Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a47068a1-89a8-90f0-c4c5-04118b6a7ee6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

KÉO DÀI THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU: TRÁNH KHOẢNG TRỐNG PHÁP LÝ

04/06/2022

Một trong những nội dung được thảo luận tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV là Chính phủ trình Quốc hội cho phép kéo dài thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu đồng tình tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm nhưng lưu ý các ngân hàng, tổ chức tín dụng phân nhóm nợ xấu, tận dụng các cơ chế của Nghị quyết để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi nghị quyết hết hiệu lực thi hành và khi chưa luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, Chính phủ kiến nghị Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 đến ngày 31/12/2023.

Theo đó, việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 nhằm tiếp tục duy trì cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi các khoản nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm các khoản nợ của tổ chức tín dụng, đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của Công ty quản lý tài sản VAMC, đảm bảo sự an toàn, phát triển bền vững cho toàn hệ thống ngân hàng nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung.

Theo giải trình của Chính phủ, việc tiếp tục thực hiện nghị quyết không phát sinh đáng kể chi phí cho quản lý Nhà nước mà đều là các khoản chi thường xuyên. Do vậy, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, công nghệ, nhân lực hiện nay cơ bản sẽ đủ điều kiện cho việc tiếp tục thi hành nghị quyết sau khi được Quốc hội thông qua, bảo đảm tính khả thi của chính sách. Trên cơ sở đánh giá sự tương thích với các điều ước quốc tế và dự kiến nguồn lực đảm bảo việc thi hành, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Tính đến ngày 20/12/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế từ khi có dịch khoảng 607.000 tỷ đồng, hiện có khoảng 775.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch được cơ cấu lại nợ, với dư nợ trên 296.000 tỷ đồng. Nếu tính cả các khoản nợ được cơ cấu lại, giãn, hoãn nợ theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, nợ xấu của các ngân hàng dự báo lên tới 8,2%.

Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang

Phân tích nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng, một số đại biểu cho rằng thực tế, hai năm qua với sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, kéo theo đó là nợ xấu tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam cho thấy, hàng triệu tỷ đồng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song nợ cơ cấu chỉ rơi vào khoảng 300.000 tỷ đồng. Số liệu này được đánh giá là chưa phản ảnh được hết thực tế và việc kéo dài Nghị quyết 42 được cho là cần thiết. Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh: “Nợ xấu vẫn còn cao bởi dịch bệnh diễn biến phức tạp, đình đốn sản xuất, đứt gãy chuỗi sản xuất và nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Đây chính là nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu. Như vậy, kéo dài thời gian thực hiện thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết nợ cho gói nợ xấu mới phát sinh”.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cũng cho rằng, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid - 19 và sự bất ổn chính trị của thế giới, dẫn tới nợ xấu thể gia tăng và việc kéo dài Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo hành lang pháp lý cho tổ chức tín dụng và đảm bảo khơi thông nguồn vốn, tạo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đề nghị cần có cơ chế hậu kiểm, kiểm soát nợ xấu. Chính phủ cần chỉ đạo Chính phủ có phương án tối ưu giải quyết tình trạng nợ xấu.

Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Cho ý kiến đối với đề xuất của Chính phủ, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành với tờ trình nhưng một số ý kiến cho rằng, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 còn một số khó khăn, vướng mắc xuất phát từ chính quy định tại nghị quyết cũng như từ quá trình thực thi, vì vậy, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung là cần thiết. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ trong quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm. Trong quá trình kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết trong năm 2022, cần khẩn trương có các văn bản hướng dẫn thực thi.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị phân tích, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, hệ thống ngân hàng đã có nhiều nỗ lực giúp giảm đáng kể tình trạng nợ xấu. Tuy nhiên, hiệu quả của việc xử lý nợ xấu vẫn cần được báo cáo, đánh giá xác thực hơn, trong đó nêu rõ bao nhiêu nghìn tỷ được xử lý, đã thất thoát bao nhiêu, ảnh hưởng như thế nào đến nền tài chính quốc gia. “Nghị quyết 42 cũng tạo hành lang pháp lý cho ngành ngân hàng để xử lý, nhưng để đạt chất lượng, hiệu quả, bảo tồn nguồn vốn cho nhà nước cần có sự đánh giá sâu sát, đúng, trúng, cụ thể hơn, nếu kéo dài thì kéo dài đến thời hạn nhất định. Trong thời điểm này nên sửa Nghị quyết 42 cho phù hợp, vì có những tổ chức tín dụng phát sinh nợ xấu phải bảo toàn được nguồn vốn, không để thất thoát, lãng phí các tài sản thế chấp, để xảy ra tình trạng nợ xấu kéo dài âm ỉ như trong thời gian vừa qua”.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng khẳng định, Nghị quyết 42 có thời hạn khá dài, cần sửa đổi phù hợp hơn để giải quyết nợ xấu theo hướng siết chặt quy định về thanh lý tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo ở các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Bởi thực tế có những khối tài sản lớn thế chấp nhưng khi doanh nghiệp phá sản, giao lại tài sản thế chấp cần được định giá lại, nhằm bảo toàn được khối tài sản này, góp phần thúc đẩy tài chính tiền tệ quốc gia thông suốt, phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

Gợi mở giải pháp giảm tình trạng nợ xấu gia tăng, Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội và Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, Đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cần quy trách nhiệm các cơ quan phối hợp với ngân hàng giải quyết tình trạng nợ xấu, không chỉ riêng trách nhiệm của các tổ chức tín dụng. Lực lượng công an, tòa án, chính quyền địa phương với ngân hàng để xử lý, thu hồi các nhóm nợ xấu.

Thực tế cho thấy, từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 được ban hành đã tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ giúp ngành ngân hàng xử lý nợ xấu, đem lại lợi ích cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc trả nợ được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, để việc xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, một số ý kiến đại biểu đề nghị cần sửa đổi, bổ sung và luật hóa vấn đề này trong Luật Các tổ chức tín dụng hoặc ban hành luật chuyên ngành về xử lý nợ xấu để đảm bảo chính sách mang tính dài hơi.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh: “Thời gian qua, việc xử lý nợ xấu, chủ yếu sử dụng phương án trích quỹ dự phòng rủi ro cho nên việc phát huy các quy định của Nghị quyết 42 chưa thực sự hiệu quả, vì vậy cần có thời gian tận dụng tiếp lợi thế, cơ chế để tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng xử lý tốt nợ xấu. Tôi ủng hộ việc kéo dài Nghị quyết 42, không chỉ 2 năm mà có thể kéo dài nhiều hơn nữa. Vì kéo dài sẽ tạo điều kiện hệ thống ngân hàng lành mạnh, an toàn, đó cũng chính là an ninh tài chính quốc gia”.

Đại biểu Sùng A Lềnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai

Đại biểu Sùng A Lềnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai: “Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, xem xét, phân tích cụ thể về sự cần thiết để ban hành luật về xử lý nợ xấu trong thời gian tới, làm sao để các văn bản luật bao phủ được các đối tượng, điều chỉnh về xử lý nợ xấu, đảm bảo tính bền vững và lâu dài, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế của đất nước”.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: “Thực tế việc xử lý nợ xấu thường nằm trong hệ thống tài chính ngân hàng, trong tổ chức cả tài khoá, tiền tệ chứ không nằm riêng lẻ và độc lập. Chính vì vậy, theo tôi nên có một luật chuyên ngành để quy định vấn đề này”./.

Lan Hương