Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0f0e68a1-799e-90f0-c4c5-04d6b1304f9a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: 5 NỘI DUNG ĐƯA RA KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 2 XEM XÉT ĐỀU TẠO ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN CAO

04/01/2023

ĐBQH Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận định: Cả 5 nội dung đưa ra Kỳ họp bất thường lần thứ 2 để Quốc hội xem xét đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận cao.

TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG CHỦ TRÌ HỌP BÁO VỀ DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 2

KỲ VỌNG VÀO NHỮNG QUYẾT SÁCH QUAN TRỌNG, KỊP THỜI CỦA KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA XV

Từ ngày 05/1 đến 09/1/2023 sẽ diễn Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống.

Tại Kỳ họp bất thường này, Quốc hội sẽ xem xét 5 nội dung, gồm: Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);  Xem xét, tổng kết, đánh giá thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QHXV, xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19;  Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội; Một số vấn đề liên quan đến công tác đại biểu và nhân sự mới có.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội, đại biểu Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam nhận định: Cả 5 nội dung đưa ra Kỳ họp bất thường lần thứ 2 đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận cao.

Phóng viên: Từ ngày 05/1 đến 09/1/2023 sẽ diễn Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa XV. Đại biểu nhận định như thế nào về việc Quốc hội tổ chức Kỳ họp này, đặc biệt khi mà Tết Nguyên đán đang đến gần?

ĐBQH Trần Văn Khải: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 90 của Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ và họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc là có ít nhất 1/3 số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội tổ chức họp bất thường. Nguyên tắc quan trọng nhất trong Kỳ họp bất thường của Quốc hội là chỉ xem xét các vấn đề cấp bách của đất nước đã được các cơ quan chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ và có sự đồng thuận, thống nhất cao.

Nội dung được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 trên cơ sở đề xuất chính thức của Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức 02 cuộc họp để xem xét các nội dung và chính thức kết luận tại Kỳ họp bất thường này sẽ xem xét 5 nội dung, gồm: (1) Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; (2) Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); (3) Xem xét, tổng kết, đánh giá thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QHXV; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; (4) Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội; (5) Một số vấn đề liên quan đến công tác đại biểu và nhân sự mới có.

Các nội dung được trình ra Kỳ họp bất thường đều phải thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể: phải có cơ quan trình, có cơ quan thẩm tra sơ bộ, thẩm tra đầy đủ, Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến tiếp thu rồi gửi xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Nói chung, cả 5 nội dung đưa ra Kỳ họp bất thường lần này đều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật, tạo được sự đồng thuận cao. Căn cứ vào công tác chuẩn bị và đề xuất của Chính phủ, Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, thống nhất các nguyên tắc, điều kiện cho kỳ họp bất thường cơ bản đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng.

Mặc dù từ giờ đến Tết nguyên đán, các cơ quan chức năng còn rất nhiều công việc phải làm nhưng không vì Tết mà ảnh hưởng đến công việc chung, việc quan trọng quốc gia nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định Kỳ họp bất thường lần 2 từ ngày 05/1/2023 đến ngày 09/1/2023. Công tác tổ chức Kỳ họp bất thường lần 2 đã được Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan như Bộ Công an, thành phố Hà Nội phối hợp, rà soát và quyết định những giải pháp đảm bảo cho công tác về hậu cần, về trật tự an toàn, an ninh, sức khỏe cho đại biểu về dự Kỳ họp bất thường.

Phóng viên: Đại biểu có thể cho biết sự quan tâm, ý kiến của mình về các nội dung sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét, cho ý kiến?

ĐBQH Trần Văn Khải: Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 này, tôi đặc biệt quan tâm đến ba nội dung lớn, đó là: Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và xem xét, tổng kết, đánh giá thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QHXV; Xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Nội dung thứ nhất, về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, chúng ta có thuận lợi lớn là cơ sở chính trị thì đã được Hội nghị Trung ương 6 cho ý kiến về định hướng và kết luận. Về pháp lý thì có Luật Quy hoạch, sau đó có Nghị quyết về giám sát của Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ về nội dung này.

