Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 669667a1-e93c-90f0-c4c5-0018478bfc53.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA – ĐỒNG THÁP: QUY ĐỊNH CỤ THỂ HƠN VIỆC BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN QUY ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỒN, TRẠM, CÁC ĐƠN VỊ ĐỘC LẬP

15/06/2018

Sáng 14/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp đề nghị quy định cụ thể, rõ ràng hơn việc Bộ trưởng Bộ Công an quy định thành lập đồn, trạm, các đơn vị độc lập tại những điểm, địa bàn cần thiết.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Đồng Tháp cho ý kiến về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

Trước hết, đại biểu đồng tình với dự thảo cần thiết phải ban hành Luật Công an nhân dân (sửa đổi) trong thời điểm hiện nay là cấp bách, cần thiết, nhằm sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Hai, tại Điều 5 đại biểu thống nhất lấy ngày 19/8 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng công an nhân dân. Tuy nhiên, việc quy định thêm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần có sự cân nhắc. Bởi vì nếu đưa vào luật là mang tính pháp lý, bảo vệ an ninh Tổ quốc là trách nhiệm của Đảng, chính quyền và của nhân dân, là công việc thường xuyên, liên tục.

Ba, về khoản 2 Điều 6 công an được quyền ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh xuất sắc từ các cơ sở giáo dục đủ chuẩn để bổ sung vào lực lượng công an là cần thiết, nhưng phải được sự đồng ý của cá nhân người được tuyển chứ không bắt buộc.

Bốn, về khoản 2 Điều 8 công an thôi phục vụ trong công an nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị theo quy định của pháp luật. Cần phải nêu cụ thể cho rõ, vì trước tới giờ chưa nghe nói cán bộ, chiến sĩ công an thôi làm nhiệm vụ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị. Quân sự và công an là ngành khác nhau, không thể công an là ngạch dự bị của quân sự, mặc dù là lực lượng vũ trang chung.

Năm, Điều 13 khoản 5 trách nhiệm của bộ, ngành Trung ương có nêu "chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện nhiệm vụ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo thẩm quyền". Theo đại biểu, thanh tra, kiểm tra lực lượng công an là cấp có thẩm quyền quyết định, không phải của bộ, ngành, của Trung ương nên cần thiết phải có sự cân nhắc có đúng chức năng không.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung thảo luận

Sáu, Điều 18, đại biểu rất đồng tình việc bổ sung lực lượng công an xã, thị trấn vào chính quy nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, phục vụ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ khó khăn, phức tạp ở những địa bàn trọng điểm, xa trung tâm huyện. Tuy nhiên, phải có lộ trình chuyển đổi, ưu tiên những xã phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, cần cân nhắc và có chính sách phù hợp, quan tâm đến lực lượng công an xã dôi dư. Tuy nhiên, cũng trong điều này tại khoản 3 đề nghị quy định cụ thể, rõ ràng hơn việc Bộ trưởng Bộ Công an quy định thành lập đồn, trạm, các đơn vị độc lập tại những điểm, địa bàn cần thiết. Các đơn vị này thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ra sao, thuộc cấp nào trong tổ chức bộ máy của công an để không trùng lặp chức năng với lực lượng công an ở cơ sở công an quận, huyện.

Bảy, Điều 19 khoản 1, đề nghị bỏ đoạn "Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an", vì đã có quy định cụ thể tại Chương II của dự thảo luật, gồm Điều 16 và Điều 17 có 21 khoản mà Chính phủ chỉ quy định cụ thể về tổ chức, bộ máy của Bộ Công an. Riêng việc Bộ Công an có cục đặc biệt và tương đương là cần thiết, nhưng phải quy định cụ thể vào luật số lượng là bao nhiêu để tránh việc muốn được bao nhiêu là muốn, nhằm linh động để phong hàm cấp tướng.

Tám, Điều 22 khoản 2 sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp. Mục a, đề nghị sỹ quan cấp tá có 4 bậc giống như sỹ quan chuyên nghiệp. Dự thảo chỉ quy định có 3 bậc.

Chín, Điều 26 cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của chiến sỹ công an nhân dân. Đây là vấn đề nóng mà nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại tổ. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc nên giữ hàm cấp đại tá đối với Giám đốc công an tỉnh hiện nay. Loại ý kiến thứ ba trong báo cáo thẩm tra. Lý do đã có đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ, cho tương xứng với chỉ huy trưởng quân sự ở cấp tỉnh.

Tương ứng như vậy, trần Giám đốc công an Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là thiếu tướng. Cấp phó của hai đơn vị này là đại tá cho tương thích với Giám đốc công an các tỉnh thành khác.

Về khoản 2 điều này, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương có cấp hàm thiếu tướng hay trung tướng, cũng nên quy định thẳng vào luật chứ không thể ghi như dự thảo là do cấp có thẩm quyền quyết định. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị trong dự thảo cần quy định trần, hàm tối đa của các chức vụ. Ví dụ như Thứ trưởng cấp hàm thấp nhất phải trung tướng. Giám đốc, Phó giám đốc Công an tỉnh là đại tá. Nếu người được bổ nhiệm vào chức vụ này mà cấp hàm đang giữ thấp hơn thì được thăng hàm trước niên hạn cho tương xứng chức vụ đang giữ, như vậy sẽ khắc phục được những trường hợp cấp trên thấp hơn cấp hàm đối với cấp dưới.

Mười, về Điều 35, công nghiệp an ninh. Đại biểu tán thành loại ý kiến thứ hai trong báo cáo thẩm tra. Vì công nghiệp quốc phòng an ninh là một thể thống nhất, không tách rời, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp quốc phòng với an ninh. Nhằm tập trung nguồn lực đầu tư, tránh phân tán, dàn trải, chồng chéo trong điều kiện ngân sách hiện nay có hạn nên không quy định là công nghiệp quốc phòng, an ninh, công nghiệp an ninh trong dự thảo luật.

Cuối cùng, đại biểu đề nghị có một điều khoản trong dự thảo luật quy định trách nhiệm của Chủ tịch nước đối với lực lượng công an nhân dân vì trong Điều 4 nguyên tắc hoạt động có ghi: Công an nhân dân chịu sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, nhưng không có điều khoản nào nói về trách nhiệm của Chủ tịch nước trong dự thảo luật, đề nghị nên bổ sung vào điều khoản này. 

Vân Ngọc

Các bài viết khác