tạo.

Điều 46 về "Mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học", với mục đích để có đánh giá về công nhận cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng thì trong dự thảo lại không quy định trách nhiệm trong chất lượng kiểm định không đảm bảo gây phương hại đến uy tín và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học thì nên có nghiên cứu để quy định thêm về trách nhiệm kiểm định chất lượng giáo dục đảm bảo đạt hiệu quả.

Nội dung cuối cùng đó là nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục đại học, đại biểu đồng tình với việc xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tuy nhiên ta cũng không thể bỏ qua nguyên tắc tiếp cận bình đẳng, tạo điều kiện cho tất cả các nhóm đối tượng tiếp cận bình đẳng giáo dục có chất lượng, tiến đến giáo dục chất lượng cao. Theo đó, đại biểu đề nghị sửa quy định tại khoản 7 Điều 12 ở trong dự thảo quy định là xây dựng chính sách và đồng tình với nội dung chính sách ưu tiên đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng theo ngành học đặc thù, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phần đầu nội dung này là xây dựng các nhóm chính sách đối với đối tượng này hiện đã có, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện chứ không chỉ dừng lại ở xây dựng nữa.

Ngoài ra, tại Điều 64, 66 có quy định các nội dung liên quan đến tài chính tại các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, để cơ chế hỗ trợ cho nhóm yếu thế tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là thực hiện tự chủ tôi thấy chưa rõ. Hiện tại ta đang thực hiện cấp bù trực tiếp đối với các cơ sở khi thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách. Việc hỗ trợ chỉ là một khía cạnh, còn việc phải điều chỉnh trở lại cơ cấu tài chính giáo dục, đào tạo cho phù hợp nhằm bảo đảm hơn cho nhóm vùng khó khăn trong việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách. 

Vân Ngọc

Các bài viết khác