Tôi đánh giá cao Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Kinh tế, các cơ quan của Quốc hội đã tích cực chuẩn bị hồ sơ Quy hoạch tổng thể quốc gia và báo cáo thẩm tra. Đây là nhiệm vụ mới, phức tạp, chưa có tiền lệ, cơ quan lập, cơ quan thẩm tra chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc xây dựng và thẩm tra Quy hoạch tổng thể quốc gia là một nhiệm vụ rất khó khăn, gặp nhiều thách thức nhưng Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, các cơ quan của Quốc hội đã rất cố gắng, nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ này.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được giao chủ trì lập quy hoạch tổng thể quốc gia đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và có thể khẳng định chưa bao giờ chúng ta làm có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ như thế, với 41 hợp phần, gần 7.000 trang tài liệu, hết sức công phu, bài bản, tổ chức rất nhiều hội thảo, hội nghị rộng rãi, kể cả báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xin ý kiến phản biện, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 này, Quốc hội sẽ có Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông qua đó để phân bổ và tổ chức không gian phát triển quốc gia, làm căn cứ định hướng cho quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Điều tôi kỳ vọng nhất ở Quy hoạch tổng thể quốc gia sau khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra các vùng kinh tế, các hành lang kinh tế, các vùng động lực, các cực tăng trưởng để làm sao có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào biển để phát triển kinh tế, biển kết nối được với quốc tế. Làm sao tổ chức không gian mới, tạo động lực mới cho phát triển giai đoạn tới một cách tốt nhất, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế, điều kiện cụ thể của từng vùng, từng miền; hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau, cân đối hài hòa, cân bằng, bền vững.  

Nội dung thứ hai, về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Tôi đánh giá cao nỗ lực, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm, lắng nghe, chủ động phối hợp giữa Thường trực Ủy ban Xã hội và Chính phủ, Bộ Y tế trong việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là một trong những dự án luật được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân rất quan tâm. Quá trình chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo luật đã được thống nhất, quy định cụ thể, nhiều vấn đề quan trọng của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được bổ sung vào dự thảo luật.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến một số nội dung về trách nhiệm của Chính phủ đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn thực hiện quy định về chức danh chuyên môn, lộ trình thực hiện để Hội đồng Y khoa Quốc gia vận hành và lộ trình thực hiện một số quy định cụ thể trong dự thảo luật về phân cấp chuyên môn kỹ thuật, về tài chính và tài sản, vật tư, y tế, về an ninh, an toàn trong các bệnh viện.

Chủ tịch Quốc hội cũng đã có nhiều ý kiến chỉ đạo hết sức kỹ lưỡng, cụ thể, xác thực. Nhiều vấn đề cần cân nhắc, làm rõ hơn để khả thi trong thực tế, như các quy định về người chịu trách nhiệm chuyên môn, về cập nhật kiến thức y khoa liên tục, vấn đề miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định rõ về nội dung, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, về Hội đồng y khoa, thời hạn, giấy phép hành nghề, về y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Nội dung thứ ba, về việc xem xét, tổng kết, đánh giá thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QHXV; xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện một số chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Cá nhân tôi đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết liệt, kiên trì, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội cùng đông đảo các lực lượng khác tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện có lúc, có nơi còn chậm, y tế cơ sở, y tế dự phòng bộc lộ những mặt yếu. Thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh COVID-19 còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc thực hiện chính sách, chế độ hỗ trợ đối với lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 một số nơi chưa kịp thời, thỏa đáng. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư trang thiết bị y tế xảy ra tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chính sách đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, hỗ trợ cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động chưa bao quát hết các đối tượng bị ảnh hưởng; còn có hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch, một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đối với nội dung đề xuất việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn, hiệu lực, tôi cơ bản nhất trí với sự cần thiết của đề xuất nhằm giải quyết tồn đọng, xử lý hồ sơ gia hạn thuốc, nguyên liệu làm thuốc, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Phóng viên: Để các nội dung, quyết sách của Kỳ họp bất thường có thể giải quyết kịp thời được những vấn đề cần thiết, cấp bách, phát sinh trong thực tiễn của đất nước cũng như trong sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của Nhân dân, theo đại biểu, Quốc hội và các Bộ ngành, địa phương cần triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào?

ĐBQH Trần Văn Khải: Theo tôi, để các nội dung, quyết sách của Kỳ họp bất thường lần thứ 2 có thể giải quyết kịp thời được những vấn đề cần thiết, cấp bách, phát sinh trong thực tiễn của đất nước cũng như trong sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của Nhân dân, ngay sau Kỳ họp, Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cấp, các ngành, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời Luật, Nghị quyết vừa được thông qua sớm phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể quốc gia được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường này, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải tập trung triển khai nhanh các quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Cụ thể, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) bằng các Nghị định, thông tư hướng dẫn, kế hoạch, dự án, đề án khả thi, sát với điều kiện thực tế, định lượng được kết quả, hiệu quả thiết thực nhằm chăm sóc tốt hơn sức khỏe của Nhân dân. Kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém trong khâu chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian vừa qua.  

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan