Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ee6967a1-9954-90f0-c4c5-0924f2d1707f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN NHƯ SO: KHƠI THÔNG DÒNG VỐN, TẠO ĐỘNG LỰC CHO DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI SẢN XUẤT KINH DOANH

24/10/2023

Sáng 24/10, thảo luận tại Tổ 13 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Nguyễn Như So – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; đồng thời có chiến lược và chính sách hỗ trợ bài bản, đủ mạnh để thúc đẩy phát triển nông nghiệp tương xứng với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 23/10: KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHOÁ XV

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13, gồm các Đoàn ĐBQH: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắc Lắk và Hậu Giang

Cho ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Nguyễn Như So – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, chỉ còn 2 tháng nữa khép lại năm 2023, với nhiều mục tiêu khó hoàn thành do phải chịu tác động rất lớn từ sự bất ổn địa chính trị và lạm phát kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2023 chỉ đạt 4,24%; lạm phát cơ bản tăng 4,49%; bình quân một tháng khoảng 15.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, trong khi số mới thành lập giảm 14,6% về vốn đăng ký và giảm 1,2% về số lao động…, cho thấy sự thu hẹp các điều kiện kinh doanh khu vực sản xuất và sức khỏe thực sự của nền kinh tế rất đáng lo ngại.

Từ thực tế trên tiếp tục đặt áp lực lên mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,5% lên quý 4, thậm chí vẫn còn là thách thức rất lớn trong năm 2024. Đại biểu Nguyễn Như So cho rằng, kinh tế Việt Nam cần triển khai các giải pháp bứt phá trong những tháng cuối năm 2023, tạo đà tăng tốc cho năm 2024 và hoàn thành kế hoạch 5 năm.

Tăng cường giải ngân các gói hỗ trợ, gói vay ưu đãi, tránh tình trạng “đói vốn nhưng vẫn ế vốn”.

Đại biểu Nguyễn Như So đề nghị Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn, khơi thông dòng vốn, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung vào 4 giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ theo hướng nới lỏng, đẩy mạnh cung tiền và vòng quay tiền, đẩy dòng vốn chảy vào tiêu dùng và sản xuất, tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp. Tăng trưởng cung tiền hiện đang rất eo hẹp, vòng quay tiền bị chậm lại chỉ còn khoảng 0,64 vòng/năm, nguồn tiền, nguồn vốn bị nghẽn lại do hàng tồn kho tăng mạnh; các gói hỗ trợ của chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế giải ngân chậm, gói hỗ trợ 2% chỉ đạt 1,95%... Độ trễ của các gói phục hồi, trong bối cảnh cầu thị trường nước ngoài giảm, đơn hàng giảm sút, nguồn vốn cạn kiệt vẫn là áp lực lớn cho doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Như So - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh

Do vậy, cần quyết liệt triển khai nhanh, mạnh, kịp thời chính sách giãn, hoãn, gia hạn, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo thông tư 02/NHNN và Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ: Về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Cử tri ghi nhận nỗ lực của Ngân hàng nhà nước khi liên tiếp điều chỉnh giảm 04 lần lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, để giải pháp này thực sự phát huy hiệu quả trên thực tế, cung cấp nguồn “ô-xy” cho doanh nghiệp, cần mạnh dạn nới lỏng điều kiện, thủ tục để các chủ thể tự tin tăng cường giải ngân các gói hỗ trợ, doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận các gói vay ưu đãi, tránh tình trạng “đói vốn nhưng vẫn ế vốn”.

Nghiên cứu tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng theo từng ngành, cần giải pháp mạnh hơn, dài hơi hơn, chỉ giảm xuống 8% như vừa qua là chưa đủ mà cần giảm xuống 5%-6%; đồng thời gia hạn thời gian nộp thuế theo Nghị định 12/NĐ-CP đến hết năm 2025. Theo đại biểu Nguyễn Như So, đây là giải pháp trực tiếp, có tác dụng nhanh và phù hợp với bối cảnh hiện nay cũng như để hỗ trợ giải quyết khó khăn, thách thức năm 2024, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu thị trường nội địa thông qua tín dụng tiêu dùng, giúp doanh nghiệp sớm phục hồi và phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.  

Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo động lực phát triển thị trường vốn vận hành hiệu quả, giúp các doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, khắc phục sự lệch pha trên thị trường tài chính. Tăng cường giải phóng nguồn vốn lớn đang đọng ở khu vực đầu tư công, hỗ trợ kịp thời cho nền kinh tế.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết số 01/2023/NQ-CP, tập trung vào các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy tự do kinh tế để vượt bẫy thu nhập trung bình, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt mục tiêu trở thành nước phát triển. Mặc dù xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 12 bậc, nhưng thực tế chi phí tuân thủ vẫn là gánh nặng đối với doanh nghiệp như phí công đoàn 2% quỹ tiền lương, mức đóng bảo hiểm xã hội cao hơn so với một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philipine, Indonesia...

