Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 36db68a1-092e-90f0-c4c5-033c67163a91.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO: ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

10/12/2020

Trong phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng cần có công cụ tài chính hữu hiệu để thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia và đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Bày tỏ sự thống nhất cao với các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước được trình tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ đã điều hành sáng tạo, linh hoạt nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trong năm 2020.

Trong điều kiện hết sức khó khăn, đặc biệt là dịch dịch bệnh và thiên tai diễn biến bất thường, Chính phủ đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Các chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới, Chương trình tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đưa Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo, cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho người dân, nhất là bà con khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách này mang tính nhân văn và ưu việt của chế độ ta, nhà nước ta. Tuy nhiên, để chính sách đạt được nhiều hiệu quả tốt hơn, tối ưu hơn, công cụ tài chính hữu hiệu để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021-2030 theo như tinh thần của Nghị quyết 88 của Quốc hội, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tín dụng chính sách xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và đẩy lùi có hiệu quả nạn tín dụng đen ở nông thôn. Phối hợp lồng ghép tín dụng chính sách với các chương trình, dự án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, chuyển giao công nghệ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, tạo nguồn thu nhập ổn định giảm nghèo bền vững.

Đưa tiêu chí về chỉ tiêu chi ngân sách nhà nước hàng năm, kể cả trung ương và địa phương để bổ sung cho nguồn vốn ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội vay để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách vào Luật Ngân sách nhà nước để các địa phương có căn cứ thực hiện nhằm mang tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Từ đó có thể giải cứu kịp thời các khó khăn trước mắt và lâu dài cho nhân dân trong thời gian vừa qua. Đại biểu Nguyễn Tạo cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục đổi mới hơn nữa chính sách tín dụng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 và 2030 theo hướng tăng định mức cho vay lên, mở rộng đối tượng cho vay đến các dự án sản xuất kinh doanh tạo sinh kế ổn định, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xem xét ban hành cơ chế, chính sách cho vay đối với hộ có mức sống cận nghèo, trung bình chưa phù hợp với Quyết định 59 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020.

Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Tạo cho biết, cử tri hết sức băn khoăn về chính sách trong phòng, chống thiên tai. Trong những năm gần đây, cùng với biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lũ, ngập, lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở núi ngày càng nghiêm trọng hơn, gây nhiều tổn thất lớn về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, đe dọa đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thảm cảnh mất mát do bị sạt lở vùi lấp gây tang thương gần đây ở một số địa phương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về 2 vấn đề đó là quy hoạch và bố trí khu dân cư, các công trình phúc lợi phục vụ công cộng, công ích và lực lượng cứu hộ và cứu nạn.

Đại biểu Nguyễn Tạo, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Đại biểu Nguyễn Tạo phân tích, vấn đề quy hoạch và bố trí dân cư lâu nay nhiều quy hoạch đã và đang được thực hiện theo Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực từ đầu năm 2019. Quy hoạch dân cư đối với các vùng thiên tai đặc biệt khó khăn, Chính phủ có các chương trình riêng. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, tồn tại. Đại bieeur đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thành sớm các quy hoạch, trong đó quy hoạch về bố trí khu dân cư và các công trình công cộng, công ích khác; tri thức hóa các bản đồ cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh việc xây dựng các công trình công cộng có tính lưỡng dụng ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu vừa phục vụ dân sinh, vừa phục vụ quốc phòng, an ninh và phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu thực tế và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai, bão lũ.

Đề nghị Chính phủ thành lập lực lượng cứu hộ, cứu nạn độc lập chuyên nghiệp hơn.

Một vấn đề nữa được đại biểu Nguyễn Tạo đề cập đó là công tác cứu hộ và cứu nạn. Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 đã quy định về các hoạt động phòng, chống thiên tai, trong đó hoạt động về ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện đã có Ban Chỉ đạo về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai. Quân đội và Công an là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản cứu hộ và cứu nạn. Tuy nhiên, bên cạnh phương châm 4 tại chỗ mà lâu nay chúng ta đã và đang thực hiện, thì công tác cứu hộ, cứu nạn vừa qua đã bộc lộ bất cập, tồn tại chưa đáp ứng kịp thời, hiệu quả trong tình hình hiện nay.

Cử tri  băn khoăn cho rằng, với điều kiện về cứu hộ và cứu nạn hiện nay thì vấn đề còn rất hạn chế và nhiều tồn tại. Để khắc phục hậu quả của thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn cả nước, mà nước ta hàng năm phải gánh chịu trên hàng chục cơn bão. Cử tri đề nghị Chính phủ nên nghiên cứu thành lập một lực lượng cứu hộ, cứu nạn độc lập ở cả khu vực và mang tính chuyên nghiệp hơn nên giao cho lực lượng Quân đội nhân dân làm nòng cốt để gắn với việc đầu tư các phương tiện chuyên dụng, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn về lâu dài và sự an tâm, niềm tin cho nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai./.

Lan Hương