Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fe0e52a1-3999-90f0-c4c5-0446b33cd6cf.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CỬ TRI TỈNH CÀ MAU KIẾN NGHỊ BỔ SUNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

03/08/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ tỉnh Cà Mau xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi tối thiểu của chương trình, sách giáo khoa mới.

Theo đó, cử tri tỉnh Cà Mau phản ánh: Hiện nay, việc triển khai dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là việc triển khai các môn học đặc thù như: Ngoại ngữ, tin học,… còn gặp rất nhiều khó khăn đối với một số địa phương vùng đặc biệt khó khăn, các điểm trường lẻ có vị trí xa trung tâm xã. Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh; yêu cầu về cơ sở vật chất bao gồm phòng học, (phòng học dành cho mỗi lớp là 1 phòng/lớp; sân chơi, bãi tập, phòng nghệ thuật…, cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú…). Tuy nhiên, nhiều địa phương chỉ đạt 0,8 phòng học/lớp trung bình trong phạm vi toàn tỉnh. Mặc dù được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, xây thêm phòng học, các phòng chức năng; cải tạo, xây mới công trình vệ sinh, nước sạch; mua sắm phương tiện, thiết bị dạy học… nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với tốc độ gia tăng về số lớp, số học sinh.


Giáo viên và học sinh tỉnh Cà Mau (ảnh: Báo điện tử VOV).

Trong khi đó, tại thành phố Cà Mau và thị trấn các huyện thì việc tăng dân số cơ học khiến cho áp lực về phòng học càng tăng. Cơ sở vật chất của một số trường còn khó khăn, tiến độ xây dựng bổ sung phòng học mới, sửa chữa phòng học cũ của một số huyện, thành phố còn chậm, chưa đáp ứng số lượng học sinh tăng nhanh, ảnh hưởng tới việc duy trì sĩ số học sinh/lớp theo quy định. Nhiều trường thiếu phòng học phải học vào các phòng chức năng (phòng giáo dục nghệ thuật, tin học, ngoại ngữ …).

Cử tri kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ tỉnh Cà Mau xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi tối thiểu của chương trình, sách giáo khoa mới; đảm bảo 01 phòng/01 lớp, đầu tư thêm phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn (nhất là phòng học ngoại ngữ và phòng tin học cho cấp tiểu học).

Trước đề nghị trên, trả lời cử tri thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thầm quyền của chính quyền địa phương. Để thực hiện đổi mới căn  bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, Quốc hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ các địa phương khó khăn trong việc bảo đảm kiên cố hóa trường lớp học, ưu tiên xây dựng các phòng phục vụ học tập tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số. Để thực hiện chính sách này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông.

Ngày 07/4/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 1428/BGDĐT-CSVCTBTH đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung về ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội cụ thể như: Dành ngân sách nhà nước thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020), chương trình mục tiêu của ngành giáo dục (Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020, Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020) và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt. Khuyến khích, huy động các nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần giải quyết các khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhất là các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành có liên quan báo cáo Chính phủ trong việc quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và phân bổ, bố trí kinh phí cho các địa phương đặc biệt khó khăn./.

Bích Lan