Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f9d168a1-0968-90f0-c4c5-0d50eb30472d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (SỬA ĐỔI)

27/11/2020

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An nêu quan điểm về một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Góp ý vào một số nội dung còn khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An mong muốn được nêu thêm 3 vấn đề còn vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn giám sát công tác bảo vệ môi trường của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và đề xuất giải pháp để hoàn thiện dự thảo luật, cụ thể như sau:

Về quy định thủ tục môi trường cho các cơ sở thứ cấp đã hoạt động nhiều năm trong khu công nghiệp. Khu công nghiệp Xuyên Á, tỉnh Long An được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2019. Theo đó, các doanh nghiệp thứ cấp đã đầu tư trong khu công nghiệp thường xuyên phải được xử lý nước thải đạt quy chuẩn 40, tức là cột B, trước đây là tiêu chuẩn 5945 là cột C. Tuy nhiên, do Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy định rõ thời gian bắt buộc doanh nghiệp thứ cấp phải chuyển đổi và xử lý nước thải theo quy định mới, dẫn đến một số doanh nghiệp dệt, nhuộm trong khu công nghiệp vẫn áp dụng xả nước thải theo tiêu chuẩn 5945, tức là cột C.


Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Khi cơ quan quản lý nhà nước địa phương kiểm tra phát hiện một số doanh nghiệp có nồng độ nước thải vượt quy định trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt trước đây nhiều lần nhưng không có căn cứ pháp lý để xử phạt vì tiêu chuẩn 5945 đã hết hiệu lực năm 2009. Trong khi yêu cầu áp dụng quy chuẩn kỹ thuật mới tại các thông tư ban hành quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường lại không yêu cầu lộ trình bắt buộc cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp phải chuyển đổi. Về sự việc này, cử tri tỉnh Long An rất cảm ơn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 5912 trực tiếp kịp thời chỉ đạo giải quyết vướng mắc, bất cập nêu trên cho địa phương. Tuy nhiên, để giải quyết căn cơ vấn đề này, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị cụ thể sửa trong dự thảo luật như sau:

Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 44b đề nghị bổ sung thêm điểm d quy định cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, trước khi cấp phép môi trường cho các cơ sở thứ cấp hoạt động trong khu công nghiệp. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm tương ứng tại điểm g khoản 3 Điều 52 của dự thảo luật cho thống nhất.

Thứ hai, tại điểm d khoản 2 Điều 100, đề nghị quy định cụ thể về lộ trình bắt buộc đối với các cơ sở thứ cấp đang hoạt động trong khu công nghiệp phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải hoặc buộc phải dừng hoạt động nếu không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải, nhất là nước thải.

Thứ ba, tại khoản 3 Điều 87, đề nghị sửa đổi theo hướng quy định chặt chẽ hơn đối với nước thải của các cơ sở thứ cấp trong khu công nghiệp thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: sản xuất bột giấy, dệt nhuộm, hóa chất.

Về chính sách khuyến khích tái sử dụng chất thải công nghiệp thông thường, theo kết quả hội nghị giải trình của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2019 về xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện than, tổng lượng tro xỉ tồn trữ tại các bãi chứa khoảng 34 triệu tấn. Nếu không có biện pháp tái sử dụng hiệu quả sẽ vừa mất diện tích đất làm bãi chứa lãng phí tài nguyên, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Trong thực tế, đã có tình trạng người dân khiếu kiện liên quan đến bãi tro xỉ hoặc một số doanh nghiệp khi vận chuyển tro xỉ đi tiêu thụ bị coi là vận chuyển trái phép chất thải.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An nêu quan điểm, cần phải có chính sách tăng cường tái sử dụng, tái chế tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than, sản xuất phân bón hóa chất nói riêng và chất thải công nghiệp thông thường nói chung, theo quan điểm, coi chất thải là tài nguyên, nếu được phân loại phù hợp. Vì vậy, cần rà soát nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều 73; điểm b khoản 5 Điều 82 của dự thảo luật. Do quy định như hiện tại chỉ phù hợp với nhóm chất thải rắn thông thường phải xử lý và không phù hợp với các nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại tại điểm a, b khoản 1 Điều 82, gây khó khăn cho các nhà máy nhiệt điện than trong việc vận chuyển, tiêu thụ tro xỉ được phân loại.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị thay cụm từ "chất thải rắn công nghiệp thông thường" tại điểm d khoản 1 Điều 73 bằng cụm từ "chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý", đồng thời chỉnh lý lại nội dung điểm b khoản 5 Điều 82 cho phù hợp.

Về phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường. Qua giám sát cho thấy, việc quy định các dự án, cơ sở sản xuất phát sinh chất thải có phương án phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường là rất tốn kém, đặc biệt là với những dự án ít có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Một số doanh nghiệp phản ánh việc quy định dự án có khối lượng nước thải thiết kế từ 50 m3/ngày, phải đầu tư bể sự cố như quy định tại Nghị định 40 là rất tốn kém. Nhiều cơ sở đã đi vào hoạt động không thể thực hiện được vì thiếu mặt bằng, vướng quy hoạch.

Để khắc phục bất cập trên, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị tại khoản 1 Điều 124, bổ sung cụ thể loại dự án cơ sở phải thực hiện đầu tư công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường. Đồng thời, giao Chính phủ hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết danh mục dự án cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường cao, bắt buộc phải có công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường. Điều này là cần thiết để có căn cứ cho việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường, thẩm định cấp giấy phép môi trường tại Chương IV của dự thảo luật, tránh việc chủ dự án phải đầu tư xây dựng công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường quá mức cần thiết, gây tốn kém, lãng phí./.

Bích Lan

Các bài viết khác