Nhiều “chi phí ẩn”, “chi phí chìm” nặng hơn nhiều lần so với dự liệu, đơn cử như việc thành phố Hồ Chí Minh 1 năm có đến 584 văn bản hỏi 1 Bộ do tình trạng văn bản hướng dẫn thiếu rõ ràng… Đồng thời, cần sớm thay đổi mô hình kinh tế truyền thống chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững. Đại biểu Nguyễn Như So nhấn mạnh, điều này đặc biệt quan trọng khi thời điểm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đang cận kề. Việc thu hút đầu tư cần dịch chuyển từ ưu đãi thuế sang tạo môi trường đầu tư an toàn và các kênh đầu tư có độ mở, tăng cường pháp luật bảo vệ, hỗ trợ tốt cơ sở hạ tầng … Nên sử dụng bộ chỉ số được quốc tế công nhận để nhận diện điểm nghẽn, bất cập của kinh tế Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp cải cách để cải thiện thứ hạng.

Thứ ba, cần có các biện pháp căn cơ, toàn diện, xét từ cả góc độ hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, cũng như cơ chế tiền lương, đào tạo nghề... để giải bài toán “cơn khát việc làm” như: giải quyết nhanh chóng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động – giải pháp vô cùng cấp bách, then chốt giúp tăng năng suất lao động – chỉ số rất quan trọng nhưng là năm thứ 3 liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra; nghiên cứu sửa đổi quy định hưởng bảo hiểm một lần tại Luật Bảo hiểm xã hội phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của người lao động; tháo gỡ những vướng mắc níu chân nhà ở xã hội, giảm thiểu điều kiện, thủ tục mua, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ mạnh thu hút doanh nghiệp tham gia vào công việc ý nghĩa này, đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ tư, tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu như khai thác hiệu quả các FTA, chuyển đổi số trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O; hỗ trợ vượt rào cản kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại; nâng cao hiệu quả thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, đa dạng các đối tác, đặc biệt các thị trường mới tiềm năng như Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông, Đông Âu….

Cùng với đó, cần khai thác tốt thị trường nội địa của Việt Nam với 100 triệu dân, đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội địa, giúp cứu cánh cho doanh nghiệp khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn và khẳng định năng lực, sức mạnh nội lực của nền kinh tế. 

Có chính sách hỗ trợ bài bản, để nông nghiệp phát triển tương xứng với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Để kinh tế - xã hội phát triển bền vững, đại biểu Nguyễn Như So cũng đề nghị Chính phủ có chiến lược và chính sách hỗ trợ bài bản, đủ mạnh để thúc đẩy phát triển nông nghiệp tương xứng với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Như So phân tích, dưới góc độ sản xuất, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp 9 tháng tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, song giá trị các mặt hàng nông sản không cao, chi phí sản xuất tăng, giá bán nhiều mặt hàng thấp hơn giá thành.

Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, để kiên định mục tiêu xuất khẩu cuối năm đạt 54 tỷ USD toàn ngành, cần tập trung hơn nữa xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, các mô hình quản trị tài sản trí tuệ, đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, gia tăng giá trị, chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Về lâu dài phải thực hiện tốt vấn đề quy hoạch, tích tụ ruộng đất, đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp, có cơ chế hỗ trợ đặc thù về nguồn vốn, rút ngắn các thủ tục hành chính…

Cần đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm nông nghiệp. Kinh nghiệm ở một số nước như Trung Quốc, Mỹ, tỷ lệ hỗ trợ của nhà nước cho bảo hiểm nông nghiệp khoảng 70%. Đại biểu cho biết, ở Việt Nam, sau 5 năm kể từ khi Nghị định 58/2018 ra đời, bảo hiểm nông nghiệp vẫn là sản phẩm mới và mang tính hình thức. Ngay cả khi có Quyết định 13/2022 của Thủ tướng thì mức hỗ trợ, đối tượng và chủ thể được bảo hiểm cũng rất khó thực hiện và không đủ mạnh, đặc biệt là các doanh nghiệp – chủ thể quan trọng giúp ngành nông nghiệp bứt phá thì gần như không thể tiếp cận được.

Do vậy, cần rà soát, tìm cách khơi thông điểm nghẽn trong triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp để đảm bảo khả thi và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang dựa vào sản phẩm nông sản xuất khẩu làm điều kiện để cân bằng vị thế khi tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do.

Lan Hương - Nghĩa Đức

Các bài viết khác