Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e06a68a1-e9f0-90f0-c4c5-0f8287f5115a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ KIM ANH: QUỐC HỘI VIỆT NAM LUÔN ỦNG HỘ SÁNG KIẾN CỦA NGHỊ VIỆN CÁC NƯỚC TRONG NỖ LỰC CHUNG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

27/06/2022

Tại cuộc Tọa đàm về “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh” giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Hungary, phía Việt Nam khẳng định: Quốc hội luôn ủng hộ các sáng kiến của nghị viện các nước trong nỗ lực chung để ứng phó với biến đổi khí hậu tại mỗi quốc gia, cũng như trên quy mô khu vực và qui mô toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội Hungary chủ trì Lễ đón và Hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Hungary từ ngày 26 - 28/6/2022. Chuyến thăm nhằm tái khẳng định cam kết chính trị thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hungary phát triển sâu rộng, hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ Nghị viện giữa hai Quốc hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, một trong những sự kiện thu hút sự quan tâm của cả hai nước là Tọa đàm về “Hoàn thiện khung pháp lý về giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, năng lượng tái tạo và kinh tế xanh”. Cuộc Tọa đàm lập pháp chung lần này giữa hai Quốc hội là sự kế thừa, tiếp nối của các hoạt động trước đó (Quốc hội hai nước đã 3 lần phối hợp tổ chức tòa đàm giữa hai Quốc hội vào các thời điểm tháng 4/2017, tháng 1/2019 và tháng 1/2022). Thông qua Tọa đàm, hai bên sẽ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động lập pháp phục vụ công cuộc phát triển và hội nhập của mỗi nước.

Tại cuộc Tọa đàm này, Việt Nam khẳng định, đối với quốc tế, Quốc hội luôn ủng hộ các sáng kiến của nghị viện các nước trong nỗ lực chung để ứng phó với biến đổi khí hậu tại mỗi quốc gia, cũng như trên quy mô khu vực và qui mô toàn cầu. Ở trong nước, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ Chính phủ trong việc  đưa ra tuyên bố mức giảm phát thải khí nhà kính cao hơn so với báo cáo NDC cập nhật năm 2020 cũng như tham gia các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính mà các nước đưa ra tại COP26. 


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary - Việt Nam sáng ngày 27/6/2022.

Là đại biểu đại diện cho Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham dự Tọa đàm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh có tham luận tại sự kiện quan trọng này. Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Cộng đồng quốc tế đã có những hành động thiết thực nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung điều chỉnh vấn đề hợp tác phòng, chống BĐKH trên phạm vi toàn thế giới.

Với vị trí nằm bên bờ Tây của biển Đông thuộc khu vực các quốc gia Đông – Nam Á, có đường bờ biển dài (khoảng hơn 3.260 km) và hai đồng bằng châu thổ lớn, Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với các tác động của BĐKH ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng. Nếu không ứng phó hiệu quả với BĐKH, thành quả phát triển kinh tế - xã hội sẽ chịu tổn hại, quá trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, trong đó, trụ cột là hoàn thiện thể chế - khung pháp lý đối với hai chế định này.

Là một thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Điều ước quốc tế đa phương quan trọng liên quan đến Giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo, như:  Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (trong khuôn khổ UNFCCC) và Bản sửa đổi bổ sung Doha của Nghị định thư Kyoto; Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP21);

Đặc biệt năm 2021, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26) diễn ra tại Vương Quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã khẳng định: “Mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050", đồng thời tham gia nhiều cam kết, sáng kiến khác như: cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất…

Năng lượng tái tạo được xác định là xu hướng tất yếu trong chuyển dịch năng lượng, đặc biệt là các nguồn năng lượng từ sức gió, năng lượng mặt trời, sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương – nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng của Việt Nam. Chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp là xu thế tất yếu của toàn cầu hướng tới mục tiêu đạt mức thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Hội nghị COP26 là bước ngoặt mới về thương mại, đầu tư toàn cầu, làm thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hướng tới nền kinh tế ít phát thải, kinh tế tuần hoàn. Giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary Istvan Jakab trao quà lưu niệm.

Hiện nay, Việt Nam đang khẩn trương triển khai các cam kết tại COP26; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ chuyển đổi năng lượng với năng lượng tái tạo chiếm hơn 33,7% sản lượng điện quốc gia. Trong năm 2020, Việt Nam là nước đứng đầu ASEAN và nằm trong top 10 quốc gia toàn cầu về công suất lắp đặt năng lượng mặt trời. Với nỗ lực của Nhà nước và người dân Việt Nam, tỉ lệ che phủ rừng trên toàn quốc năm 2021 đạt 42,1% (tăng 0,11% so với năm 2020); diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng và ảnh hưởng do thiên tai giảm 33% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam cũng đang phấn đấu thực hiện trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 theo Đề án của Thủ tướng Chính phủ với khẩu hiệu “Vì Việt Nam xanh” nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phòng chống thiên tai, lũ, lụt, xói mòn và sạt lở đất, hấp thụ lượng lớn khí nhà kính. Theo tính toán của Cơ quan Môi trường Liên minh Châu Âu, với 1 tỷ cây xanh khi trưởng thành hàng năm sẽ hấp thụ ít nhất 22 triệu tấn CO2 từ khí quyển, tương đương với 2-3% lượng phát thải vào 2030.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, để hiện thực hóa các cam kết quốc tế, Việt Nam đã lồng ghép các nội dung cam kết vào hệ thống pháp luật để Nhà nước và toàn dân có trách nhiệm thực hiện, cụ thể là: Giảm phát thải khí nhà kính đã được luật hóa, trở thành yêu cầu bắt buộc thực hiện trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Cụ thể: Luật Bảo vệ môi trường đã quy định nội dung cụ thể về Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (Điều 91), quy định trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Luật hóa việc thực hiện cam kết quốc tế về BĐKH và bảo vệ tầng ô-zôn (Điều 94), quy định rõ trách nhiệm tổ chức xây dựng, cập nhật, triển khai thực hiện NDC, báo cáo minh bạch 02 năm một lần; quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu. Quy định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon (Điều 139). Chế định về tổ chức và phát triển thị trường các-bon như là công cụ để thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính trong nước, góp phần thực hiện đóng góp về giảm phát thải khí nhà kính do Việt Nam cam kết khi tham gia Thỏa thuận Paris về BĐKH.

Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Luật Lâm nghiệp nhấn mạnh nguyên tắc “nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó BĐKH” (tại Điều 3), cũng như quy định cụ thể đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm “tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng” (Điều 63).

Luật Điện lực năm 2004 và sửa đổi năm 2012 đề ra khung pháp lý về cải cách ngành điện, nhấn mạnh về phát triển bền vững ngành điện, nhằm cung cấp và đáp ứng nhu cầu điện một cách đáng tin cậy, an toàn, hiệu lực và hiệu quả về chi phí. Tháng 01/2022 vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid, Quốc hội Việt Nam đã rất tích cực và khẩn trương tổ chức phiên họp bất thường lần thứ nhất để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, bằng việc sửa đổi, bổ sung 09 luật, trong đó có Luật Điện lực, cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào hệ thống truyền tải điện, giúp cho hệ thống truyền tải điện của Việt Nam đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của các nguồn điện mới. Bên cạnh đó, để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, Việt Nam thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện mặt trời trên mặt đất nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và điện sinh khối. Việt Nam đã áp dụng cơ chế biểu giá mua điện ưu đãi (Feed in Tariff - FiT) trong 20 năm. Nhờ đó, các nguồn điện sử dụng NLTT đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, các Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật Khí tượng thủy văn năm 2015, Luật Thủy sản năm 2017, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, … đã cơ bản tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về BĐKH mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với mục tiêu của COP26 về bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; hạn chế nạn phá rừng; xây dựng hệ thống phòng chống, cảnh báo, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp có khả năng chống chịu với BĐKH; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong ngành năng lượng, đồng thời khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo; tạo thuận lợi cho hỗ trợ của các nước phát triển và các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam thực hiện các cam kết của mình về BĐKH.


Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường 

Trên cơ sở các đạo luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ, các Bộ cũng đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc lồng ghép các cam kết quốc tế vào hệ thống pháp luật là căn cứ để ban hành các chính sách, chiến lược, quy hoạch ở cấp quốc gia, kế hoạch phát triển ở từng Bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo; cũng như là cơ sở pháp lý để Quốc hội Việt Nam ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các hoạt động này.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Kim Anh khẳng định: Quốc hội Việt Nam luôn đổi mới, chủ động, tích cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã ban hành hầu hết các văn bản luật liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo. Với tinh thần từ sớm, từ xa, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch phê duyệt Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV gồm 137 nhiệm vụ lập pháp cần nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành hoặc cần nghiên cứu, xây dựng mới luật, pháp lệnh, nghị quyết, trong đó có những lĩnh vực được quan tâm để thực hiện cam kết của Việt Nam liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo, như: nghiên cứu, rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Tài nguyên nước, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả... Bên cạnh đó, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam thường xuyên tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến BĐKH.

Với nhận thức giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo là một vấn đề quan trọng, mang tính toàn cầu, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào hành động chung cho các hoạt động này. Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia ký kết, thực hiện nghiêm các điều ước quốc tế. Quốc hội Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA).

Đối với quốc tế, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến của nghị viện các nước trong nỗ lực chung để ứng phó với biến đổi khí hậu tại mỗi quốc gia, cũng như trên quy mô khu vực và qui mô toàn cầu. Ở trong nước, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ Chính phủ trong việc  đưa ra tuyên bố mức giảm phát thải khí nhà kính cao hơn so với báo cáo NDC cập nhật năm 2020 cũng như tham gia các sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính mà các nước đưa ra tại COP26. Để tăng cường hợp tác giữa các nước nói chung, giữa các cơ quan lập pháp nói riêng nhằm thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo, Việt Nam đề nghị:

Thứ nhất, Nghị viện Châu Âu (cụ thể là Nghị viện Hungary) cần tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm lập pháp, giám sát, thúc đẩy việc thực thi chính sách pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính và năng lượng tái tạo. Nghị viện các nước cần có tiếng nói chung thúc đẩy Chính phủ ở mỗi  nước tăng cường hợp tác, đặc biệt là giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước có mức thu nhập cao với các nước có mức thu nhập thấp trong việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về tài chính, thúc đẩy  chuyển giao công nghệ mới, công nghệ xanh trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng... và chuyển đổi từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch, tái tạọ;

Thứ hai, Thúc đẩy trao đổi Đoàn các cấp giữa hai Quốc hội và trao đổi quan điểm về các vấn đề thuộc mối quan tâm chung tại các diễn đàn khu vực và quốc tế để thực hiện mục tiêu kiểm soát, cắt GPTKNK và chuyển đổi NLTT mà các bên đã cam kết./.

Bích Lan

Các bài viết khác