Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8ddd67a1-6983-90f0-c4c5-04d884a97f62.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: BẠO LỰC GIA ĐÌNH - IM LẶNG LÀ TIẾP TAY CHO BẠO LỰC

20/03/2019

Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần, đặc biệt là phụ nữ. Theo thống kê, trong 5 năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm. Mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội thông qua năm 2007, nhưng vì sao những quy định của Luật vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống? Đâu là giải pháp để khắc phục tình trạng này?

Một mình gánh vác kinh tế gia đình, nuôi hai con thơ, vất vả đủ đường nhưng chị Hà, trú tại huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội liên tục bị chồng đánh đập, chửi rủa vì không đưa tiền để chơi lô đề. Đã nhiều lần chị Hà nhờ sự trợ giúp của chính quyền nơi cư trú và tìm đến sự che chở của người thân trong gia đình nhà chồng, nhưng chị Hà chỉ nhận được sự thờ ơ, thậm chí đồng lõa cho hành động đáng lên án của người chồng đã từng đầu gối tay ấp.

“Có hôm tôi vừa về đến cổng thì thấy chồng tôi ra khóa cổng, lúc đó tôi bế con nhỏ và bảo cháu lớn đi lên gác, sau đó đóng cửa, dùng bàn học, tủ quần áo để chèn cánh cửa. Chồng tôi thấy vậy xuống nhà cầm dao lên xông vào phòng đánh đập và chửi bới tôi. Những hình ảnh đó đã ám ảnh hai đứa con của tôi. Con trai lớn của tôi phải đi khám tâm lý tại bệnh viện. Thời gian gần đây, cháu nhất quyết đòi mẹ thuê nhà ở riêng vì không chịu được cảnh chồng tôi bạo lực đối với tôi” - chị Hà tâm sự trong nước mắt.

Sau khi lấy chồng được một thời gian, bà Nga, quê ở Hưng Yên đã phải hứng chịu những trận đòn vô cớ từ người chồng. Lúc còn trẻ thì được bố mẹ, người thân khuyên nên nhẫn nhịn, âm thầm chịu đựng vì lo sợ định kiến xã hội. Nhưng mấy chục năm trôi qua, hiện bà đã ở cái tuổi xế chiều, những lời nhục mạ, chửi bới và hành động thượng cẳng tay, hạ cẳng chân vẫn tiếp diễn mỗi khi người chồng uống rượu say. Không chịu nổi cảnh bạo lực, đã rất nhiều lần bà Nga quyết định tìm cho mình lối thoát nhưng vì nghĩ cho con cái mà im lặng, chấp nhận và vô tình đã dung túng cho hành vi bạo lực của chồng mình. Bà Nga kể: “Cứ uống rượu vào là tôi bị chồng đánh đập. Khi đó tôi chạy hết chỗ này đến chỗ khác, khi sang hàng xóm trú thì chồng sang chửi bới cả hàng xóm. Lúc mới lấy chồng bị đánh nhiều, tôi định bỏ nhưng bố mẹ tôi lại khuyên răn không nên bỏ, mình là phụ nữ phải chịu đựng. Khi con lớn thì con lại khuyên mẹ cố chịu đựng vì con, vì gia đình”.

Đây chỉ là câu chuyện của 2 người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình. Họ bị hành hạ, đánh đập cả thể xác lẫn tinh thần quá sức chịu đựng nên phải tìm đến Ngôi nhà Bình yên – ngôi nhà tạm lánh bí mật, an toàn cho phụ nữ, trẻ em bị bạo hành gia đình. Nơi đây là mái ấm thứ hai, cưu mang, nâng đỡ và mang tới những cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho nhiều phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và tình trạng mua bán người trái pháp luật.

Nạn nhân bạo lực gia đình trao đổi với phóng viên

Từ khi được thành lập (tháng 3/2007) đến nay, “Ngôi nhà bình yên” đã hỗ trợ hơn 1.100 nạn nhân. Tại đây, phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình được cung cấp nơi ăn chốn ở, khám và điều trị phục hồi sức khỏe, tư vấn hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hỗ trợ giáo dục, học nghề, giới thiệu việc làm. Đặc biệt, để giúp những phụ nữ và trẻ em bị bạo lực hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng bền vững, cán bộ Ngôi nhà Bình yên còn tìm về với từng địa phương nơi người tạm trú sinh sống. Một mặt tìm hiểu gia cảnh, mặt khác làm việc với chính quyền địa phương, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các trường hợp phụ nữ và trẻ em hồi gia.

Bà Phạm Thị Hương Giang - Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển chia sẻ, mỗi trường hợp tìm đến những ngôi nhà bình yên là một câu chuyện đời đầy nước mắt. Những câu chuyện về bạo lực gia đình mà cộng đồng xã hội biết đến chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Trên thực tế, bạo lực gia đình rất khó phát hiện nếu nó không ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng; hoặc không được nạn nhân nói ra. Có muôn vàn lý do khiến người phụ nữ bị bạo hành. Đó là sự bất bình đẳng giới, đặc biệt là bất bình đẳng về quyền lực và kinh tế, đẩy người phụ nữ vào vị thế thấp, lệ thuộc. Vì thiếu kiến thức về bạo lực gia đình, thiếu kinh nghiệm tự vệ, xử lý nên biến mình thành nạn nhân mà không hay biết.

“Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân của bạo lực gia đình do người chồng coi bạo lực với vợ hay với bạn gái là vấn đề tự nhiên và là vấn đề riêng của mỗi gia đình, chứ không nghĩ hành động đó đã xâm phạm quyền công dân. Tuy nhiên, có một số nơi, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chưa ưu tiên giải quyết bạo lực gia đình mà chủ yếu vẫn nghiêng về hòa giải. Vì vậy, việc tham gia giải quyết dứt điểm vẫn chưa quyết liệt. Điều này sẽ dẫn tới bạo lực có cơ hội tiếp tục tái diễn”, bà Phạm Thị Hương Giang cho biết.

Bà Phạm Thị Hương Giang, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển

Kết quả Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình của Tổng cục Thống kê cho thấy, có tới 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hành vi bạo lực gia đình, gồm: thể xác, tình dục và tinh thần, trong đó có 5% phụ nữ đang mang thai. 1/2 số phụ nữ bị bạo hành không nói với bất cứ ai và 87% không tìm đến sự giúp đỡ của các cấp có thẩm quyền. Còn theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình.

Bạo hành là tội ác và sự im lặng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho tội ác. Vì vậy đây không còn là vấn đề riêng của từng gia đình, bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đã tương đối đầy đủ, nhằm ngăn cấm, định tội, xử phạt hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên việc thực thi trong thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.

Phụ nữ không chịu sống trong bạo lực diễn ra tương đối phổ biến, chỉ đến khi bạo lực xảy ra ảnh hưởng đến con cái của họ thì họ mới tìm tới sự giúp đỡ. Vì vậy, một trong những thông điệp mà Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đưa ra trong các hoạt động truyền thông đó là “Im lặng là tiếp tay cho bạo lực”.

Điều 42 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. “Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng chống bao lực gia đình thì cũng có chuyển biến tương đối rõ rệt. Ngày càng nhiều vụ việc được đưa ra xử lý nghiêm minh nhưng khi có bạo lực xảy ra nhưng trên thực tế thì hoạt động truyền thông được triển khai nhiều và có văn bản đầy đủ về trách nhiệm của các cấp, các ngành khi tham gia phòng chống bạo lực gia đình, nhưng khi có vụ việc xảy ra thì ở đâu đó việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan liên quan từ việc phòng đến chống vẫn chưa có sự kết nối chặt chẽ”, bà Phạm Thị Hương Giang nói.

Những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về xây dựng các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều bộ luật đã được Quốc hội thông qua như: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em… Nhưng làm thế nào để luật đi vào cuộc sống, và cần có giải pháp gì để bạo lực không còn là nỗi đau của mỗi gia đình và của toàn xã hội?

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội:

Phóng viên: Thưa đại biểu, mặc dù văn bản pháp luật tương đối đầy đủ, nhưng vẫn xảy ra nhiều vụ bạo lực gia đình, theo đại biểu đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Qua quá trình đi giám sát với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, tôi thấy được thực trạng bạo lực gia đình còn khá phổ biến. Nạn nhân của bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ. Đây là nỗi đau nhức nhối. Nguyên nhân của tình trạng bạo hành gia đình là do nhận thức của nhiều đôi vợ chồng trẻ lấy nhau nhưng chưa hiểu hết những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình và cả những vấn đề pháp lý của các mối quan hệ này. Bên cạnh đó, áp lực về kinh tế của một số gia đình quá nặng nề cũng dẫn tới bạo lực gia đình. Tất nhiên, bất kỳ xã hội nào cũng có người thu nhập cao, thu nhập thấp nhưng do nhận thức, hiểu biết còn hạn chế cộng với thu nhập thấp, mà không tìm được giải pháp hợp lý, hài hòa để giải quyết thì thường kết thúc bằng bạo lực. Nguyên nhân thứ ba là do tác động của những hình ảnh bạo lực tràn lan trên mạng xã hôi, bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực của xã hội đã khiến con người trở lên bạo lực.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Nhiều năm qua chúng ta đã đạt được những tiến bộ đó là nhận thức của người dân trong xã hội được nâng lên khi có Luật bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình, bước đầu góp phần vào việc hạn chế bạo lực gia đình. Thực tế chúng ta thấy ở nhiều địa phương này, ở nhiều gia đình vẫn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình. Đặc biệt, không chỉ đối với phụ nữ và cả trẻ em gái. Điều này thể hiện xã hội không văn minh, thể hiện trình độ dân trí vẫn còn thấp.

Phóng viên: Theo đại biểu, cần có giải pháp như thế nào để ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình xảy ra?

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Quốc hội, Chính phủ, các bộ ban ngành đều rất quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình và cũng tìm cách để hạn chế nhưng tôi nghĩ những giải pháp đang triển khai chưa ngang tầm không chỉ về hình phạt mà còn về công tác tuyên truyền giáo dục. Theo tôi, cần giáo dục làm sao để thanh niên khi họ lớn lên thì họ nhận thức được bạo lực gia đình không những là hành động cấm kỵ mà đó là điều đáng xấu hổ. Có như vậy, tình trạng bạo lực gia đình mới được giải quyết chưa hiệu quả rõ rệt trong thực tế.

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, để ngăn chặn bạo lực gia đình cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Theo tôi, chúng ta cần có biện pháp mạnh hơn, tất cả cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết. Các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là tổ chức xã hội bảo vệ đối tượng bị bạo hành, ví dụ hội phụ nữ phải lên tiếng ngay sau khi có các vụ bạo lực gia đình, đặc biệt lực lượng công an phải triệu tập đối tượng điều tra nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải tiến hành khởi tố. Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn, chị em phụ nữ cũng cần khéo léo, tinh tế, thông cảm, chia sẻ với chồng, đặc biệt những lúc chồng uống rượu thì cần có cách cư xử cho phù hợp.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

 

Lan Hương