Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 311b68a1-f940-90f0-c4c5-09e3c4eb11aa.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI XEM XÉT TỔ CHỨC MỘT KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

14/11/2022

Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức một kỳ họp chuyên đề để thảo luật thật sâu về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), một nhiệm vụ lập pháp quan trọng nhất của Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV này.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

ĐBQH NGUYỄN CHU HỒI: MINH BẠCH GIÁ ĐẤT NHẰM HẠN CHẾ CUỘC ''CHẠY ĐUA'' GIỮA CÁC NHÓM LỢI ÍCH

Ngày 14/11, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đề cập về sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam nhất trí với nội dung được trình bày tại Tờ trình của Chính phủ. Có thể nói Đảng, Nhà nước đang rất kỳ vọng vào Quốc hội trong việc thể chế hóa kịp thời, đúng với các chủ trương, chính sách của Đảng.

Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đang đặt niềm tin rất lớn vào Quốc hội; đồng thời cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng, tiến độ sửa đổi Luật Đất đai lần này nhằm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết được các bức xúc của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kiến tạo phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển những năm tới. Quốc hội XV đã xác định Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ lập pháp quan trọng nhất của nhiệm kỳ này, chúng ta nghiên cứu sửa đổi các nội dung của Luật thế nào để đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, mong mỏi của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và giải quyết được các thách thức từ thực tiễn. Vì vậy, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức một kỳ họp chuyên đề để thảo luật thật sâu về dự án Luật vô cùng quan trọng này.


Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 này (ảnh minh họa: Internet)

Về hồ sơ và bố cục dự án Luật, mặc dù chúng ta có 3 kỳ để cho ý kiến và thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi), nhưng ngay từ lần đầu xin ý kiến tại kỳ họp này, Hồ sơ dự án Luật và các tài liệu liên quan mà Uỷ ban Thường vụ trình ra Quốc hội gồm 17 đầu tài liệu với hàng trăm trang, hết sức công phu, kỹ lưỡng và rất cụ thể chứ không chung, không hô khẩu hiệu, không chép lại Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, một số nội dung của dự án Luật đang còn nhiều ý kiến khác nhau nên đại biểu Trần Văn Khải đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra cần cầu thị, nghiêm túc tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, tránh tình trạng không thể chế được đúng, hết chủ trương của Đảng. Đặc biệt, đại biểu đề nghị, sửa đổi Luật đất đai lần này phải giải quyết quyết được các khó khăn bức xúc của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong thực tiễn và không để phát sinh ra các khó khăn, vướng mắc mới.

Về sự phù hợp của nội dung dự án Luật với chủ trương, đường lối của Đảng, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã cơ bản thể chế được chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 18. Đại biểu Trần Văn Khải bày tỏ sự quan tâm việc sửa đổi Luật Đất đai lần này làm sao thể chế được chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 06 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đặt ra là: Nâng số lượng đô thị từ 862 năm 2020 lên khoảng 1.200 đô thị vào năm 2030; Nâng tỷ lệ đô thị hoá từ 40% năm 2020 lên 50% vào năm 2030; Nâng tỷ lệ đóng góp của Kinh tế khu vực đô thị từ 70% năm 2020 lên 85% vào năm 2030. Có thể nói, tại Nghị quyết 06, Đảng đã đặt ra mục tiêu rất lớn trong việc phát triển đô thị Việt Nam cũng như sự tăng trưởng của Kinh tế khu vực đô thị Việt Nam trong những năm tới.

Tuy nhiên, theo đại biểu Trần Văn Khải, muốn phát triển được đô thị thì quan trọng nhất là phải tạo được quỹ đất sạch, cơ chế tiếp cận đất đai thuận lợi, cơ chế tài chính đất đai rõ ràng và quyền, nghĩa vụ của các chủ thể phải được bảo đảm, hài hoà và minh bạch. Do vậy, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị cơ quan soạn thảo hết sức lưu ý chủ trương quan trọng này của Đảng để thể chế hoá, sửa đổi Luật Đất đai, tạo được hành lang pháp lý quan trọng, làm động lực để chúng ta có thể thực hiện thành công Nghị quyết 06 của Đảng.


Đại biểu Trần Văn Khải- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam.

Về công tác tuyên truyền sửa đổi Luật Đất đai, hiện nay, có tình trạng các chủ thể có quyền sử dụng đất thuộc diện bị thu hồi đất trên cả nước đều mặc định theo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mới sẽ được thoả thuận trong công tác bồi thường, hỗ trợ với mức giá sát với giá thị trường nên có tâm lý chờ đợi Luật được Quốc hội thông qua, không chấp hành pháp luật khi nhà nước thu hồi đất. Tình trạng này dẫn đến các địa phương trong vài năm trở lại đây vô cùng khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Theo đại biểu Trần Văn Khải, hầu hết các dự án bị chậm tiến độ hoặc dừng triển khai, không chỉ các dự án thương mại của doanh nghiệp mà các dự án đầu tư công cũng không thể giải ngân đúng tiến độ. Đây là một điểm nghẽn rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của đất nước ta. Không khéo, sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua không đạt được kỳ vọng của người dân lại gây thêm khó khăn, bất ổn về an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đại biểu Trần Văn Khải đề nghị xem xét lại công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung sửa đổi bộ luật quan trọng, nhạy cảm này trong thời gian qua và có định hướng cho thời gian tới.

Về việc Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về "bổ sung quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp “quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm” (Điều 44):  Điều 318, 325, 326 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thế chấp tài sản, thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, pháp luật cho phép chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất. Do đó, một số nhà đầu tư thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất (do thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm).

Tuy nhiên, đại biểu Trần Văn Khải lại bày tỏ băn khoăn là khi dự án chấm dứt hoạt động và cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định thu hồi đất do chậm tiến độ (theo điểm i khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai 2013) hoặc do hết thời hạn sử dụng đất mà không được gia hạn (theo điểm d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai 2013) thì việc xử tài sản thế chấp như thế nào? Trong trường hợp Quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền hàng năm mà không xác định được giá trị tài sản cố định gắn liền với đất thuê thì căn cứ nào để thẩm định giá trị cho vay đối với tổ chức tín dụng để thực hiện quyền này? Đại biểu Trần Văn Khải đề nghị Chính phủ đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề liên quan đến bổ sung quy định cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm”  để Quốc hội xem xét quyết định trong kỳ họp tới.

Đối với các vấn đề cụ thể, qua nghiên cứu Hồ sơ dự án Luật, đến thời điểm hiện nay, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, có ý kiến tham gia trực tiếp vào 15 Điều của dự án Luật và đề nghị bổ sung một số nội dung vào dự án Luật. Do thời gian phát biểu không cho phép nêu hết các ý kiến nên đại biểu Trần Văn Khải sẽ gửi văn bản góp ý đến Ban soạn thảo xem xét tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật./.

Bích Lan