Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1be366a1-39d1-90f0-c4c5-0e73e325bf47.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH BẮC GIANG TRẦN VĂN TUẤN: CẦN QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ ĐỂ TRÁNH XỬ LÝ OAN SAI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÔNG UỐNG BIA, RƯỢU THAM GIA GIAO THÔNG

22/05/2024

Góp ý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Trần Văn Tuấn đề nghị cân nhắc, bổ sung tại Khoản 2, Điều 10, quy định nghiêm cấm hành vi “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” để tránh xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu tham gia giao thông.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN PHIÊN TOÀN THỂ VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Quang cảnh phiên họp.

Chiều 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Thảo luận tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Tuấn bày tỏ quan tâm đến nội dung tại Khoản 2, Điều 10, quy định nghiêm cấm hành vi “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” - Đây cũng là quy định còn có những ý kiến khác nhau.

Qua nghiên cứu hồ sơ dự án Luật, đại biểu Trần Văn Tuấn cơ bản nhất trí với quy định trên, nhằm mục đích phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông, giảm những rủi ro, thiệt hại tiềm tàng do việc sử dụng rượu, bia gây ra đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người điều khiển, người tham gia giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình và toàn xã hội (như đã nêu trong Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật).

Tuy nhiên, đại biểu cũng băn khoăn quy định cấm nêu trên đã thực sự đầy đủ, chặt chẽ hay chưa? liệu có dẫn đến việc có trường hợp bị xử lý oan sai hay không, nhất là đối với người điều khiển phương tiện tham giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh (không phải do sử dụng bia, rượu và đồ uống có cồn trước đó)?

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Trần Văn Tuấn.

Trong báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã khẳng định: “Về nồng độ cồn nội sinh đến thời điểm hiện nay chưa có căn cứ rõ ràng và thực tiễn phát hiện là rất hiếm, có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu nhằm không làm sai lệnh kết quả xử lý”. Như vậy, vấn đề đặt ra là: Việc xác định nồng độ cồn nội sinh là “chưa có căn cứ rõ ràng”, chứ không phải là không có căn cứ; “thực tiễn phát hiện là rất hiếm” chứ không phải là không có; và “có thể trao đổi với lực lượng chức năng để kiểm tra lại qua xét nghiệm máu”, nhưng kết quả xét nghiệm máu có thực sự chính xác hay không? Trường hợp nào thì cần kiểm tra lại qua xét nghiệm máu? Đây là những vấn đề cần được quy định chặt chẽ trong Luật, để tránh việc xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu và đồ uống có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Trần Văn Tuấn cho biết, qua việc tổ chức lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật, Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Giang đã nhận được ý kiến của chuyên gia ngành y tế trao đổi như sau:

Đối với cơ thể người, hàng ngày có thể sinh ra lượng cồn (cồn hay Ethanol) nội sinh từ 0 – 20 gam trên một ngày, lượng cồn trong máu sẽ có thể tới 6,7 miligam/100 mililít máu tại thời điểm lấy máu xét nghiệm khi có nồng độ cồn đạt mức cao nhất. Với lượng cồn nội sinh, dù có đạt mức cao nhất thì cũng rất thấp so với lượng cồn uống từ ngoài vào, và lượng cồn nội sinh này về cơ bản sẽ được gan chuyển hoá hết trong thời gian ngắn, trung bình khoảng 20 phút và không có trong hơi thở. Do đó, việc xác định người tham gia giao thông có sử dụng bia, rượu và đồ uống có cồn hay không thông qua việc kiểm tra hơi thở về cơ bản là chính xác.

Các đại biểu Quốc hội dự phiên họp.

 Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân bị một số bệnh như xơ gan nặng, ung thư gan giai đoạn muộn, lúc này cơ thể tăng chuyển hoá Acetol nên hơi thở có nồng độ cồn. Trường hợp này, nếu người tham gia giao thông khẳng định không uống rượu, bia và nói bị bệnh thì nên tham khảo cơ sở y tế để tránh người bị xử lý oan - dù rất hiếm gặp.

Cũng theo ý kiến chuyên gia, đối với việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thì nên để dưới 6,7 miligam/100 mililít máu (đây lượng cồn nội sinh trong máu tại thời điểm lấy máu xét nghiệm khi có nồng độ cồn đạt mức cao nhất) là mức được xác định là người không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, tránh việc người dân tham gia giao thông không may bị tai nạn, không thể thổi được, phải lấy máu làm xét nghiệm mà trong máu lại có lượng nhỏ nồng độ cồn do nội sinh (dù không hề uống rượu bia và đồ uống có cồn trước đó).

Từ nội dung trao đổi, phân tích nêu trên, đại biểu Trần Văn Tuấn đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Khoản 2, Điều 10 của dự thảo Luật về hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; trừ trường hợp trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn do bị bệnh dẫn đến tăng chuyển hoá nồng độ cồn nội sinh”. Đồng thời cần bổ sung quy định trong Luật về việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết trường hợp cần xác định và cách thức xác định nồng độ cồn nội sinh đối với người bị bệnh khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; nhằm tránh việc xử lý oan sai đối với các trường hợp này - dù rất hiếm./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác