Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3a7e55a1-29d3-90f0-c4c5-031d495998cf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN LÂM THÀNH ĐƯA RA MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN DƯ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU

28/05/2020

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Nguyễn Lâm Thành- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra một số quan điểm hoàn thiện Dư án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành phát biểu ở Hội trường

Cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo của dự án luật và những nội dung của Báo cáo thẩm tra, tuy nhiên, để hoàn thiện Dự án Luật, đại biểu Nguyễn Lâm Thành trao đổi về một số vấn đề quan tâm:

Thứ nhất, liên quan đến việc đưa sương mù vào trong loại hình thiên tai. Đại biểu phân tích, đây là điều mà cử tri miền núi cũng rất là băn khoăn. Bởi vì, theo quy định của chúng ta thì sương mù là loại hình sương mù bình thường của thời tiết ở miền núi. Đối với miền núi thì các vùng miền núi, vùng cao người dân sống quen với loại hình này rồi và nó không phải hiện tượng bất thường và chúng ta quy định như vậy thì có thể là không phù hợp với một số vùng. Sương mù thì trong thời gian gần đây là chuyện đột biến đối với đồng bằng và đô thị. Còn đối với miền núi thì đây là câu chuyện rất bình thường và sương mù thì vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực. Mặc dù sương mù có thể gây ra một số khó khăn nhất định trong đời sống, chẳng hạn như hoạt động giao thông nhưng thiệt hại thì cũng không phải là nguyên nhân chính, nếu có thiệt hại liên quan đến giao thông thì chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Chúng ta quy định sương mù là một loại hình thiên tai thì không hiểu là nước Anh, người ta sẽ nghĩ thế nào bởi vì nước Anh được mệnh danh là xứ sở sương mù và họ cũng rất tự hào về đất nước xứ sở sương mù mà Việt Nam lại đưa vào là một loại hình thiên tai thì tôi nghĩ có điểm chưa đồng nhất. Hơn nữa biện pháp phòng, chống sương mù thì chưa rõ và khó khả thi trên thực tế. Có chăng chỉ là những thông tin cảnh báo giao thông liên quan đến lĩnh vực này.

Thứ hai, về công trình phòng, chống thiên tai ở khoản 5, đại biểu đề nghị tiếp tục đưa công trình chống sụt lún đất vào với cụm công trình chống sạt lở thành cụm công trình chống sạt lở, sụt lún đất để đồng bộ hóa với loại hình thiên tai đã được xác định trong luật. Luật chúng ta đã xác định có loại hình sụt lún đất và đợt này bổ sung công trình chống sạt lở đất thì đương nhiên phải có công trình chống sụt lún đất vào để cho nó đồng bộ. Chúng ta có quy định ở loại hình nhưng chúng ta không quy định trong công trình. Do đó, đại biểu đề nghị phải đưa vào cho đồng bộ.

Thứ ba, về thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai ở khoản 15 Điều 1, đây là nội dung mà đại biểu rất quan tâm đến nội dung này. Trong dự thảo có ghi là đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết truyền tải bằng ngôn ngữ dân tộc. Đại biểu đề nghị sửa thành: "Đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết phải được thông tin cảnh báo kịp thời bằng tiếng dân tộc phù hợp" với các lý do, thực tiễn vừa qua thì một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi thiên tai sắp xảy ra hoặc xả lũ thì chưa được cảnh báo kịp thời. Nếu có thì cũng chỉ sử dụng tiếng Việt nên người dân không tiếp nhận được hoặc tiếp nhận không đầy đủ. Do vậy, cần thiết phải sử dụng tiếng dân tộc, đặc biệt là cho việc cảnh báo.

Thứ tư, về thẩm quyền huy động quyên góp, phân bổ nguồn lực hỗ trợ, cứu trợ tại khoản 19 Điều 1. Tại điểm c quy định là “Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận động quyên góp và tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ trung hạn”.

Theo đại biểu quy định như này rất rộng sẽ dẫn đến tình trạng mọi nơi, mọi chỗ đều vận động quyên góp dẫn đến tình trạng như một số đại biểu đã nêu. Đại biểu đề nghị cần có quy định chặt chẽ, phù hợp trên cơ sở phân loại.

Thứ nhất là đối với loại hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp thiên tai xảy ra thiệt hại nặng nề thì các cơ quan trong toàn bộ hệ thống chúng ta theo quy định được giao thực hiện nhiệm vụ này, vì tính từ thiện, tính cấp thiết và tính xã hội của nó. Còn đối với hỗ trợ trung hạn có tính kế hoạch thì chỉ nên giao cho một số cơ quan chủ chốt, như Bộ Nông nghiệp là nơi có Quỹ Phòng, chống thiên tai, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tỉnh trong việc vận động, tiếp nhận là phù hợp. Việc vận động của các tỉnh cần thông tin và phối hợp qua Quỹ Phòng, chống thiên tai của trung ương. Điểm này cũng để thống nhất với lý giải của Ban soạn thảo về sự cần thiết thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai ở trung ương là thuận lợi hơn trong việc vận động, tiếp nhận và thống nhất quản lý ở cấp quốc gia, nếu không quy định rõ dễ tạo nên sự mâu thuẫn, chồng chéo.

Đồng thời, đề nghị là trong dự thảo luật quy định rõ chế độ thông tin, báo cáo của các tổ chức trên với Quỹ Phòng, chống thiên tai ở trung ương và Hội Chữ thập đỏ để bảo đảm công tác quản lý và điều phối. Đây là vấn đề trên thực tiễn xảy ra rất nhiều những việc do chế độ thông tin, báo cáo của chúng ta chưa được đầy đủ, do vậy mà có những vướng mắc.

Ngoài ra, liên quan đến khoản 4 Điều 92, Dự Luật có ghi là “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, chỉ đạo việc thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và vận hành hồ chứa thủy điện”. Nội dung này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại để bảo đảm tính thống nhất với Luật Tài nguyên và Luật Điện lực, nếu đã có những quy định cơ bản rồi thì điểm này có thể chúng ta lược bỏ./.

Hồ Hương

Các bài viết khác